Phong cách ngôn ngữ của bài văn Cha thân yêu của con

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Ba Hòn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.

(Trích Cha thân yêu của con, Theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập 1, NXB Việt Nam, 2012, tr.28)

Câu 1: Đoạn trích trên viết theo phong cách ngôn ngữ chính nào?

Câu 2: Dựa vào đoạn trích hãy cho biết thái độ của người con đối với công việc của cha mình?

Câu 3: Cho biết hiệu quả nghệ thuật của hai biện pháp tu từ liệt kê và so sánh trong đoạn văn in đậm trên?

Câu 4: Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về chủ đề: Sống có trách nhiệm.

Câu 2 (5.0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của Thúy Kiều trong 18 câu thơ đầu trong đoạn Trao duyên:

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Phần I. Đọc hiểu

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính

* Cách giải:

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Thái độ của người con đối với công việc của cha mình:

+ Kính yêu cha vô cùng

+ Người con khâm phục, tự hào đối với công việc đưa thư của ông.

3.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh thái độ, tình cảm của người con trước công việc của người cha. Người con hạnh phúc và tự hào vô cùng trước công việc “gắn kết những trái tim lại với nhau” của người cha.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn

4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Hãy tự hào về công việc của cha, mẹ mình dù đó là ngành nghề nào. Bất cứ nghề chân chính nào cũng đều đáng quý và đáng trân trọng.

Phần II. Làm văn

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lý, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ ra được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội...)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi ngành nghề, mọi cương vị...

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.

- Giới thiệu 18 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

II. Phân tích

a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)

- Lời nói

+ “Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng sự giúp đỡ đó.

+ “Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.

- Hành động: “Lạy", "thưa”

+ Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại "lạy", "thưa" em mình.

+ Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lý

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:

+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình yêu.

+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật chứ không thể trao đi tình yêu của mình.

b. Lý lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)

* Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:

- Thành ngữ “đứt gánh tương tư”: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất.

- Chữ “mặc”: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân.

* Kiều kể về mối tình với chàng Kim:

- Hình ảnh “quạt ước", "chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.

- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình.

=> Mối tình Kim – Kiều là mối tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ

=> Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời.

* Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết:

- Hình ảnh ẩn dụ “ngày xuân": Tuổi trẻ.

=> Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

- “Tình máu mủ”: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống.

=> Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

- Thành ngữ “thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều.

=> Kiều nhắc đến cái chết để thể hiện sự cảm kích sâu sắc của mình khi Vân nhận lời.

⇒ Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể từ chối.

⇒ Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo và cũng đầy tình cảm, cảm xúc.

c. Kiều trao kỉ vật (6 câu tiếp):

- Kỉ vật: "Chiếc vành", "bức tờ mây".

=> Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.

- Từ “giữ" - "của chung" - "của tin”.

+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.

+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: "mảnh hương", "phím đàn".

=> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

d. Nghệ thuật:

- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình.

- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ

- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

III. Kết luận

- Khẳng định giá trị của 18 câu thơ đầu đối với đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.

Loigiaihay.com

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Ninh Hải

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Ninh Hải với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Quảng Xương 4

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Quảng Xương 4 với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 Sở GD và ĐT Nam Định

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 Sở GD và ĐT Nam Định với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Tánh Linh

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Tánh Linh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lômônôxôp

    Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Lômônôxôp với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

  • Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (chi tiết)

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

  • Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

  • Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hồi trống cổ thành - La Quán Trung. Câu 1: -Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 Sở GD&ĐT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2016 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.51 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH BRVT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: NGỮ VĂN: LỚP 10 (THPT, GDTX)
NĂM HỌC 2016- 2017

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã
đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức
của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc
phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha
biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công
việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã
đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm
khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui
mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết
những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”
(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và
công việc đưa thư của ông? (1,0 điểm)
Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi)
về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay (2,0 điểm)
II Phần làm văn (6,0 điểm)
Nỗi niềm của cô gái trong bài ca dao:
Khăn thương nhớ ai,


Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề….
(Trích Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giao dục
Việt Nam, 2012, tr 83)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: NGỮ VĂN: LỚP 10 (THPT, GDTX)
(Hướng dẫn chấm có 2 trang)
Phần 1: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (0,5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5 điểm)
Câu 3: Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha: kính yêu “con vô cùng kính
yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông: khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao
nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào..”
(1,0 điểm)
Câu 4:
- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành


một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm)
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết
phục. Có thể theo định hướng sau:
+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần
trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia
đình và xã hội…) (0,5 điểm)
+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống: là tiêu chí để
đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững
của xã hội….; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người
làm việc vô trách nhiệm gây ra. (0,5 điểm)
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động: nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn
cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị…. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN 6,0 điểm
a. Yêu cầu về kỹ năng
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về ca dao yêu thương tình nghĩa, học sinh có thể làm bài theo
những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Sau đây là một
số gợi ý:
- Giới thiệu bài ca dao (0,5 điểm)
- Trong bài ca dao, cô gái bộc lộ nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn và nỗi
niềm thấp thỏm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi… (4,0 điểm)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Nỗi thương nhớ được nói đén liên tiếp trong 10 dòng thơ 4 chữ. Điệp khúc “ thương


nhớ ai” được lặp lại nhiều lần trong bài ca dao, tập trung khắc họa nỗi nhớ thương trào
dâng tha thiết, mãnh liệt trong lòng cô gái; cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt là để hỏi
chính lòng mình….Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu còn được biểu hiện
một cách cụ thể, sinh động qua các biểu tượng khăn, đèn, mắt (Khăn, đèn đã được nhân
hóa, còn mắt là phép hoán dụ);
+ Hai dòng lục bát cuối: nỗi niềm thấp thỏm lo âu “không yên một bề”
- Bài ca mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật ca dao như: ngôn ngữ gần gũi với lời
nói hằng ngày; hình ảnh nhân hóa, hoán dụ; dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật
trữ tình; sử dụng nhiều hình thức điệp…
- Tình yêu chân thành, tha thiết, sâu sắc và cháy bỏng của người con gái trong bài ca dao
đã tô đậm thêm nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa. (1,0 điểm)
- Kết bài (0,5 điểm)
------- HẾT -------



Đọc hiểu Con yêu quý của cha - Đề số 1

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn tríchsauvà thực hiện các yêu cầu:

Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.

Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)

Câu 1:Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2:Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3:Trước ngưỡng cửa quan trọng của đời người, thái độ của người cha với con được bộc lộ như thế nào qua câu văn “Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình”.

Câu 4:Hãy tìm nhan đề phù hợp để đặt tên cho đoạn trích

Câu 5: Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích trên.

Lời giải

Câu 1:

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 3:

Thái độ của người cha với con:

- Trân trọng suy nghĩ, khát vọng của con.

- Tin tưởng trao cho con quyền quyết định những việc quan trọng của đời mình.

Câu 4:

Nhan đề phù hợp là nhan đề ngắn gọn, hàm súc, khái quát được nội dung của đoạn trích và có tính hấp dẫn. Ví dụ: Mùa thi bên con.

Câu 5:

Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích:

- Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha trước những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.

- Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ lực của con.

Video liên quan

Chủ đề