Một trò chơi có tổng không bằng không là gì năm 2024

Cạnh tranh với người khác chỉ làm cho lòng thêm cay đắng, trong khi đó cạnh tranh với bản thân sẽ làm chúng ta ngày càng tốt hơn. Vì vậy hãy lựa chọn cuộc chơi một cách sáng suốt.

Nếu chúng ta không có mục đích sống rõ ràng, thì lựa chọn duy nhất trong đời đó là phải cố gắng đánh bại người khác trong các trò chơi tranh giành địa vị (sở hữu một ngôi nhà lớn, lái một chiếc xe xịn, chức tước, làm một công việc danh giá mà bạn ghét để gây ấn tượng với người khác…).

Trò chơi này sẽ luôn có tổng bằng không. Chúng ta có thể giành chiến thắng hôm nay, nhưng rồi cũng sẽ là kẻ thua cuộc vào ngày mai.

Tôi đảm bảo, cuộc đời này sẽ luôn có người:

Sở hữu ngôi nhà lớn hơn nhà bạn.

Lái một chiếc xe xịn hơn xe của bạn.

Giàu hơn hoặc đẹp hơn bạn.

Vậy nên sẽ luôn có người đánh bại bạn trong trò chơi trành giành địa vị.

Một người có mục đích rõ ràng biết rằng chỉ cần cạnh tranh với chính bản thân. Họ không lo lắng về những gì người khác đang làm vì họ không chơi cùng một trò chơi với những người đó. Họ đang chơi game của riêng mình. Mỗi ngày chơi là mỗi ngày tiến bộ. Mỗi ngày chơi là một ngày vui.

Có mục đích là có sức mạnh.

Khi bạn gắn mình với một mục đích, nó không bao giờ có thể bị tước đoạt khỏi bạn. Bạn có thể bị mất tiền, mất việc, mất những mối quan hệ xung quanh, nhưng không ai có thể lấy đi mục đích sống của bạn, nếu bạn thực sự có nó.

Điều này có ý nghĩa gì?

Đơn giản: bởi vì tử thần không quên tên ai cả. Ai rồi cũng được điểm danh.

Tuổi thọ trung bình của con người là 80, nghĩa là mỗi chúng ta có thể có khoảng 4.000 tuần sống trên hành tinh này. Một số người có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn khoảng thời gian trên.

Tuy nhiên điều đó không quan trọng, điều cốt lõi vẫn là: Cuộc sống thật ngắn ngủi.

Vậy mà có bao nhiêu người đang lãng phí cuộc đời của họ?

Có nhiều người cả đời không dám dấn thân khám phá, không bước ra khỏi vòng tròn an toàn của mình. Họ chưa bao giờ đặt câu hỏi liệu mình có đang hạnh phúc với quỹ đạo sống này hay không.

"Một cuộc sống không được khám phá thì không đáng sống.” - Aristotle.

Nhiều người c.h.ế.t ở tuổi 30 nhưng đến tận năm 80 tuổi mới được chôn cất.

Bạn từng dừng lại và tự hỏi: “Mục đích cuộc đời của mình là gì?”

Hành trình sẽ thật sự bắt đầu khi chúng ta can đảm tách mình ra khỏi đám đông, nghi vấn và khao khát câu trả lời.

Khi đó, guồng quay của vũ trụ, bằng cách nào đó sẽ cho bạn câu trả lời theo một cách bất ngờ nhất.

Các giao dịch trong thị trường chứng khoán thường được coi là trò chơi có tổng bằng không. Tuy nhiên, vì các giao dịch được thực hiện trên cơ sở kì vọng trong tương lai và các nhà giao dịch có các ưu tiên khác nhau đối với rủi ro, một giao dịch có thể giúp các bên cùng đạt được lợi ích.

Đầu tư dài hạn là một tình huống có tổng dương vì dòng vốn tạo điều kiện cho sản xuất, tạo ra việc làm. Các việc làm này lại tạo ra sản xuất, thu nhập và tiết kiệm quay trở lại đầu tư theo chu kì mới.

Trò chơi có tổng bằng không trong các giao dịch thực tế

Giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai là ví dụ thực tế gần nhất với trò chơi có tổng bằng không. Các quyền chọn và hợp đồng tương lai về cơ bản là đánh cược về mức giá tương lai của một mặt hàng nhất định trong khoảng thời gian nghiêm ngặt.

Dù đây chỉ là cách giải thích rất đơn giản về quyền chọn và hợp đồng tương lai, nhưng nói chung nếu giá của hàng hóa tăng (thường là trái với kì vọng của thị trường) trong khung thời gian ấn định, nhà đầu tư có thể bán hợp đồng tương lai và thu về lợi nhuận. Như vậy khi một nhà đầu tư kiếm được tiền thì sẽ có một nhà đầu tưu khác chịu lỗ tương ứng.

Đây là lí do tại sao hợp đồng tương lai và giao dịch quyền chọn thường được cảnh báo là không dành cho những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai và các quyền chọn cung cấp tính thanh khoản thị trường và có thể mang lại thành công rất lớn cho nhà đầu tư hoặc công ty.

Zero-sum là từ dùng để diễn tả tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại. Sở dĩ gọi là Zero-sum vì sau khi cộng tất cả các lợi ích, trừ đi các khoản thiệt hại, ta được kết quả là 0. Các trò chơi Zero-sum còn được coi là trò chơi có tổng không đổi (constant-sum) vì tổng các lợi ích hoặc thiệt hại của tất cả những người chơi là một số không đổi. Ta có thể lấy việc cắt một chiếc bánh làm ví dụ. Nếu như chia bánh thành các miếng nhỏ thì sẽ có nhiều người được cùng ăn bánh, nhưng nếu cắt thành miếng to thì những người khác sẽ ít có cơ hội được cùng thưởng thức chiếc bánh này hơn vì tổng lượng bánh là không đổi.

Khái niệm này lần đầu được phát triển trong lý thuyết trò chơi, và do đó tình huống trong đó tổng lợi ích của các bên bằng 0 đều được gọi là các "trò chơi zero-sum" (zero-sum game) mặc dù điều này không có nghĩa là khái niệm zero-sum hay ngay cả lý thuyết trò chơi (game theory) chỉ được áp dụng trong các trò chơi. Trong một zero-sum game có hai người chơi, người ta thường đưa ra các chiến lược tối ưu bằng các sử dụng các ma trận để phân tích và phán đoán hành động của mỗi người chơi.

Vào năm 1944, John von Neumann và Oskar Morgenstern đã chứng minh rằng bất cứ zero-sum game nào có n người chơi thì đều được quy về một trò chơi chỉ có hai người tham gia, hoặc có thể chuyển thành trò chơi cho n+1 người, trong đó n+1 người chơi này đại diện cho tổng lợi ích hoặc thiệt hại. Điều này có nghĩa là các zero-sum game cho hai người chơi chính là yếu tố cốt lõi của lý thuyết trò chơi mang tính toán học này.

Có rất nhiều các tình huống kinh tế trong đó tổng lợi ích hay thiệt hại của các bên không phải là một hằng số bởi vì sẽ có những hàng hóa dịch vụ có giá trị được tạo ra, mất đi, hoặc phân bổ không hiệu quả, chính điều này sẽ tạo ra lợi ích hay thiệt hại. Giả định rằng các bên tham gia trao đổi thương mại đều hành động dựa trên lý trí, sẽ không có sự trao đổi thương mại nào là zero-sum vì mỗi bên sẽ phải cân nhắc lựa chọn loại hàng hóa mà anh ta nhận về sao cho nó có giá trị đối với anh ta hơn là hàng hóa mà anh ta cho đi (Xem thêm lợi thế so sánh) và trao đổi với bất cứ giá nào không phải là điều khôn ngoan.

Chủ đề