Lấy oán báo ân nghĩa là gì

Lấy oán báo ân, thanh niên 19 tuổi hối hận tại tòa

"Hành vi của bị cáo là hết sức nguy hiểm cho xã hội, lấy oán báo ân. Chỉ vì thiếu tiền tiêu xài mà ra tay độc ác, tước đi mạng sống của người giúp đỡ mình...."

  • Tài xế taxi mất tích, trên xe có vết máu

  • Nỗi đau khó ngờ của người đàn bà đẹp ở Sài Gòn

Trần Tiến Dũng cùng dụng cụ gây án

Nhận phán quyết cuối cùng với tổng hình phạt 18 năm tù giam về tội giết người và cướp tài sản; đồng thời, phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 180 triệu đồng, toàn thân Trần Tiến Dũng (SN 1998, trú tại xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) run lên từng hồi.

Nội dung vụ án lần lượt được hé mở. Ngày 11/12/2016, Dũng bắt xe từ Hà Nội về quê, song không về nhà mà đến nhà bà Phạm Thị Sáu (SN 1942, xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) xin tá túc. Do Dũng là bạn của cháu mình nên vợ chồng bà Sáu đã cho nam thanh niên ở nhờ hơn chục ngày.

Trong thời gian ở đây, Trần Tiến Dũng thấy ông bà Sáu có 1 chiếc xe đạp điện nên nảy sinh ý định trộm tài sản. Để thực hiện ý đồ của mình, Dũng vờ nói với ông Sáu "phải lên Hà Nội kiếm việc làm" rồi nhanh tay thu dọn đồ đạc, bỏ lên một quán nhậu gần đó chờ cơ hội ra tay.

Khoảng 1h sáng ngày 23/12/2016, khi đang đột nhập vào nhà ân nhân lục lọi, kẻ gian bị chủ nhà phát hiện, hô hoán. Lo sợ hành vi của mình bị lộ, Dũng hốt hoảng lấy chiếc khăn mặt gần đó nhét vào miệng nạn nhân và dùng dây thừng thủ sẵn trong ba lô trói tay chân bà Sáu lại. Ngay sau đó, kẻ trộm sang phòng chồng bà Sáu tìm chìa khóa xe đạp điện nhưng không thấy.

Trong lúc quay lại, phát hiện bà Sáu đã cởi được dây trói, Dũng dùng áo len bà đang mặc nhét vào miệng rồi lấy dây thừng siết vào cổ cho đến lúc nạn nhân tắt thở. Gây án xong, Dũng đẩy thi thể bà Sáu xuống gầm giường rồi lấy chiếu đắp lại.

Trên đường tẩu thoát, Dũng "tiện tay" dắt trộm một con bò của gia đình nạn nhân rồi tìm đến nhà mẹ nuôi của mình ở xã Tiên Điền lẩn trốn. Tuy nhiên, kế hoạch của kẻ giết người bất thành khi y bị bắt chỉ 6 tiếng sau đó.

Đại diện Viện Kiểm sát vừa dứt lời, không ít người dự khán bày tỏ thái độ phẫn nộ, bức xúc. Họ cho rằng, hành vi giết người của bị cáo hết sức dã man, tàn bạo. Đau xót hơn, nạn nhân của Trần Tiến Dũng lại là người từng cưu mang bị cáo.

Trước những chứng cứ không thể chối cãi được cung cấp tại phiên xét xử, bị cáo chỉ biết cúi đầu thừa nhận. Trả lời về động cơ cướp tài sản, Dũng bao biện do thiếu tiền tiêu xài nên nảy sinh ý nghĩ tiêu cực. "Thay vì phải cảm ơn bà Sáu vì đã cưu mang mình trong lúc sa cơ lỡ vận, chỉ vì đồng tiền, bị cáo đã tự đánh mất lương tri. Nảy sinh ý định cướp tài sản của chính ân nhân đáng trách đã đành, đằng này, bị cáo còn đang tâm cướp luôn mạng sống của người khác. Thử hỏi, bị cáo còn là con người nữa không?".

Trước câu hỏi dồn dập xen lẫn sự bất bình của chủ tọa, Trần Tiến Dũng lí nhí cho rằng, vốn dĩ bị cáo chỉ nảy sinh ý định cướp tài sản. Vì quá hốt hoảng do bị bà Sáu phát giác, bị cáo mới cuống quýt giết chết nạn nhân để "bịt đầu mối". "Lúc ra tay với bà Sáu, đầu óc bị cáo thực sự không nghĩ được gì nữa. Đến tận giờ phút này, bị cáo vẫn còn bàng hoàng vì những gì đã xảy ra vào tối hôm đó. Bị cáo thành thật xin lỗi gia đình nạn nhân, xin lỗi bố mẹ… Bị cáo đã khiến những người xung quanh mình quá thất vọng" - Trần Tiến Dũng trần tình.

Lời xin lỗi muộn màng của kẻ thủ ác không được gia đình nạn nhân và những người tham dự phiên tòa chấp nhận…

Theo Thùy Dương (Hà Tĩnh Online)

Người đàn ông lừa đảo nhìn từ xe của Diêu Vũ - Ảnh chụp màn hình trang tin Sina

Theo tờ Global Times, khi đang lái ô tô về nhà vào khoảng 22 giờ ngày 2.11, Diêu Vũ nhìn thấy một người bị thương nằm trên đường với chiếc xe điện bỏ bên cạnh. Diêu đã gọi cảnh sát và dừng xe để giúp anh ta băng bó vết thương. Người đàn ông có vẻ say xỉn khi cô nói chuyện với anh ta. Tuy nhiên, khi xe cứu thương đến, người đàn ông bất ngờ lao người vào xe của Diêu, cáo buộc cô tông xe vào anh ta.

Người đàn ông bị thương sau đó chặn đường, lăng mạ Diêu và đập cửa kính xe của người phụ nữ.

Để chứng minh mình vô tội, Diêu buộc phải trình hồ sơ lái xe từ “hộp đen” của xe mình cho cảnh sát. Cô chỉ có thể lái xe về nhà 3 giờ sau đó.

“Dù hồ sơ lái xe cuối cùng chứng minh tôi vô tội, nó vẫn đã khiến tôi mất đứt 3 tiếng đồng hồ. Tôi không thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu không có hồ sơ đó”, Diêu nói.

Hiện chưa rõ người đàn ông trên bị xử lý ra sao. Về phần mình, Diêu khẳng định dù vụ việc khiến cô rất tức giận, nhưng cô vẫn sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ khi cần thiết trong tương lai vì cô tin hầu hết mọi người đều lương thiện.

Các cư dân mạng đã chia sẻ nhiều ý kiến bình luận về vụ việc này.

“Mỗi lần tôi đọc những tin tức tương tự, tôi muốn biết điều gì xảy đến với kẻ lừa đảo. Hắn có bị buộc tội hay không? Nếu hắn bị buộc tội, tôi tin sẽ không còn những trường hợp tương tự như thế này. Đó là điều chắc chắn!”, một người có nickname @XiaoZhan viết.

Một người khác, @WinterInBrazil, bày tỏ: “Tôi hy vọng hắn sẽ bị kết tội lừa đảo”.

Cư dân mạng @yYYYYZZ thì cho rằng người đàn ông trên phải bị trừng trị nghiêm khắc, bằng không “vụ việc sẽ làm hỏng đạo đức xã hội”.

Tin liên quan

“Lấy ơn trả ơn, lấy oán trả oán” là cái lý của người bình thường trong cuộc sống xưa nay. Nhưng bậc quân tử, người có đức hạnh cao thượng lại không hành xử như vậy.

Trong “Luận Ngữ. Hiến vấn” ghi chép lại, có người hỏi Khổng Tử: “Có nên lấy ân huệ để báo oán thù không?. Khổng Tử hỏi ngược lại:Thế lấy gì để báo đáp ân huệ? Nên lấy chính trực mà báo oán thù, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.” Khi đối mặt với oán hận, oan khuất mà có thể lấy công bằng, lấy chính trực để báo đáp thì đó là người có đức, là hành vi của người quân tử.

Chỉ những người không phải “phàm phu tục tử” mới có thể lấy ơn báo oán. Trong lịch sử các bậc giác giả, thánh nhân như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus đều là những người làm được điều này.

Trong “Luận Ngữ. Ung Dã thiên”, Khổng Tử còn giảng: “Lẽ sống của con người là phải ngay thẳng, không ngay thẳng mà sống thì ấy là nhờ may mắn mà tránh khỏi tai họa mà thôi.”

Người có đức hạnh chính trực mới có thể phân biệt được thị phi, loại bỏ được những suy nghĩ hiểm độc, có thể sống được tự tại, bảo dưỡng được thọ mệnh. Còn người mà rời bỏ chuẩn tắc sống chính trực thì việc không gặp tai họa bất quá chỉ là nhờ may mắn mà thôi. Chính trực không chỉ là tư tưởng của Khổng Tử mà nó còn là nhân tố trọng yếu xuyên suốt trong truyền thống đạo đức của người xưa.

Tất nhiên trong lịch sử, có rất nhiều danh sĩ hiển đạt vì giữ mình chính trực mà thậm chí hy sinh cả tính mạng bản thân, nhưng ngàn năm sau hậu thế vẫn còn nhắc tới họ. “Tâm địa quang minh, chính đại” vẫn là lý tưởng đạo đức mà đại đa số con người hướng tới. Đặc biệt, đó cũng là lý niệm mà người quân tử xưa luôn nguyện ý dốc lòng theo đuổi.

Khổng Tử nói: “Quân tử hoài đức”, tức là người quân tử luôn nghĩ đến đạo đức, làm gì cũng đặt đạo đức lên trên hết. Có lẽ trong cuộc sống đời thường, việc thản nhiên ôm giữ một tâm ngay thẳng cũng không phải việc quá khó khăn. Cái khó chính là ở trong hoàn cảnh bần cùng, sống lang bạt mà vẫn có thể giữ được đức hạnh, đạo đức. Khó chính là khó ở chỗ ở vào thời khắc nguy hiểm sống chết mà vẫn có thể giữ được chính trực, không vì sợ hãi mà bị khuất phục.

“Lấy đức báo oán”, tuy rằng khó, nhưng vì khó mới hiển lộ rõ ra nhân cách và khí khái cao thượng của người quân tử. Nếu có thể “Trong nguy khốn mà giữ tròn tiết tháo”, dùng đại thiện đại nhẫn mà đối mặt với sự bức bách, uy hiếp, giữ được tấm lòng rộng mở, giữ được khí phách chính trực như cây tùng cây bách thì cảnh giới ấy nếu không phải bậc thánh hiền, quân tử thì không thể đạt tới được.

Có câu nói: “Người quân tử có việc không nên làm, lại có việc tất phải làm”. “Làm” hay “không làm” đều là một loại nhân sinh, một loại lựa chọn. Người quân tử gặp việc, nhất định sẽ biết phân biệt đúng sai, thiện ác, tốt xấu mà lựa chọn việc gì nên làm việc gì không nên làm. Tiêu chuẩn của “nên làm” và “không nên làm” cũng giúp phân biệt được cảnh giới tinh thần của người có đức và người vô đức. Lấy ngay thẳng làm người, lấy đạo lý công bằng để xử thế là nguyên tắc sinh tồn của người có đức thời xưa.

An Hòa

Xem thêm: Đạo Trung Dung và lý niệm “Trung chính bình hòa” thời xưa (P2)

Mời xem video:

Video liên quan

Chủ đề