Laser nội mạch là gì

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính là một bệnh lý rất thường gặp, các thay đổi do hậu quả của giãn tĩnh mạch, hở các van tĩnh mạch và và tăng
áp lực tĩnh mạch. Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 50-60% từ giai đoạn nhẹ đến nặng.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ:

– Giới tính: nữ giới bị nhiều hơn nam giới

– Tuổi: càng lớn tuổi tỷ lệ bị bệnh càng cao và biểu hiện bệnh càng nặng nề hơn so với người trẻ

– Tiền sử gia đình: liên quan đến bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh

– Có thai: đặc biệt song thai bệnh biểu hiện càng nặng

– Nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu hoặc ngồi lâu: giáo viên, nhân viên văn phòng, lái xe, nhân viên y tế,….

– Thừa cân, béo phì

Biểu hiện lâm sàng rất phong phú, có thể không gây ra triệu chứng gì, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như giãn các tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch lưới hoặc có thể có các biểu hiện nặng chân, đau tức, mỏi chân, tê bì chân đặc biệt về chiều tối, chuột rút về đêm, phù ở chân, rối loạn sắc tố da, xơ hóa da chân, eczema… và nặng hơn là loét da.

Phân độ suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

          Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào khám lâm sàng và đặc biệt bằng siêu âm doppler tĩnh mạch, xác định kích thước giãn, dòng trào ngược tĩnh mạch do suy van tĩnh mạch để khẳng định chẩn đoán.

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính: đơn độc hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu của người bệnh.

– Các biện pháp không dùng thuốc như: Thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân, chế độ ăn bổ sung giàu chất xơ; thay đổi môi trường làm việc, hạn chế ngồi đứng lâu; luyện tập các môn thể thao tăng co bóp các cơ vùng chân bổ trợ cho tĩnh mạch như bơi, đi bộ, đạp xe….

– Sử dụng thuốc tăng  trương lực tĩnh mạch kết hợp băng chun hoặc đi tất (vớ) áp lực.

Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng làm hạn chế các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh, bên cạnh đó rất ít người bệnh có ý thức tuân thủ các chế độ sinh hoạt luyện tập hay đi tất áp lực. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn, các biện pháp này trở nên kém hiệu quả và buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị can thiệp xâm lấn khác.

– Phương pháp điều trị can thiệp cổ điển từ trước tới nay là phẫu thuật loại bỏ thân tĩnh mạch suy và các nhánh giãn. Đây là phương pháp điều trị có tính xâm lấn cao, phải gây mê hoặc gây tê tủy sống, người bệnh phải nằm viện từ 7 đến 10 ngày, chịu đau đớn sau phẫu thuật, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và để lại nhiều sẹo, mất tính thẩm mỹ.

Ngày nay đã có những phương pháp điều trị mới, ít xâm lấn như điều trị gây xơ bằng thuốc, hóa chất, can thiệp nội mạch trong đó nổi bật là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng Laser nội mạch.

Bác sĩ thực hiện phương pháp Laser nội mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch nông

          Nguyên lý của phương pháp là chuyển năng lượng ánh sáng laser thành nhiệt, thông qua sự hấp thụ nhiệt của các phân tử hemoglobin và/hoặc nước qua đó tác động lên thành mạch làm hỏng lớp áo trong và áo giữa tĩnh mạch, từ đó dẫn đến  xơ hóa, teo tĩnh mạch suy giãn và cuối cùng theo thời gian tĩnh mạch sẽ biến mất.

Kỹ thuật Laser nội mạch

Ưu điểm của Laser nội mạch so với các phương pháp khác:

– Thời gian can thiệp nhanh chóng, người bệnh không phải nằm viện, có thể xuất viện trong ngày, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

– Hiệu quả tương đương với phẫu thuật

– Không đau, không chảy máu, không nhiễm trùng

– Không để lại sẹo

– Biến chứng rất ít, chủ yếu bầm tím nhẹ vùng gây tê trong tuần đầu tiên sau can thiệp

Hình ảnh trước và sau 10 ngày can thiệp suy giãn tĩnh mạch nông chân phải

Các lưu ý sau can thiệp bằng Laser nội mạch:

          – Người bệnh có thể đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh các vận động mạnh như chạy, leo cầu thang trong khoảng 7-10 ngày.

– Duy trì tất (vớ) áp lực 36-72 giờ sau can thiệp để tăng hiệu quả của can thiệp.

– Bổ sung thức ăn giàu chất xơ, vitamin nâng cao thể trạng, tránh táo bón.

– Tái khám đều nhằm mục địch phát hiện các nhánh giãn mới để có thể lên kế hoạch can thiệp kịp thời.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

☎ThS.Bs.Đoàn Dư Mạnh: 0918025522 ☎HOTLINE: 1900 6951

– Phòng Chăm sóc khách hàng – Tầng 2 – Tòa nhà kỹ thuật cao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Suy tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý gây ra nhiều mệt mỏi cho bệnh nhân ở vùng chi dưới như phù chân, nhức mỏi, nặng chân, chuột rút... và thậm chí có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm hơn như bệnh chàm, loét chân, chảy máu... Hiện nay, việc điều trị suy tĩnh mạch chi dưới đang áp dụng thêm phương pháp Laser nội mạch – một liệu pháp mới đem lại hiệu quả cao.

Suy tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi đơn giản hơn là suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giảm. Điều này dẫn đến sự ứ đọng lại của máu, gây ra biến đổi nguy hiểm liên quan đến huyết động và một số biến dạng của tổ chức mô xung quanh.

1.1 Yếu tố nguy cơ

Theo Ths.Bs Nguyễn Trung Anh, hiện là Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: hiện đã có khoảng 25% - 35% dân số mắc phải bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Bệnh lý này thường có một số yếu tố nguy cơ như:

  • Tuổi tác: các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch tăng dần theo độ tuổi;
  • Thừa cân - béo phì;
  • Yếu tố di truyền;
  • Giới tính: bệnh xuất hiện ở nữ giới với tần suất cao hơn so với nam giới;
  • Các công việc đòi hỏi người làm phải ngồi lâu hoặc đứng lâu...

1.2 Dấu hiệu của chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Các bác sĩ cho biết, ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ rất khó để phát hiện bệnh thông qua triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh có thể có một số biểu hiện như:

  • Đau chân và mỏi chân, cảm thấy nặng chân;
  • Khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, chân có dấu hiệu ngồi nhiều;
  • Đêm chuột rút và thường có cảm giác châm chích trên vùng cẳng chân...

Chuột rút là dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới

Nguyên tắc điều trị chứng suy tĩnh mạch chi dưới bằng Laser nội mạch là phóng thích một lượng năng lượng vừa đủ đến lòng tĩnh mạch, từ đó phá hủy tĩnh mạch bằng các phản ứng sinh lý không đảo ngược. Cụ thể hơn, ánh sáng laser sẽ làm teo vùng tĩnh mạch bị giãn, không cho máu chảy qua.

Phương pháp Laser nội mạch lần đầu tiên được sử dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông dưới da vào năm 1989 với bước sóng 1064mm. Đến cuối thế kỉ 20 – đầu thế kỷ 21, nhiều nghiên cứu khác đã được công bố chứng minh khả năng điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính bằng laser nội tĩnh mạch với hiệu quả lên đến 97% - 100%.

Hiện nay, Laser nội mạch điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính chi dưới đã được áp dụng phổ biến trên nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khoảng 6 tháng sau điều trị, vùng tĩnh mạch bị đốt bằng laser sẽ teo hoàn toàn hoặc thu nhỏ lại như sợi mướp.

Bệnh nhân sau khi điều trị bằng phương pháp laser nội mạch cũng sẽ dần không còn triệu chứng của bệnh. Đây là phương pháp có độ an toàn cao và đảm bảo hạn chế xâm lấn, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh, không để lại sẹo.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp Laser nội mạch khi:

  • Bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới có biểu hiện triệu chứng, phân loại bệnh trên lâm sàng theo CEAP từ C2 đến C6;
  • Xuất hiện dòng trào ngược tĩnh mạch khi siêu âm Doppler;
  • Các phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả.

Tuy nhiên, laser nội mạch cũng có một số trường hợp chống chỉ định tuyệt đối gồm:

  • Bệnh nhân không có hoặc mất hoàn toàn khả năng đi lại;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Huyết khối tĩnh mạch hình thành sâu ở chi dưới.

Ngoài ra, một số chống chỉ định tương đối gồm:

  • Bệnh nhân dị ứng;
  • Kích thước của tĩnh mạch quá lớn (trên 12mm) hoặc quá nhỏ (dưới 3mm);
  • Tĩnh mạch có hiện tượng xoắn vặn hoặc gấp khúc quá mức / có phình tĩnh mạch theo từng đoạn.

Phương pháp laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch chi dưới đang rất phổ biến trên thế giới

Để đảm bảo an toàn và tốc độ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân là cao nhất, cần chú ý:

  • Có thể xuất viện trong ngày, tuy nhiên bệnh nhân nên ở lại theo dõi tại phòng bệnh trong khoảng 4 tiếng để phòng ngừa các biến chứng có thể xuất hiện;
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc chống phù nề... trong trường hợp cần thiết;
  • Bệnh nhân cần đi lại nhẹ nhàng. Trong thời gian nghỉ ngơi, cần gác chân cao và không tháo tất trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật;
  • Trong vòng 5 ngày, bệnh nhân không được vận động mạnh.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các bất thường sau:

  • Cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng;
  • Tình trạng căng cứng, sưng nề chân đột ngột xảy ra hoặc bị viêm đỏ trên đường đi của tĩnh mạch đã xử lý;
  • Khó thở, tức ngực;
  • Tụ máu hoặc chảy máu tại vị trí chọc mạch khi thực hiện laser nội mạch.

Các biến chứng có thể xảy ra khi điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng Laser nội mạch

  • Huyết khối có khả năng gây thuyên tắc phổi: bệnh nhân phải nhập viện để theo dõi, điều trị chống đông máu;
  • Viêm tắc tĩnh mạch nông: điều trị theo hướng giảm đau – giảm viêm;
  • Tổn thương các dây thần kinh lân cận: theo dõi và kê thuốc giảm đau – kháng viêm;
  • Hoại tử da: điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, có thể cân nhắc ghép da và kết hợp thêm liệu pháp chăm sóc;
  • Chảy máu và tụ máu: thay băng và băng ép tại chỗ.

Hiệu quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính bằng phương pháp Laser nội mạch rất cao, có thể đạt 100% nếu người bệnh đáp ứng tốt và thực hiện cẩn thận các hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ. Do đó, đây là một tin khả quan cho bất kỳ ai đang gặp phải vấn đề này.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói khám suy tĩnh mạch chi dưới giúp bệnh nhân xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ suy tĩnh mạch, từ đó có những biện pháp điều trị can thiệp kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề