Ngày lễ vu lan nghĩa là gì năm 2024

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Sự tích của ngày lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Vốn là một tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.

Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp. Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát”.

Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân. Vào ngày lễ Vu Lan nếu ai còn mẹ thì được cài lên áo bông hồng màu đỏ, người đó sẽ thấy tự hào khi mình còn có mẹ. Những ai không còn mẹ thì được cài lên áo bông hoa màu trắng. Người được cài bông hoa màu trắng sẽ cảm thấy xót xa, nhớ thương người mẹ đã mất. Người được cài bông hồng màu đỏ thì sẽ thấy sung sướng, nhớ rằng mình còn có mẹ bên cạnh và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai mẹ không còn, dẫu có khóc than cũng chẳng còn kịp nữa.

Tháng 7, mùa Vu Lan về cùng với ngày Rằm xá tội vong nhân mà người ta còn gọi là ngày tết Trung Nguyên. Theo sách nhà Phật, ngày này các vong vong nhân không có nơi nương tựa, không có thân thích trên cõi trần gian để thờ phụng hay những linh hồn vì một oan khiên nào đó vật vờ sẽ được xá tội. Ngày lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên là ngày lễ hội truyền thống ” ân tình, nghĩa cảm” của nhân dân ta. Một tấm lòng trong vạn tấm lòng bao dung – một nét đẹp trong văn hoá dân tộc Việt đã được gìn giữ bao đời nay.

Dịp Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những dịp lễ lớn trong năm của người theo đạo Phật. Đây là ngày tưởng nhớ, báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành của ba mẹ. Với ý nghĩa đầy tính nhân văn, Lễ Vu Lan đã lan rộng ra và trở thành ngày lễ báo hiếu của nhiều người dân Việt Nam. Trong bài viết sau, Nguyễn Kim sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về lễ Vu Lan 2023.

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những dịp lễ lớn trong năm của Phật Giáo và phong tục Trung Hoa. Ngày này là dịp để người con dành tấm lòng thành báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên. Bên cạnh đó, người con cũng thường phóng sinh, đi chùa, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.

\>> Xem thêm:

Thất Tịch Là Ngày Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Lễ Thất Tịch 7/7 Âm Lịch

Tết Trung Thu 2023 Ngày Nào? Cách Chuẩn Bị Mâm Cỗ Đúng Chuẩn

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 là ngày nào?

Theo truyền thống, Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm. Tính theo Dương lịch thì lễ Vu Lan 2023 sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 30/08/2023 (15/7 Âm lịch).

Nguồn gốc ra đời của lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc của lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ truyền thuyết Tôn giả Mục Kiền Liên - một đệ tử xuất chúng của Đức Phật đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngục quỷ. Chuyện kể:

Khi Đại Đức Mục Kiền Liên ( 1 trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca) tu luyện thành công, ngài đã nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình, nên đã dùng mắt phép tìm kiếm bà đã về đâu.

Thế nhưng, kết quả bất ngờ và đau lòng rằng ngài nhìn thấy mẹ mình bị đày thành Ngạ Quỷ đi lang thang khắp nơi, vô cùng đói khát cực khổ để đền đáp cho những việc ác mà bà đã làm. Quá đau lòng khi chứng kiến cảnh đó, Đại Đức Mục Kiền Liên đã dùng phép biến cơm dâng đến tận địa ngục cho mẹ, nhưng những thức ăn đều hóa thành lửa.

Không cầm lòng được trước tình cảnh này của mẹ, ngài cầu cứu lên Phật Tổ. Đức Phật dạy rằng dù Đại Đức Mục Kiền Liên thần thông quảng đại tới đâu thì cũng chẳng đủ sức cứu mẹ. Biện pháp duy nhất là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp phương, và ngày 15/7 Âm lịch là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu lấy phước cho mẹ.

Đức Phật cũng dặn thêm là "Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này". Từ sự tích này, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu đã ra đời.

\>> Xem thêm: 20 Món Quà Tặng Trung Thu Cho Người Thân, Người Yêu, Khách Hàng Ý Nghĩa

Ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Ngày Lễ Vu Lan hằng năm được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ sau luôn nhớ tới công ơn của thế hệ trước. Không chỉ các Phật tử, Lễ Vu Lan còn mở ra một mùa báo hiếu, báo ân lan tỏa khắp nước ta.

Báo hiếu ở đây là đối với cha mẹ - những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng ở kiếp này và nhiều kiếp khác. Tín ngưỡng của Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối quan hệ nhân quả, luân hồi. Điều này có nghĩa là chúng ta phải mở rộng lòng báo hiếu với tất cả chúng sinh.

Những hình ảnh gây xúc động trong mùa Lễ Vu Lan báo hiếu là những bông hồng cài áo. Dù ở độ tuổi, giới tính nào thì người tham dự Lễ đều thành kính đón nhận những bông hồng cài trang trọng trên áo. Hoa màu đỏ là biểu tượng của việc còn mẹ, còn hoa hồng trắng để tưởng nhớ người mẹ đã khuất núi. Hành động cài lên ngực áo bông hoa cao quý tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp nhất, là chữ Hiếu tròn đầy mà con cái gửi đến bậc cha mẹ.

\>> Xem thêm các bài viết về topic Trung thu của Nguyễn Kim:

10 Cách Làm Bánh Trung Thu Chay Ngon Dễ Làm Tại Nhà

3 Cách Làm Bánh Trung Thu Bằng Nồi Chiên Không Dầu Nướng "Ngon Như Lò Nướng"

9 Cách Sên Nhân Bánh Trung Thu Dẻo Mềm Chuẩn Xịn

Con cái nên làm ý nghĩa trong mùa Vu Lan báo hiếu?

Chuẩn bị mâm lễ cúng Tổ tiên

Chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên là một trong những truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta trong dịp Lễ Vu Lan báo hiếu. Tùy theo truyền thống của các gia đình mà bạn có thể chọn cúng món chay hoặc món mặn. Mâm cúng này thể hiện lòng thành kính và cầu nguyện tổ tiên an nghỉ nơi suối vàng.

\>> Xem thêm:

30 Món Chay Ngon Thanh Đạm Dễ Làm Đủ Dưỡng Chất

Mâm Cỗ Trung Thu Có Những Gì? Cách Bày Trang Trí Mâm Cỗ Truyền Thống

Đi chùa cầu an cho cha mẹ

Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Phật Giáo, vì thế đây là dịp tốt để bạn đi chùa cầu an, cầu siêu, niệm kinh, cúng dường, làm công quả cầu bình an cho gia đình.

Ăn chay tích đức

Ăn chay cũng là một tập tục của người dân Việt Nam, thể hiện sự thành tâm, bớt sát sinh. Do đó, việc ăn chay trong dịp lễ Vu Lan không những giúp tốt cho sức khỏe mà còn thể hiện sự thành tâm. Bạn có thể tự tay làm các món chay thanh tịnh cho bố mẹ thưởng thức.

\>> Xem thêm:

4 Cách Nấu Bò Kho Chay Ăn Bánh Mì Thơm Ngon Hấp Dẫn

Đón Lễ Phật Đản Với 3 Món Chay Ngon Lành, Đủ Chất

3 Cách Nấu Cà Ri Chay Thơm Ngon, Hấp Dẫn

Ở bên cha mẹ nhiều nhất có thể

Vu Lan chính là dịp lễ báo hiếu, bày tỏ tấm lòng thành đối với ba mẹ. Vì thế, bạn nên dành thời gian ở bên cha mẹ mình, cùng nhau trải nghiệm những giây phút ấm cúng, vui vẻ bên người thân. Bởi với đấng sinh thành, họ không mong muốn gì hơn ngoài việc được bên cạnh con cháu của mình.

Tặng quà cho cha mẹ

Ngoài việc bên cạnh ba mẹ, bạn cũng có thể gửi đến bậc sinh thành của mình những món quà ý nghĩa, kèm theo lời chúc ấm áp. Đối với những người con ở nhà, bạn có thể dành tặng ba mẹ mình chiếc điện thoại chất lượng để liên lạc. Thế nhưng, món quà thực sự có ý nghĩa xuất phát từ tình yêu thương của con cái, chứ không nằm ở giá trị vật chất.

\>> Khám phá ngay: Tặng mẹ quà gì ngày lễ Vu Lan cho ý nghĩa và thiết thực?

\>> Gợi ý các mẫu điện thoại thích hợp dành tặng cho cha mẹ, gia đình:

Những câu hỏi thường gặp về Lễ Vu Lan báo hiếu

1. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Lễ Vu Lan báo hiếu?

Dịp Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Tính theo Dương lịch thì dịp lễ này thường nằm ở giữa tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Lễ Vu Lan 2023 sẽ diễn ra vào thứ 4, ngày 30/08 Dương lịch.

2. Những điều không nên làm trong ngày lễ Vu Lan là gì?

Những điều bạn không nên làm trong dịp lễ Vu Lan là: tránh tổ chức tiệc cưới hỏi hay khai trương kinh doanh, tránh sát sinh, tránh làm điều xấu,...

Ngày lễ Vu Lan có nghĩa là gì?

Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói).

Lễ Vu Lan nên tặng gì cho bố mẹ?

Lễ Vu Lan nên tặng gì cho bố mẹ ý nghĩa nhất?.

Một chuyến du lịch cùng gia đình..

Tặng bố mẹ trang phục hay món đồ thời trang..

Ghế massage chăm sóc sức khỏe..

Nấu một bữa cơm đoàn viên..

Các vật phẩm bồi bổ sức khỏe..

Đồng hồ hoặc trang sức..

Tặng đồ gia dụng..

Tặng các món đồ công nghệ.

Lễ Vu Lan tặng hoa gì cho mẹ?

Loại hoa ý nghĩa tặng mẹ nhân ngày lễ Vu Lan.

Hoa hồng – Loài hoa của tình yêu thương..

Hoa lily – Loài hoa sang trọng và tràn đầy sức sống..

Hoa cẩm chướng – Sự kết hợp của các bông hoa..

Hoa mẫu đơn – Loài hoa tôn vinh đấng sinh thành..

Tại sao gọi là tháng Vu Lan báo hiếu?

Rằm tháng 7 âm lịch là thời điểm lễ Vu Lan diễn ra để tôn vinh, báo hiếu công lao dưỡng dục của đấng sinh thành. Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ báo hiếu quan trọng, được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, được tổ chức ở nhiều địa phương trong nước.

Chủ đề