Nên cho trẻ ăn nước yến vào thời gian nào năm 2024

Theo chia sẻ của BS. Hà Thị Việt Hòa, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, thành phần đạm trong yến có tỷ lệ tương đối cao hơn 30%, có nhiều loại yến sào tỷ lệ này còn lên tới 40-50%, chưa kể các chất dinh dưỡng khác. Trong khi đó, cơ thể của trẻ lại phát triển theo từng giai đoạn, mỗi lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Với hàm lượng đạm cao như vậy, nhiều mẹ cho con ăn nhiều quá có thể sẽ khiến dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Yến sào là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé. (Ảnh minh họa)

Yến sào cho bé nên dùng ở tuổi nào là phù hợp?

- Đối với trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: Ở lứa tuổi này, trẻ đang bước vào giai đoạn để phát triển trí não và thể chất, cần tìm hiểu mọi thứ xung quanh và năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Vì thế, đây là lứa tuổi thích hợp nhất để sử dụng tổ yến.

- Đối với trẻ em từ 12 tháng tuổi đến 3 tuổi: Từ một tuổi trở lên, trẻ có thể ăn yến hoặc uống nước yến. Tuy nhiên, yến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và giàu đạm nên liều lượng yến sào cho trẻ em ăn bao nhiêu và ăn như thế nào, tần suất ăn mấy lần một tuần và thời gian kéo dài bao lâu cần phải phải tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng.

- Đối với trẻ em từ 0-12 tháng tuổi: Qua những nghiên cứu cho thấy, trẻ từ 0-1 tuổi và những bà mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng yến.

Liều lượng yến sào cho trẻ em bao nhiêu là đủ?

- Giai đoạn từ 1-3 tuổi: Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé tập làm quen với yến sào mỗi lần khoảng 1-2gram, ăn 3 lần một tuần.

- Giai đoạn từ 3-10 tuổi: Do đây là giai đoạn trẻ đang hoạt động nhiều và cần phải bổ sung nhiều năng lượng hơn nên mẹ có thể cho bé ăn mỗi lần 2-3 gram yến, một tuần ăn 3 lần.

Mẹ nên đảm bảo liều lượng ăn yến sào cho bé. (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Khi sử dụng yến sào cho bé, các mẹ nên cho con ăn theo đúng liều lượng được khuyến cáo, không nên ăn quá nhiều khiến cho cơ thể không hấp thụ được hết mà chất dinh dưỡng cũng bị đào thải ra ngoài gây lãng phí. Thậm chí, từng có trường hợp, mẹ cho con ăn yến quá nhiều khiến bé bị tiêu chảy.

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách

Nhiều mẹ thường cho rằng, có thể sử dụng yến sào cho bé vào bất kể bữa sáng, trưa, chiều, tối trong ngày, đều mang đến hiệu quả giống nhau. Tuy nhiên, điều này lại trở thành một sai lầm khi sử dụng yến sào.

Mặc dù, việc ăn yến vào bất kể thời gian nào trong ngày đều không gây hại cho cơ thể nhưng nếu như chọn đúng thời điểm ăn phù hợp sẽ giúp ảnh hưởng tích cực đến việc hấp thụ tối đa và đầy đủ các dưỡng chất có trong yến sào. Ăn yến nên được thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Việc ăn yến buổi sáng sớm khi bụng còn đói sẽ giúp trẻ hấp thụ tốt và toàn bộ những dưỡng chất có trong yến. Còn ăn yến buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn vì đây là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn yến khi trẻ vẫn còn quá no vì khả năng hấp thụ khi no bụng là rất kém.

Yến chưng đường phèn là món ăn giúp giữ lại nhiều dưỡng chất nhất từ yến. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi cho trẻ ăn yến sào, mẹ cũng nên chú ý một số vấn đề sau:

- Thời gian chưng yến vừa đủ: Chưng yến (hoặc yến chưng đường phèn) là cách chế biến được dùng nhiều nhất vì vừa đơn giản mà lại rất ngon, nhưng thời gian chưng yến cũng chỉ nên dừng từ khoảng 25-30 phút mà thôi. Ở khoảng thời gian này, sợi yến vừa được chín tới, vừa dai vừa mềm, các chất dinh dưỡng được lưu trữ trọn vẹn. Còn nếu như thời gian chưng yến quá lâu sẽ khiến khiến bị nhão và tan, chất dinh dưỡng vì thế mà giảm dần.

- Không cho trẻ vận động mạnh sau khi ăn yến sào: Không những khiến hệ tiêu hóa dễ gặp vấn đề, dẫn đến những cơn đau dạ dày mà còn làm cho cơ thể toát nhiều mồ hôi. Khi điều tiết mồ hôi, không những đào thải các độc tố trên cơ thể mà còn vô tình làm cho các dưỡng chất đã được hấp thụ từ yến bị đào thải ra ngoài cùng.

- Không dùng tổ yến tùy tiện cho trẻ: Yến sào không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng và chăm sóc sức khỏe giống như thực phẩm chức năng. Khi dùng yến sào cho trẻ, đặc biệt là những trẻ bị bệnh, mẹ cũng nên lưu ý điểm sau.

Những trẻ đang mắc các bệnh như: viêm gan vàng da, ho nhiều đờm loãng và trong, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm nhiễm ngoài ra...không nên dùng yến sào. Vì đây là những bệnh viêm nhiễm cấp tính có tính sốt, chức năng tì vị hoạt động kém nên việc hoạt động của tỳ vị cũng còn rất yếu. Những trẻ này không thể hấp thụ được những loại thực phẩm bổ sung có chứa quá nhiều các chất dinh dưỡng, đặc biệt là đạm giống như yến sào vì có thể sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn nhiều.

Tóm lại, việc dùng yến sào cho bé như thế nào với liều lượng ra sao, mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của trẻ tốt nhất.

Cổ gia cầm, sữa đậu nành,... là những thực phẩm khiến nhiều người lo ngại có thể làm trẻ bị dậy thì sớm. Sự thật có phải như vậy?

Cho trẻ ăn yến khi nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để bé ăn yến là trước khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Với những bạn nhỏ mắc một số bệnh lý như vàng da, viêm nhiễm ngoài da, ho,... thì không nên sử dụng yến sào. Sau khi các bé điều trị dứt điểm, các mẹ có thể bổ sung thêm yến để bồi dưỡng cơ thể.

Phụ nữ mang thai nên ăn yến khi nào?

Thời điểm dùng yến hoàn hảo để hấp thụ được trọn vẹn dưỡng chất và ăn ngon miệng hơn là vào lúc đói. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng yến vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. Thời gian lý tưởng mẹ cần ăn tổ yến là từ 5 - 7 giờ sáng và 1 tiếng trước khi đi ngủ.

Yến Sanest cho bé bao nhiêu tuổi?

Sản phẩm nước yến vị tự nhiên thuần vị yến thơm ngon, bổ sung một số khoáng chất cần thiết giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, thích hợp dùng cho bé từ 1 tuổi, người lớn và người cần phục hồi sức khỏe.

Yến sào có chất dinh dưỡng gì?

Yến Sào chứa cả nguyên tố vi lượng và đa lượng mà cơ thể cần. Các nguyên tố vi lượng quan trọng có trong yến sào có thể kể đến như: Sắt, Canxi, Kẽm, Magie, Natri, Mangan. Yến sào chứa Carbohydrat và nhiều chuỗi protein mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể.

Chủ đề