Nói mà không làm có nghĩa là gì năm 2024

Là giáo sĩ, dường như do bổn phận nên tôi đã phải nói hơi nhiều; và lại ít có dịp để nghe, hoặc cũng không có thói quen thích nghe, nhất là những góp ý trái với ý tôi?

Là giáo dân, dường như tôi đã được nghe quá nhiều (nhưng kết quả thì...rất ít?); và điều thiệt thòi nhất cho tôi là... vẫn chưa "biết cách để nói"?

“Lời nói là bạc, im lặng là vàng” là lời khuyên chúng ta nên im lặng hơn nói vì nói chỉ là bạc mà im lặng mới là vàng, và vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc.

Nhưng nhiều khi nếu không nói thì chúng ta cảm thấy khó chịu trong lòng mà nói ra thì dễ mất sự bình tĩnh gây mất hòa khí, thậm chí có khi đem đến sự hận thù. Nghĩ như vậy nên bản thân tôi từ nay khi cần thông đạt một cái gì có thể gây ra sự hiểu lầm, ngộ nhận, hay mất hòa khí nói chung, tôi đã nghĩ tôi nên sử dụng ngòi bút thay vì lời nói vì khi viết tôi có suy nghĩ và có cân nhắc hơn, nhất là tôi hiểu bút sa thì gà chết như cổ nhân thường nói. Vả lại, người Pháp có câu “Nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” (Il faut touner la langue sept fois avant de parler) là vì lời nói không cân nhắc, thiếu khéo léo có thể sinh ra nhiều hậu quả khó lường. Họ cũng nói “Đa ngôn đa quá” (Trop parler nuit). Nói càng nhiều sinh ra nói quá đáng có hại. Trong gia đình cha mẹ dạy con cái, anh chị em bảo nhau, người lớn tuổi lấy kinh nghiệm chỉ bảo cho người nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm, lắm khi cũng làm buồn lòng nhau. Cho nên, tục ngữ có câu “Giáo đa thành oán” (Dạy nhiều sinh ra oán trách) là vậy. Nhưng lại có câu “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa.” Khi biết mà không chỉ vẻ, khuyên lơn, thì lại mang tiếng là ác, không có lòng nhân ái. Còn nói mà không nói cho hết, nói nửa chừng nửa đoạn, nói không tường tận, thì sẽ bị người ta kết tội là bất nghĩa, tức là không tốt, không biết ơn hay bội bạc.

Nói tóm lại, khi cần im lặng thì nên im lặng vì nói như “đàn gảy tai trâu”, nói như “châm dầu vào lửa”, nói “châm chích”, nói “xỉa xói”, nói chỉ có hại chứ không có lợi. Và khi cần nói thì cũng nên nói nhưng trước khi nói cần suy nghĩ chín chắn, lựa lời, cân nhắc lợi hại rồi mới nói vì tục ngữ cũng có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Phương tiện diễn đạt tư tưởng có nhiều hình thức: bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hình ảnh, bằng cử chỉ, bằng tín hiệu …, nhưng cứu cánh mới là quan trọng vì nó đem lợi lộc hay tai hại đến cho mình và cho người.

Còn “Khẩu xà tâm Phật, khẩu Phật tâm xà” là thế nào?

Có nhiều người tuy nói năng vụng về, không khôn khéo nhưng ý của họ rất tốt. Ví dụ: Cha mẹ la rầy con cái vì muốn con cái trở nên tốt hơn, ngoan hơn nhưng vì nóng giận mà có lời mắng ác, hoặc nói hung dử chứ thật tâm của cha mẹ là thương con muốn dạy bảo con. Trường hợp này ta gọi là “Khẩu xà tâm Phật” (Miệng rắn lòng Phật).

Ngược lại, có người nói năng rất ngọt ngào, dịu dàng, hấp dẫn khiến người nghe lầm tưởng là thật lòng, là thương yêu, là tử tế mà nói, nhưng kỳ thật họ rắp tâm lừa đảo, có ác ý, muốn hại người và họ nguy hiểm như con rắn độc. Trường hợp này ta gọi là “Khẩu Phật tâm xà” (Miệng Phật lòng rắn).

Hai trường hợp trên người ta gọi là hiện tượng không phù hợp bản chất. Lời nói là hiện tượng và tâm ý là bản chất. Trường hợp thứ nhất hiện tương xấu nhưng bản chất tốt. Trường hợp thứ hai hiện tượng tốt nhưng bản chất xấu. Trong cả hai trường hợp này người nghe nên thận trọng nếu không sẽ lầm lẫn giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác.

Nói chung nghe trong nhiều trường hợp tốt hơn là nói. Bởi lẽ nghe không mất sinh lực (khí lực) mà nói thì mất nhiều sinh lực. Ngoài ra, khi bạn nói bạn phải vận dụng lý luận, suy nghĩ, cân nhắc, đắn đo …, tức là phải động não, một hình thức mất sinh lực trí tuệ. Điều này không có nghĩa là nói luôn luôn không có lợi vì mất sinh lực, mà vấn đề là nếu phải mất sinh lực thì nên sử dụng nó một cách hữu ích cho tha nhân, cho hòa bình chứ không phải cho cái vị kỷ hay cho chiến tranh, thù hận. Nhưng thử hỏi bao nhiêu lần bạn nói đã đem lại lợi ích cho mình và cho người so với lợi ích của việc bạn lắng tai nghe người khác nói hay bạn im lặng?

Giải thích: người giải đố cần chỉ ra trong Truyện Kiều có những người nào chỉ làm việc mà không hề nói một câu nào. Tất nhiên mọi diễn giải đều bằng thơ lục bát.

Trước hết, ta thống kê xem những ai “chỉ làm không nói”:

- Vài thằng con con đi theo Kim Trọng.

- Gia đồng đưa tin “thúc phụ từ đường” tới Kim Trọng.

- Khuyển, Ưng đốt nhà, đánh thuốc mê bắt Kiều.

- Hai ả Xuân, Thu lo hương trà ở Quan Âm Các.

- Quân của Từ Hải “Ba quân chỉ ngọn cờ đào/ Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri”.

- Hai tên thể nữ do Hồ Tôn Hiến tặng Kiều.

- Thổ quan.

- Hai ngư phủ Giác Duyên thuê để chực đón Kiều trên sông Tiền Đường.

- Vợ của Vương Quan.

- Một số người phục dịch, hầu hạ, hoặc đám đông như tay chân Tú Bà, những người khiêng kiệu, a hoàn, nô tỳ trong nhà họ Hoạn, quân lính của Từ Hải, của Hồ Tôn Hiến, vân vân...

Minh họa của K.Long

Theo chúng tôi, bốn nhóm nhân vật quan trọng nhất đại diện cho những người chỉ làm không nói là: Khuyển Ưng, Thổ quan, hai ngư phủ, và Xuân Thu. Còn những nhóm người khác, nếu tính sót một số cũng không sao.

Trong các bài giải chúng tôi nhận được, nhiều người tính thừa ra. Một số người sau đây là chưa chính xác:

- Người khách viễn phương tìm đến Đạm Tiên. Những câu: “Khóc than khôn xiết sự tình/ Khéo vô duyên bấy là mình với ta/ Đã không duyên trước chăng mà/ Thì chi chút ước gọi là duyên sau”... là Vương Quan lược thuật lời của vị khách này đấy!

- Thằng bán tơ: “Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”: nó vu oan khai tội cho Vương Ông, khả năng rất lớn là nó nói, chứ không phải khai bằng văn bản như một số người lý luận.

- Bọn sai nha. “Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh”, là tiếng bọn sai nha đấy.

- Chung ông. Chung ông đã “Dặn nàng quy liệu trong đôi ba ngày” là nói đấy!

- Mã Kiều. Sự thật Mã Kiều nói rất nhiều: Mã Kiều lại ngỏ ý ra dặn lời: “Thôi đã mắc lận thì thôi/ Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh...”

- Mụ chủ chứa ở Châu Thai. Mụ này “Bắt nàng vào lạy gia đường”, tất nhiên mụ có nói thì Thúy Kiều mới biết được lệnh mà làm theo...

Điều đáng mừng là có nhiều lời giải nêu khá đầy đủ những người chỉ làm không nói, nhất là bốn nhóm người không nên bỏ sót trên kia. Vấn đề còn lại là bố cục, cách lập luận, diễn giải sao cho chặt chẽ và hấp dẫn.

Một số người nhập đề khá hay, như cụ Nguyễn Văn Tố (xã Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh):

Ngẫm trong kho báu Truyện Kiều

Bao người nói dối, nói điêu rõ rồi

Còn người kín tiếng im hơi

Chỉ làm không nói đôi lời xin thưa.

Bà Hoàng Kim Thoa (phố Tiền Phong, Tiền Cát, Việt Trì, Phú Thọ) lập luận khá có lý:

Bao người kín tiếng, im hơi

Dành nhân vật chính nói lời giao lưu.

Ông Nguyễn Minh Thắng (xã Sư Ngòi, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) lại luận về những người chỉ làm không nói theo cách riêng:

Có tài có tiếng với đời

Xoàng xoàng chìm tiếng im hơi chẳng rằng...

Ông Thạch Càn Thôn nói khá đúng bản chất những người chỉ làm không nói:

Chỉ làm không nói trong Kiều

Xem ra cũng có khá nhiều chức danh

Những tên đầy tớ trung thành

Vâng theo lệnh chủ mà hành động thôi

Họ cần chi phải mở lời

Đó là Ưng, Khuyển bắt người dâng công...

Bà Mai Thị Huệ (xã Nga Bạch, Nga Sơn, Thanh Hóa) có nhận xét khá đúng về một số người chỉ làm không nói là “vì không được nói hoặc không dám nói”. Rồi tiếp theo:

Điểm trong xã hội Truyện Kiều

Giàu sang, quyền chức bao nhiêu là người

Cũng nhiều thân phận tôi đòi

A hoàn phục dịch, cùng người làm thuê...

Để “khoanh vùng” đối tượng cần thống kê, ông Nguyễn Văn Hà (thị trấn Hưng Nhân, Hưng Hà, Thái Bình) có nhận xét tương tự, sau khi thống kê:

Những người không nói kể trên

Phải đâu bận việc đến quên lẽ lời

Họ là kẻ dưới, tôi đòi

Chỉ làm theo lệnh của người bề trên.

Còn ông Phạm Huy Liệu (Quang Minh, Gia Lộc, Hải Dương), đúc kết theo kiểu phân loại:

Những người làm chẳng nói ra

Nghĩa nhân cũng lắm, xấu xa cũng nhiều...

Điểm qua một số câu như vậy trong các bài giải là chúng tôi muốn lưu ý một điều: bài giải hay không những thống kê đầy đủ, mà còn có những nhận xét, tổng kết của người tham gia giải đố.

Đây là một câu đố tương đối khó, nhưng nếu chịu khó theo dõi, thống kê thì chúng ta hiểu thêm được một loại người trong Truyện Kiều cũng như trong xã hội.

Chủ đề