Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

Âm nhạc được biết đến là phương thức giáo dục hữu hiệu, có tác dụng kích thích trí não tốt nhất cho trẻ. Do đó, các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non được vận dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy.

Dạy hát là nội dung trọng tâm của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Âm nhạc có thể phát triển được khả năng thụ cảm và các trẻ cũng rất yêu thích hoạt động này. 

Âm nhạc được giảng dạy là thường là các bài hát sôi nổi, có âm điệu vui tươi, mang màu sắc và ngộ nghĩnh của con vật. Trẻ em được học tập bài hát, được xem biểu diễn âm nhạc và thưởng thức nghệ thuật.

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Dạy trẻ học hát

Hoạt động ca hát còn kích thích và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về bài hát. Trẻ được giảng dạy học hát, hát đúng âm vần và nhạc điệu. 

Nghe hát và nghe nhạc là phương thức nhanh chóng nhất giúp trẻ cảm thụ nhạc điệu, âm sắc bài hát. Cảm xúc âm nhạc cũng được phát triển và dần hình thành thói quen nghe nhạc ở trẻ. 

Thông qua hoạt động nghe, trẻ có thể ghi nhớ nội dung bài hát, phân biệt các thể loại nhạc và hỗ trợ hoạt động rèn luyện thính giác. Hoạt động này góp phần rèn luyện khả năng tập trung, sự cảm thụ âm thanh. Hướng trẻ đến khả năng cảm thụ, đánh giá, nhận xét và bày tỏ được thể loại âm nhạc mình yêu thích. 

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Chơi đàn và hát cùng trẻ

Hoạt động cùng âm nhạc được hiểu là sự kết hợp giữa các hoạt động tay chân và âm nhạc bài hát. Hoạt động theo nhạc có thể giáo dục thể chất ở trẻ, giúp trẻ rèn luyện sự dẻo dai và linh hoạt từ cơ thể. Âm nhạc rèn cho trẻ khả năng phản ứng nhanh với các hoạt động, bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhạc điệu. 

Hoạt động âm nhạc được chia theo 2 hình thức:

Đây là hình thức phân biệt tiết tấu bài hát nhanh – chậm từ bài hát. Vỗ tay là hoạt động hướng dẫn trẻ nắm bắt tiết tấu nhanh – chậm.  

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Hưỡng dẫn trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát

Trẻ thực hiện minh họa bài hát bằng các hoạt động cơ thể thông qua hình thức tạo dáng hoặc múa. Hoạt động minh họa thường được giảng dạy nhiều hơn, do tính chất dễ thực hiện và hoạt động tốt. 

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Vũ điệu âm nhạc cơ bản

Trò chơi âm nhạc là một dạng tổng hợp của các hoạt động giáo dục âm nhạc. Trong các trò chơi, trẻ được nghe nhạc, ca hát, vui chơi,… theo sự dẫn dắt của giáo viên. Trò chơi âm nhạc được xây dựng nội dung trên cơ sở các bài hát và chơi dựa trên quy luật âm nhạc. 

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non
Tham gia hoạt động trò chơi cùng âm nhạc

Trò chơi âm nhạc giúp trẻ ôn luyện các kỹ năng nghe, nói, trình diễn âm nhạc. Các trò chơi âm nhạc đều có khả năng dẫn dắt trẻ vui chơi, ca hát, bộc lộ và phát triển bản thân. 

Âm nhạc là cần thiết và vô cùng ý nghĩa đối với cuộc sống. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là động lực tích cực khuyến khích trẻ vui chơi học tập và tránh hiện trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ mầm non

Trong cuộc sống, không biết âm nhạc đến với con người tự bao giờ nhưng một số nghiên cứu có thể thấy rằng ngay từ khi em bé nằm trong bụng mẹ đã có thể cảm nhận và lắng nghe được âm nhạc. Điều kỳ diệu là âm nhạc lại có tác động rất lớn đến sự phát triển não bộ của trẻ. Chính vì vậy, khi các em đến tuổi đi học mẫu giáo thì sẽ luôn được cô giáo dạy rất nhiều thứ thông qua âm nhạc. Trong giai đoạn này các bé đã có thể nhận thức cũng như có khả năng cảm thụ âm nhạc nhất định nên việc truyền dạy âm nhạc sẽ rất thích hợp, ngoài ra còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của các bé. Vậy bạn đã biết gì vì về các phương pháp dạy học âm nhạc mầm non chưa? Làm cách nào để có thể truyền tải được những thông điệp mình muốn dạy đến các bé thông qua âm nhạc? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào các thắc mắc trên, đồng thời bài viết không chỉ để các bạn trong ngành giáo dục mầm non tìm hiểu mà các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để có thể dạy cho con em chúng ta nhé.

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy học âm nhạc mầm non

Tại sao cần dạy âm nhạc cho trẻ ở mầm non?

– Âm nhạc giúp mang lại cái đẹp trong tâm hồn trẻ thơ. Thông qua giai điệu du dương  và bay bổng trong các bài hát đậm chất quê hương hay các làn điệu dân ca có thể cho trẻ thấy được những bức tranh về cái đẹp của con người, cảnh đẹp quê hương, từ đó mang lại những cảm xúc tích cực cho tâm hồn trong sáng của các bé.

– Âm nhạc còn đánh thức khả năng sáng tạo và tư duy. Đây được coi là khả năng tuyệt vời mà âm nhạc mang lại cho con người chúng ta và đặc biệt khả năng này lại rất mãnh liệt ở các bé độ tuổi mẫu giáo khi mà não vẫn đang trong quá trình phát triển. Khi được dạy âm nhạc các bé sẽ xuất hiện sự tư duy để tìm ra cách ghi nhớ các giai điệu và ca từ, bên cạnh đó tự do sáng tạo theo cách của mình để có thể nhớ được các bài hát hay giai điệu đó.

– Âm nhạc giúp truyền tải các bài học về đạo đức sống thông qua các ca từ, lời của các bài hát. Lúc này những bài hát được dạy cho trẻ mầm non luôn ẩn chứa những bài học về cách ứng xử với bạn bè, thầy cô, lễ phép với người lớn như ông bà, cha mẹ, cách nhường nhịn em nhỏ, yêu thương cây cối và động vật, …

– Âm nhạc giúp phát triển thể chất của trẻ. Không thể nào chối cãi được lợi ích này của âm nhạc đối với trẻ em, đặc biệt các em đang học mầm non. Các hoạt động nhảy nhót, múa hay vỗ tay theo điệu nhạc cũng giúp các em tăng cường vận động nhờ đó mà quá trình phát triển thể chất được đẩy nhanh.

Có thể thấy rằng có rất nhiều lợi ích khi bạn cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi còn ở lứa tuổi mầm non. Vậy các phương pháp dạy học âm nhạc mầm non như thế nào mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần tiếp sau đây.

Phương pháp dạy âm nhạc theo người hướng dẫn

Ở phương pháp này sẽ giúp các bé có thể biểu đạt được cảm xúc cũng như các mặt tích cực trong việc thể hiện tình cảm ra bên ngoài thông qua quá trình ca hát. Bên cạnh đó còn khơi dậy khả năng cảm thụ âm nhạc của mỗi người. Việc ca hát còn gắn kể các bạn trong lớp với nhau hơn, tạo phấn khởi bà tăng tính đoàn kết bạn bè. Trong phương pháp này có thể được chia làm 3 phần chính khi muốn dạy cho các bé:

– Đầu tiên, trước khi muốn dạy cho các bé một bài hát mới luôn cần có sự giới thiệu hay dẫn dắt đến chủ đề hay nội dung chính của bài hát đó. Có thể linh hoạt cách giới thiệu như đọc thơ, cho các bé xem tranh hay đưa ra cho các bé một câu đố vui để các bé có thể đoán ra tên của bài hát mà bạn chuẩn bị dạy cho bé.

– Tiếp theo là việc dạy bé hát theo, thông qua việc lặp đi lặp lại từng câu hát để bé bắt chước hát theo cho đến khi nào hát đúng. Việc bắt nhịp để bé có thể vào bài cũng nên được chú ý trong lúc dạy bé hát.

– Cuối cùng hãy ôn tập lại cho bé nhé, quá trình này rất quan trọng đấy, giúp bé nhớ bài được lâu hơn.

Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non

Phương pháp dạy học âm nhạc mầm non

Cách dạy âm nhạc cho trẻ mầm non bằng việc lắng nghe 

Không chỉ có phương pháp ca hát mới giúp bé phát triển được, đôi khi dạy cách lắng nghe các bài nhạc có giai điệu hay cũng giúp bé tăng khả năng ghi nhớ các bài hát cũng như giai điệu của nó từ đó giúp bé tự sáng tạo ra cách ghi nhớ nhiều thứ khác trong cuộc sống xung quanh một cách dễ dàng. Thể loại cho bé nghe có thể tùy thuộc vào độ tuổi của bé, ở giai đoạn này có thể cho bé nghe các bài dân ca, làn điệu nhạc quê hương, nhạc thiếu nhi sôi động,… bên cạnh đó có thể cho các bé lắng nghe và phân biệt được âm thanh các loại nhạc cụ khác nhau hay tiếng của các con vật trong các bài hát.

Phương pháp dạy học âm nhạc mầm non thông qua việc vận động theo nhạc

Việc hướng dẫn cho bé vận động theo bhạc bao gồm các dạng như: nhảy theo nhạc, múa theo nhạc, thể dục nhịp điệu, đồng diễn,… bạn có thể thay đổi tùy vào từng hoàn cảnh mà áp dụng cách dạy khác nhau. Người hướng dẫn cần làm mẫu cho bé sau đó để bé làm theo và hướng dẫn lại nếu bé làm chưa đúng, lựa chọn động tác phù hợp với thể trạng các bé và giai điệu bài hát mà các bé nhả hay múa theo. Cuối cùng là ôn tập lại toàn bộ bài nhảy hay múa cho bé nhé.

Dạy học âm nhạc mầm non bằng các trò chơi có chứa âm nhạc 

Đây được xem là phương pháp mang lại sự hứng thú nhất cho các bé. Thông qua cách đưa âm nhạc thông qua trò chơi sẽ tạo được hiệu ứng thích thú bất ngờ đến các bé, đồng thời luyện tập được sự nhạy bén trong việc quan sát bà lắng nghe, rèn luyện tốc độ phản xạ cũng như tính gắn kết trong tập thể với nhau. Tuần tự việc đầu tiên là người hướng dẫn sẽ giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi cho bé và cuối cùng là chơi cùng với bé, tùy vào mỗi hoạt động mà sẽ có cách chơi khác nhau, nhưng đặc điểm chung là trong các trò chơi đều có sự xuất hiện của âm nhạc.  Âm nhạc đó có thể là một bài hát, tiếng của một loại nhạc cụ nào đó, …

Thông qua các phương pháp dạy học âm nhạc mầm non cho các bé vừa rồi, chúng tôi mong muốn đem lại cho các bạn phần nào đó về cách giúp con em chúng ta phát triển thể chất cũng như trí tuệ. Chúc các bạn áp dụng thành công, chân thành cảm ơn sự chú ý của bạn rất nhiều.

Tham khảo thêm: https://thegioicuocsong.com/