Nhiễm phong hàn là gì

Mỗi khi gặp một người bị mỏi vai gáy, các thầy thuốc thường nghĩ ngay tới các chứng bệnh như viêm xoang sàng, thoái hóa cột sống cổ, căng cơ do cuộc sống hay công việc nặng nhọc, căng thẳng... Ngày nay với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và y khoa nói riêng, hội chứng vai gáy hầu hết đã được điều trị rất hiệu quả. Với các phương pháp cận lâm sàng như X quang, CT scanner phát hiện bệnh và các phương cách điều trị dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu như sóng ngắn, kéo cột sống, xoa bóp, đã giúp giải quyết hội chứng này. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, dù đã dùng nhiều phương pháp nhưng chứng mỏi vai gáy vẫn không được giải quyết triệt để.

Nhiễm phong hàn là gì

Những nguyên nhân thường gặp

Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến chứng mỏi vai gáy do cảm nhiễm phong hàn theo lý luận của đông y.

Cơ thể con người khỏe mạnh bình thường có thể kháng lại những bất thường của khí hậu, trời đất được gọi là tà khí. Tà khí gồm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô), hỏa (nóng). Khi tà khí thịnh mà chánh khí suy (chánh khí là khả năng chống lại tà khí từ bên ngoài của cơ thể) là lúc cơ thể thọ bệnh.

Trong cuộc sống, rất nhiều trường hợp làm cho cơ thể cảm nhiễm phong hàn như thời tiết quá lạnh mà cơ thể không được bảo vệ cho đủ ấm; hay khi ốm đau chưa khỏi đã đi ra ngoài, trúng mưa gió; phụ nữ mới sinh, da còn thưa hở, thấm nước lạnh sớm... Có những trường hợp chúng ta cảm nhiễm phong hàn do thói quen ngủ mở máy điều hòa quá lạnh; hay mới làm việc nặng, chơi thể thao mồ hôi đang ra nhiều, lỗ chân lông đang rộng mở, chúng ta nhanh chóng dội nước lạnh hay đi vào phòng máy lạnh cho dễ chịu - đó chính là lúc tà khí (phong hàn) nhanh chóng đột nhập, và đi sâu vào trong cơ thể mà chúng ta không hay biết, nhất thời chúng ta chỉ có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Tùy theo mức độ, có thể chỉ rùng mình, nổi da gà một chút, hoặc sau một giấc ngủ, cảm thấy uể oải, đau mỏi vai gáy rồi mỗi ngày một đau thêm.

\n

Có thể dùng bài thuốc dưới đây được dùng để điều trị hội chứng đau mỏi vai gáy do cảm nhiễm phong hàn, sẽ cho những kết quả nhất định: phòng phong 2 chỉ, khương hoạt 2 chỉ, tế tân 1 chỉ, kinh giới tuệ 3 chỉ, cảo bản 2 chỉ, tiền hồ 2 chỉ, đương quy 2 chỉ, cát cánh 2 chỉ, cam thảo 1 chỉ, xuyên khung 2 chỉ, cát căn 2 chỉ, xa nhân 1 chỉ, hoàng kỳ 3 chỉ, trần bì 1 chỉ, sinh khương 3 lát. Dùng thang thuốc này đổ 3 chén nước sắc còn lại 2/3 chén, uống khi thuốc còn ấm. Mỗi thang sắc uống 1 lần, nếu bệnh nặng, mỗi ngày nên uống 2 thang. Thuốc này nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút. Sau khi uống thuốc, trong khoảng 30 phút, không nên ra gió, sẽ không tốt cho người bệnh. 

Nhiễm phong hàn là gì
Nhiễm phong hàn là gì

Cam thảo

Nhiễm phong hàn là gì

Cát căn

Lương y Trần Duy Linh

>> Có thể dự đoán khả năng nhiễm bệnh cảm lạnh
>> Trị cảm lạnh nhờ thì là
>> Vượt cảm lạnh
>> Thực phẩm màu đỏ đẩy lùi cảm lạnh
>> Ngừa cảm lạnh từ súp gà

ĐẠI CƯƠNG

Phong, hàn là hai thứ trong lục khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Phong là gió, chủ khí về mùa xuân; hàn là lạnh, chủ khí về mùa đông. Khi thời tiết bốn mùa ôn hoà đúng quy luật, mùa xuân ấm, mùa hè nóng, mùa thu mát, mùa đông lạnh cơ thể sẽ khoẻ mạnh.

Cảm mạo phong hàn là cơ thể cảm nhiễm phải tà khí phong hàn. Khi thời tiết thay đổi trái thường, cơ thể không thể thích nghi kịp, tà khí (phong, hàn) sẽ thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra bệnh. Trương cảnh Nhạc cho là bệnh thương phong gốc là ngoại cảm, nếu tà nặng vào sâu ở kinh lạc là bệnh thương hàn, nếu tà nhẹ mà ở nông chỉ phạm da lông là bệnh thương phong. Du căn Sơ cũng cho là cảm hàn là bệnh nhỏ chỉ ở da lông không vào kinh lạc.

Nhiễm phong hàn là gì

Cảm mạo phong hàn xâm phạm vào da, phế làm mất công năng tuyên giáng của phế, kèm thêm vệ khí bị trở ngại phát sinh ra các chứng: ho, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, ngạt mũi, mạch phù khẩn.

Điều trị, cơ bản là giải cảm, tán tà.

Các bệnh viêm cấp đường hô hấp trên thuộc phạm vi cảm mạo.

CHỨNG TRỊ

Triệu chứng:

Sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, không mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy mũi, người đau ê ẩm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Phép điều trị: Tân ôn giải biểu.

Bài thuốc 1: Nấu nước xông với 3 loại lá.

- Lá có tinh dầu, diệt khuẩn đường hô hấp: lá chanh, bưởi, tía tô, kinh giới, sả, bạc hà, hương nhu…

- Lá có tác dụng kháng sinh: hành, tỏi …

- Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối …

Ví dụ: Nồi nước xông sau đây:

Hương nhu, cúc tần, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá sả, lá bưởi, lá tre. Dùng lá tươi, mỗi thứ 1 nắm.

Các thuốc cho vào nồi, đổ nước ngập trên thuốc khoảng 2cm, lấy giấy dầy hay lá chuối bịt trên miệng nồi và đậy nắp lại, đun sôi 1 – 3 phút rồi bắc xuống để gần người bệnh, trùm chăn cho kín, người bệnh ngồi mở nắp vung bỏ ra ngoài, lấy đũa cả chọc thủng 1 lỗ giấy (lá) bịt miệng nồi để hơi nước nóng và các hương tinh dầu toả ra mặt và thân, vừa xông vừa ngoáy nồi xông, vừa thở đều chậm, khoảng 10 phút. Người bệnh sẽ ra mồ hôi, người nhẹ nhõm. Lau khô người, thay quần áo và bỏ chăn. Chú ý tránh gió.

Bài thuốc 2: Cháo giải cảm (Thuốc nam châm cứu – cảm mạo).

Hành tăm cả rễ 20g, gừng tươi 10g, gạo nếp 50g để nấu cháo loãng.

Hành thái nhỏ, gừng thái tăm hay giã nát cho vào bát. Khi cháo được, múc cháo đang sôi cho vào bát quấy đều, ăn lúc nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi. Nếu đã ra mồ hôi thì không dùng bài thuốc này.

Ý nghĩa: Hành, gừng để phát hãn giải biểu, cháo nóng để giúp hành gừng và bổ chính khí.

Bài thuốc 3: Tô bạch thang (Thuốc nam châm cứu).

Tô diệp, trần bì, cam thảo dây, củ gấu đều dùng 12g, gừng 8g, hành tăm 5g.

Ý nghĩa: Hành, gừng để sơ tán phong hàn. Hương phụ, trần bì để lý khí. Tô diệp để giáng khí bình suyễn. Cam thảo để điều hoà các vị thuốc. Nếu nhức đầu nhiều thêm mạn kinh tử, bạch chỉ. Nếu đầy bụng, buồn nôn, hay đi ỉa phân lỏng thêm hoắc hương, hậu phác.

Nếu người già yếu bị cảm phong hàn, ho có đàm thì dùng:

Phép điều trị: Ích khí giải biểu, khứ đàm chỉ ho.

Bài thuốc 4: Sâm tô tán (Cục phương)

Nhân sâm 10g, tô diệp 10g, cát căn 10g, tiền hồ 10g, trần bì 8g, bán hạ 10g, chỉ xác 8g, phục linh 10g, cát cánh 8g, cam thảo 8g.

Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ nguyên khí, tô diệp để sơ tán phong hàn, cát căn để giải cơ thư cân, tiền hồ để khứ đàm, bán hạ để hoá đàm giáng nghịch, phục linh để thẩm thấp, trần bì, chỉ xác để lý khí, cát cánh để tuyên phế giải cơ, cam thảo để hoà vị hợp với cát cánh để lợi hầu họng.

Châm cứu: Phong môn, khúc trì, hợp cốc. Nhức đầu thêm bách hội, thái dương. Ho thêm xích trạch, thái uyên. Ngạt mũi thêm nghinh hương.

Đánh gió:

Nguyên liệu: Lòng trắng trứng gà và đồng (miếng, dây) Bạc.

Cách làm: Cho Bạc vào trong lòng trắng trứng còn nóng bọc vào vải mỏng bao (vuốt) vùng lưng dọc cột sống từ trên xuống dưới, bao trên mặt từ giữa trán ra hai bên xuống má, bao vùng tay chân từ gốc chi đến ngọn chi.

Có thể thay trứng, bạc bằng rượu trắng với gừng sao nóng ấm.

Ths Nguyễn Văn Tánh 

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớc

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 18 Tháng 6 2012 11:12

Những ngày gần đây, từng đợt nắng mưa cứ thay phiên nhau xuất hiện khiến nhiều người khó tránh khỏi một số triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt, mất năng lượng... Không những thế, việc thời tiết thay đổi kéo dài như vậy rất dễ dẫn đến một số bệnh cảm lạnh, đặc biệt trong đó là phong hàn - một loại bệnh cực dễ mắc phải khi bị nhiễm lạnh, ngấm nước mưa lâu.

Nhiễm phong hàn là gì

Thực chất, bệnh này đã xuất hiện từ rất lâu, nhất là thời vua chúa ngày xưa, không chỉ cung tần, mỹ nữ mà tới cả hoàng tử, công chúa cũng từng gặp phải. Điển hình là mới đây, trong bộ phim cung đấu đang gây sốt -Diên Hi Công Lược, rất nhiều tuyến nhân vật từ vai chính đến vai phụ đã mắc phải bệnh phong hàn.

Đầu tiên là trong phân cảnh tập 8, Ngụy Anh Lạc và các cung nữ của Trường Xuân Cung cùng nhau "dầm mưa" để che cây hoa nhài khỏi bị ướt mưa. Sau đó, Anh Lạc lo các cung nữ bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn nên đã tự nấu một bình canh gừng mang vào cho họ uống để tránh mắc bệnh.

Nguồn: Phim HOT TK-L.

Tiếp theo, trong phân cảnh đầu tập 9, Trương viện phán vào bắt bệnh cho Phú Sát Hoàng Hậu và phát hiện ra Hoàng hậu đã nhiễm bệnh phong hàn. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là Hoàng hậu ho khù khụ, thể trạng yếu ớt, mệt mỏi.

Nhiễm phong hàn là gì
Nhiễm phong hàn là gì

Nguồn:Phim HOT TK-L.

Còn trong tập 15, Tứ A Ca - Vĩnh Thành sau khi rời khỏi Trữ Tú Cung chuyển đến Thừa Càn Cung đã trúng phong hàn và được Nhàn Phi săn sóc tận tình.

Nguồn: Phim HOT TK-L.

Chỉ trong một vài phân cảnh cũng có thể thấy, bệnh phong hàn thật sự là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc phải khi thời tiết thay đổi thất thường. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn một chút về căn bệnh này qua những thông tin sau nhé!

Bệnh phong hàn là gì?

Bệnh phong hàn là do tà khí từ bên ngoài xâm nhập, cơ thể không đủ sức đề kháng nên dễ bị tà khí xâm nhập. Bệnh thường gặp phải trong những ngày mưa nắng thất thường, người bệnh trúng gió, nhiễm lạnh khi đi ngoài đường hoặc nhà cửa không đóng kín. Người mắc bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về khớp xương, các khớp chân tay sưng đau, đỏ rát và tê dại nặng nề... kèm theo đó là cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Nhiễm phong hàn là gì

Nguyên nhân gây bệnh phong hàn

Có 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh phong hàn, đó là nhiễm bệnh từ bên ngoài và nhiễm bệnh từ bên trong.

- Nhiễm bệnh từ bên ngoài:

Nguyên nhân chủ yếu là do khí hàn xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là khi trở trời, thời tiết thay đổi thất thường, các tà khí có cơ hội xâm nhập và gây suy yếu cơ thể. Tà khí luôn có một mối liên quan mật thiết tới thời tiết, do đó, bệnh phong hàn thường xuất hiện nhiều trong mùa đông hoặc mùa hè.

Nhiễm phong hàn là gì

- Nhiễm bệnh từ bên trong:

Nguyên nhân chủ yếu là do tinh thần của người bệnh không ổn định, gây nên các triệu chứng như huyết áp cao, lở loét dạ dày, bao tử hoạt động kém, ăn uống không ngon miệng, ngủ không đủ giấc... dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, cơ thể ngày càng yếu đuối, kiệt sức và mắc phải bệnh phong hàn. Ngoài ra, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài quá lâu còn có thể dẫn đến trầm cảm.

Nhiễm phong hàn là gì

Triệu chứng của bệnh phong hàn

Người mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng cứng các khớp, khó co duỗi, không cử động bình thường được. Ho nhiều, nhức đầu, ngạt mũi, sốt nhẹ, thân mình đau nhức, phù thũng từ thắt lưng trở xuống và ngày càng nặng dần, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến đại tiểu tiện. Nếu để lâu không chữa trị, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng chán ăn, ăn uống không ngon miệng.

Nhiễm phong hàn là gì

Cách chữa bệnh phong hàn đơn giản tại nhà

- Xông hơi: Đun nước xông gồm lá bạc hà, kinh giới, tía tô, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả, cúc tần. Mỗi thứ một nắm, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ ngập nước đợi sôi rồi bắc ra xông ngay. Xông xong phải lau sạch mồ hôi, thay quần áo mới. Khi xông phải ngồi ở phòng kín, tránh gió lùa. Không dùng phương pháp này với trẻ nhỏ.

Nhiễm phong hàn là gì

- Ăn cháo giải cảm: Nấu một bát cháo hành gừng loãng với hành tăm cả rễ 20gr, gừng tươi 10gr, gạo nếp 50gr. Hành, gừng thái nhỏ hoặc giã nát rồi cho vào bát. Cháo chín đang sôi thì múc ra đổ vào bát quấy đều. Ăn ngay lúc nóng rồi đắp chăn cho cơ thể ra mồ hôi. Sau đó, lau sạch người và thay quần áo khi mồ hôi ra nhiều.

Nhiễm phong hàn là gì

- Uống nước lá giải cảm:

+ Lấy lá bạc hà, lá kinh giới, lá tía tô, cam thảo dây, hành hoa, mỗi thứ một nắm, thêm một lát gừng. Đun nước sôi và uống nóng trong ngày.

+ Lấy tía tô 10gr, bạch chỉ 6gr, kinh giới 10gr, vỏ quýt 5gr, địa liền 6gr, gừng tươi 3 lát, bạc hà 10gr. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 ngày.