Lãi suất vay ngân hàng hiện tại mới nhất năm 2022

Trong số các ngân hàng được khảo sát, MSB vẫn tiếp tục là ngân hàng có lãi suất vay mua nhà thấp nhất ở mức 4,99%/năm.

Bước sang tháng 7, lãi suất vay mua nhà tại các ngân hàng nhìn chung ít có sự thay đổi. Đa số các ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cho vay không đổi so với tháng trước. Khảo sát trong số 13 ngân hàng thương mại, lãi suất vay mua nhà cao nhất là 8,7%/năm và thấp nhất là 4,99%/năm.

 Nguồn: KienlongBank.

Như đã nói ở trên, mức lãi suất vay mua nhà thấp nhất trong tháng này vẫn là 4,99%/năm tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB). Mức lãi suất này được áp dụng cố định trong 3 tháng đầu với các khoản vay có thời hạn trên 24 tháng. Đồng thời gói vay này cũng hỗ trợ khách hàng vay tối đa 90% giá trị của căn nhà dự định mua cùng thời hạn cho vay kéo dài tới 35 năm.

Lãi suất vay mua nhà tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) cũng tiếp tục duy trì ở mức 5%/năm cố định trong 6 tháng đầu. Sau đó, mức lãi suất mà khách hàng phải trả hàng tháng sẽ là 12%/năm.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong cũng đang triển khai lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm cho các khoản vay có mục đích mua nhà, sửa nhà. Hạn mức cho vay tại ngân hàng này cũng khá cao, lên tới 90% phương án vay vốn cùng với thời gian vay kéo dài từ 10 năm đến 30 năm.

Trong tháng 7 này có 2 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất cho vay là Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) và Ngân hàng Quốc Tế VIB. UOB đã tăng mạnh lãi suất cho vay mua nhà từ mức 6,49% năm trong tháng trước lên mức 7,69%/năm trong tháng này. Ngân hàng này hỗ trợ cho vay với số tiền từ 400 triệu đồng đến 30 tỷ đồng, thời hạn vay tối đa là 25 năm. 

VIB cũng đã điều chỉnh tăng 0,2 điểm % lãi suất lên mức 8,7%/năm cho các khoản vay với mục đích mua nhà. Tuy nhiên hạn mức cho vay tại đây khá cao lên tới 90% và thời gian cho vay là 30 năm.

Tổng hợp lãi suất vay mua nhà tại các ngân hàng tháng 7/2022

STT

Ngân hàng

Lãi suất ưu đãi (%/năm)

Tỷ lệ cho vay tối đa (%)

Kỳ hạn vay tối đa (năm)

1

MSB

4,99

90

35

2

PVcomBank

5

85

20

3

TPBank

5,9

90

30

4

Woori Bank

6,1

70

30

5

Hong Leong Bank

6,19

80

25

6

BIDV

6,2

100

20

7

HSBC

6,2

70

25

8

UOB

6,49

75

25

9

Techcombank

6,69

70

35

10

Ngân hàng Phương Đông

6,99

100

30

11

SCB

7,9

100

25

12

Shinhan Bank

8,2

70

30

13

VIB

8,5

90

30

Nguồn: Tổng hợp.

Tại mỗi ngân hàng, điều kiện để đăng ký vay mua nhà sẽ được điều chỉnh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số quy định cơ bản mà tất cả các ngân hàng đều áp dụng như: Khách hàng đủ 18 tuổi trở lên, thu nhập ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ, có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu được ghi nhận trên hệ thống ngân hàng. 

STT

Ngân hàng

Điều kiện vay

1

VPBank

- Khách hàng có thu nhập từ 4,5 triệu đồng/tháng

- Tài sản bảo đảm gồm có: Bất động sản hoặc giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc…

2

Hong Leong Bank

- Từ 18 đến 65 tuổi

- Có thu nhập chứng minh từ lương, chủ doanh nghiệp, cho thuê nhà, chủ hộ kinh doanh cá thể

- Đảm bảo bằng chính ngôi nhà đang mua. Chỉ áp dụng đối với tài sản thế chấp tại HCM (trừ Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi), trung tâm Hà Nội và Bình Dương (Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An).

3

Standard Chartered

- Người vay vốn là Người Việt Nam hoặc Người nước ngoài có vợ/ chồng là Người Việt Nam.

- Người vay chính và Người đồng vay phải có quan hệ ruột thịt (cha con/ mẹ con/ vợ chồng/ anh chị em).

- Khách hàng là Nhân viên: Tuổi từ 21 trở lên nhưng không quá 55/60 tuổi (Nữ/Nam) tại thời điểm đáo hạn. Người vay là Nhân viên chính thức 3 tháng tại vị trí hiện tại/ hoặc có thâm niên 1 năm làm việc (đối với Khách hàng nhận lương).

- Khách hàng là chủ doanh nghiệp: Tuổi từ 21 tuổi trở lên nhưng không quá 70 tuổi tại thời điểm đáo hạn. Có 3 năm hoạt động kinh doanh.

4

PVcomBank

- Độ tuổi từ 18 - 70 tuổi

- Thu nhập tối thiểu từ 5 triệu đồng/tháng

- Cư trú/làm việc tại Tỉnh/Thành phố có trụ sở PVcomBank

- Khách hàng không có nợ xấu, nợ nhóm 2 tại thời điểm cấp tín dụng

5

Techcombank

- Khách hàng từ 18 tuổi trở lên.

- Có thu nhập ổn định, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

6

Vietcombank

- Khách hàng cá nhân trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 65 tuổi

- Có thu nhập ổn định từ 5 triệu đồng trở lên

- Có tài sản đảm bảo là bất động sản, giấy tờ có giá

7

MSB

- Độ tuổi từ 20 – 65.

- Thu nhập tối thiểu từ 5 triệu đồng/ tháng.

- Có tài sản thế chấp của khách hàng hoặc của người thân.

- Cư trú hoặc làm việc tối thiểu 1 tháng tại cùng tỉnh thành phố với chi nhánh/ đơn vị kinh doanh MSB tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

8

Woori Bank

- Cá nhân từ 18 tuổi trở lên & tối đa 70 tuổi (vào thời điểm đáo hạn khoản vay).

- Có thời gian làm việc tối thiểu: 06 tháng liên tục đối người đi làm thuê và 12 tháng hoạt động liên tục đối với chủ doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể.

- Chứng minh được năng lực trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

- Có tài sản bảo đảm là Bất động sản của người vay hoặc của người thân hoặc Tài sản hình thành từ vốn vay (đã có giấy chứng nhận – sổ đỏ).

- Có lịch sử vay trả nợ tốt, không có nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại thời điểm vay vốn.

9

Eximbank

- Khách hàng có lịch sử tín dụng tốt.

- Khách hàng có nguồn thu nhập tốt, ổn định.

- Khách hàng có phương án sử dụng vốn hiệu quả và có đủ khả năng trả nợ vay theo quy định của Eximbank và quy định của pháp luật.

10

MBBank

- Khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

- Độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến không quá 70 tuổi tại thời điểm kết thúc khoản vay.

- Có hộ khẩu/sổ tạm trú (KT3) tại Tỉnh/Thành phố nơi MB có trụ sở.

- Có khả năng tài chính đảm bảo nguồn trả nợ cho khoản vay.

- Khách hàng đáp ứng các quy định và điều kiện cho vay của MB.

11

HSBC

- Công dân Việt Nam hoặc Việt Kiều

- Tuổi từ 18 đến 65

- Thu nhập tối thiểu 10 triệu VND mỗi tháng

- Người đang cư trú tại Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ (Quảng Nam), Huế

- Nhà thế chấp nằm trên địa bàn TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và được định giá từ 800 triệu VND trở lên hoặc nằm trên địa bàn Đà Nẵng và được định giá từ 500 triệu VND trở lên

12

VIB

- Người Việt Nam, hoặc người Việt Nam có vợ/chồng là người nước ngoài.

- Từ 18 tuổi và không quá 70 tuổi khi đáo hạn khoản vay.

- Địa chỉ cư trú/làm việc: Tại các tỉnh/thành phố có Chi nhánh/ Phòng giao dịch của VIB.

- Có thu nhập ổn định tối thiểu 10 triệu VND/tháng và chứng minh được nguồn thu nhập.

- Không có nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất

Ngọc Mai

(Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN)

Trong bối cảnh tiền VND chịu áp lực mất giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát được đặt lên cao, giới phân tích nhận định, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Tuy nhiên, mức tăng lãi suất sẽ chưa quá lớn để vẫn có thể hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch.

Lãi suất cho vay thực tế đã nhích tăng?

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm 2022, tăng trưởng tín dụng đạt tới 9,35% trong khi huy động vốn chỉ tăng khoảng 4,51%.

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới công bố, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng trong nửa đầu năm được giải thích bởi một loạt các yếu tố như nhu cầu tín dụng phục hồi và việc phản ánh mức độ tăng của giá hàng hóa.

Trong khi đó, tăng trưởng huy động chỉ ở mức 4,5% so với đầu năm. Nhiều ngân hàng thương mại theo đó đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn và tăng nhanh hơn dự kiến. Lãi suất cho vay cũng bắt đầu tăng vào cuối quý 2/2022.

Thanh khoản toàn hệ thống chịu áp lực vào đầu quý 2/2022 sau sự cố của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng lên 2,5% và lãi suất huy động của một số ngân hàng tăng trong khoảng 10-95 điểm cơ bản.

Tuy vậy, dữ liệu của SSI cũng ghi nhận áp lực tăng lãi suất tiền gửi đã dần giảm bớt trong tháng 5-6/2022, do các ngân hàng trong nửa đầu năm 2022 đã sử dụng gần như hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp.

Do đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã bình thường trở lại, xuống dưới 1% và một số ngân hàng thậm chí còn hạ lãi suất đối với các khoản tiền gửi có giá trị nhỏ vào cuối tháng Sáu.

Với nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay đã bắt đầu tăng từ 1-2% so với đầu năm với các khoản giải ngân mới. Thực tế, ghi nhận ở một số ngân hàng thương mại, một số khoản cấp tín dụng trước đó như cho vay mua nhà, đầu tư bất động sản… đã được các ngân hàng điều chỉnh tăng.

Trong khi đó, kết quả điều tra xu hướng do Vụ Dự báo-Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cho biết, các tổ chức tín dụng đã nỗ lực thu hẹp chênh lệch lãi suất biên và phí phi lãi suất để hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh.

[Biến động ngược chiều tỷ giá tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?]

Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cho biết tiếp tục giữ nguyên hoặc có xu hướng “thắt chặt nhẹ” các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Nhiều tổ chức tín dụng dự kiến, trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện hơn so với nửa đầu năm nay ở tất cả các lĩnh vực.

Các tổ chức tín dụng dự kiến sẽ tiếp tục “thắt" nhẹ các điều khoản và điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản, nhưng sẽ nới lỏng hơn đối với cho vay sản xuất kinh doanh.

Lãi suất có thể tăng sớm hơn dự kiến

Theo SSI, trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý 2/2022, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể ổn định thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.

Tuy nhiên, do chênh lệch tăng trưởng tín dụng-tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào, nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh. Do đó, áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu, nếu hạn mức tín dụng được nới.

Hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Đồng thời, một số ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, do mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34% và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022.

Chuyên gia SSI cho rằng, lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng. Cả năm 2022, lãi suất huy động có thể tăng 1-1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1%-2% so với năm 2021.

Trong khi đó, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Trong năm 2023, SSI dự báo diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm.

Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần (CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023).

Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 điểm cơ bản và tiệm cận mức trước COVID-19 tại một số ngân hàng.

Trong dự báo mới đây, các tổ chức quốc tế cũng nhận định Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tăng lãi suất điều hành sớm hơn dự kiến.

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong số ít ngân hàng trung ương ở châu Á chưa bắt đầu thắt chặt tiền tệ.

Tuy nhiên, rủi ro lạm phát gia tăng (dù phần lớn là lạm phát “nhập khẩu” từ nước khác) sẽ thúc giục cơ quan này cần phải thắt chặt tiền tệ.

Dựa trên những dự báo của HSBC, ông Khoa cho biết, lạm phát nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng hơn từ quý 4/2022, thậm chí có lúc vượt trần 4% của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, thời điểm áp dụng biện pháp bình thường hóa tiền tệ sẽ đến sớm hơn trong bối cảnh áp lực giá gia tăng.

Các chuyên gia của HSBC vẫn giữ quan điểm về việc Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ sở trong quý 3/2022 (hiệu lực từ quý 4/2022); đồng thời dự báo sẽ tăng 50 điểm cơ sở mỗi quý kể từ quý 4/2022 cho đến quý 2I/2023. Lãi suất điều hành theo đó sẽ tăng mạnh lên 6,5% vào cuối quý 3/2023.

Trong khi đó, Ngân hàng Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách ở mức 4% trong năm 2022 và có thể sẽ thực hiện bình thường hóa chính sách vào quý 4/2023 với việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 4,5%.

Dẫu vậy, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered cũng cho rằng, dù Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra tín hiệu về sự thay đổi trong lập trường.

Cùng đó, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam cũng chỉ vừa mới bắt đầu, nhưng khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, khi lạm phát ngày càng gia tăng và VND mất giá nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lập trường “diều hâu”-chính sách kinh tế ủng hộ tăng lãi suất để chống lạm phát./.

Hứa Chung (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề