Pdld trong ngân hàng là gì năm 2024

Phần mềm T24 là gì? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong quá trình theo dõi, cập nhật tin tức mảng tài chính, ngân hàng, tôi thấy một vài bài viết đề cập đến hoạt động của Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước, trong đó có thuật ngữ phần mềm T24, tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì phần mềm T24 là gì? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đặng Thùy Hương (huong***@gmail.com)

Ngày 22/10/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 19/2015/TT-NHNN Quy định Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, việc mở, sửa đổi tài khoản kế toán sử dụng trong hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính (phần mềm ERP) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước và viết tắt tà NHNN).

Theo đó, khái niệm phần mềm T24 là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại ' title="vbclick('47AD9', '216207');" target='_blank'>. Cụ thể như sau:

Phần mềm T24 (Temenos T24): Là hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) của NHNN để quản lý và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính cơ bản của NHNN bao gồm các phân hệ nghiệp vụ sau:

  1. Phân hệ Cho vay và Huy động vốn (Lending and Deposit), viết tắt là LD;
  1. Phân hệ Mua bán ngoại tệ liên ngân hàng và quốc tế (Interbank and International Foreign Exchange), viết tắt là FX;
  1. Phân hệ Quản lý các nghiệp vụ phái sinh (Derivatives), viết tắt là DX;
  1. Phân hệ Chuyển tiền (Fund Transfer), viết tắt là FT;

đ) Phân hệ Mua bán chứng khoán (Securities), viết tắt là SC;

  1. Phân hệ Quản lý khách hàng (Customer), viết tắt là CUS;
  1. Phân hệ Thị trường tiền tệ (Money Market), viết tắt là MM;
  1. Phân hệ Quản lý tài khoản khách hàng (Account), viết tắt là AC;
  1. Phân hệ Quản lý hạn mức (Limit), viết tắt là LI;
  1. Phân hệ Quản lý nợ quá hạn (Loans Past Dues), viết tắt là PD;
  1. Phân hệ Quản lý quỹ giao dịch (Teller), viết tắt là TT;
  1. Phân hệ Quản lý dự trữ bắt buộc (Cash Reserve Ratio), viết tắt là CRR.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về khái niệm phần mềm T24. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2015/TT-NHNN.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cả gốc và lãi vào ngày đến hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm nợ quá hạn (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Phân loại các nhóm nợ trên hệ thống CIC

Trên hệ thống CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Khi khách hàng vay rơi vào nhóm 3, 4, 5 cũng sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Khách hàng khi đã thuộc nhóm nợ xấu (nợ khó đòi) sẽ rất khó để đi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác trong thời gian ít nhất từ 3 đến 5 năm kể từ thời điểm bạn trả nợ đầy đủ (gốc + lãi).

Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào nữa. Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Chủ đề