Lai suất trung bình hang năm từ 2008 đến 2023 năm 2024

Lãi suất cơ bản VND đã chính thức được Ngân hàng nhà nước nâng từ mức12% lên 14%/năm bắt đầu từ hôm qua (11-6). Đây là cơ sở để các ngân hàng thương mại ấn định lãi suất cho vay nhưng tối đa cũng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản, tương đương 21%/năm. Ngày đầu tiên tăng lãi suất cơ bản VND lên 14%, các ngân hàng thương mại ngay lập tức điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

“Siêu” lãi suất mới

Dạo quanh các ngân hàng ở khu vực TP.HCM, tình hình lãi suất huy động vốn đã được một số ngân hàng đưa lên từ mức hơn 16%/năm lên 19,2%/năm. Tuy nhiên, lượng khách gửi tiền tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại vẫn bình thường, chưa có dấu hiệu gia tăng như những lần trước. Trong hệ thống ngân hàng thương mại, SeABank là ngân hàng đầu tiên công bố bảng lãi suất mới. Sáng hôm qua, ngân hàng này đã cho trình làng sản phẩm mới “Tiết kiệm siêu lãi suất mới” có lãi suất cao nhất trên thị trường lên đến 19,20%/năm đối với khách hàng gửi kỳ hạn 13 tháng. Những khách hàng gửi kỳ hạn sáu tháng cũng hưởng mức lãi suất 18%/năm, 12 tháng 18,6%/năm. Tuy nhiên, để hưởng lãi suất cao, khách hàng cũng phải cam kết với ngân hàng không rút trước toàn bộ số tiền gửi với bất kỳ lý do nào.

Tương tự, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, SHB, OCB, Techcombank cũng chính thức tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VND. Techcombank với mức lãi suất cao nhất cũng lên tới 17,8%/năm. Ngân hàng Sài Gòn Công Thương tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VND ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ ba đến sáu tháng áp dụng lãi suất cuối kỳ là 17,50%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng, hai tháng áp dụng lãi suất cuối kỳ 17%/năm. Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ một đến 12 tháng 17,80%/năm. Khoảng hai giờ chiều hôm qua, Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng tuyên bố điều chỉnh lãi suất mới cho sản phẩm “Siêu lãi suất-siêu linh hoạt” lên mức 16,32%/năm nhằm giúp khách hàng tránh tác động của lạm phát, bảo toàn giá trị tiền gửi. Một số ngân hàng khác vẫn chưa vội tăng lãi suất mà đang trong tư thế thăm dò diễn biến của thị trường.

Giúp ngân hàng thuận lợi hơn

Ông Phạm Quốc Thanh, Phó Tổng Giám đốc ABBANK, cho biết mức tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng này vẫn ổn định nên chưa có động thái tăng lãi suất. Việc Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản sẽ thuận lợi cho các ngân hàng thương mại. Từ đây cũng giúp các ngân hàng đảm bảo được lợi nhuận cho hoạt động của mình.

Việc Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản huy động vốn lên 14% và yêu cầu bỏ phí cộng thêm vào lãi suất cho vay là hoàn toàn hợp lý khi lạm phát năm tháng đầu năm 2008 đã tăng lên trên 25%. Tuy nhiên, tăng lãi suất cơ bản vẫn chưa làm cho lãi suất tiết kiệm thực dương. Thế nhưng đây là động thái cần thiết. Nó giúp các ngân hàng thương mại dễ dàng thu hút người dân gửi tiết kiệm với lãi suất cao. Hiện tại, lãi suất huy động đã vượt ngưỡng 19%/năm nhưng lãi suất đầu ra bị khống chế ở mức 21%/năm sẽ làm cho ngân hàng phải tiết kiệm tối đa phí. Hơn nữa, ngân hàng huy động lãi suất cao thì cho vay cũng sẽ cao làm cho doanh nghiệp vay vốn phải tính toán kỹ lưỡng hơn mới dám vay.

Quan sát việc tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại trong những ngày qua cho thấy ngân hàng đã chuyển từ huy động ngắn hạn một vài tuần sang dài hạn trên 12 tháng. Hơn nữa, các ngân hàng đang chuyển hướng sang thu hút khách hàng VIP, có số tiền từ năm tỷ đến 10 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị ECB ngày 16/3 đã quyết định nâng các mức lãi suất chính thêm 50 điểm cơ bản (0,5%), trong đó lãi suất tái cấp vốn chủ chốt sẽ được tăng lên 3,5%, lãi suất cho vay cận biên tăng lên 3,75% và lãi suất tiền gửi qua đêm tăng lên 3%. Các mức lãi suất mới có hiệu lực từ ngày 22/3/2023.

Quyết định này của ECB đã được hầu hết giới chuyên môn và nhà đầu tư kỳ vọng, nhất là khi Giám đốc ECB, bà Christine Lagarde, đã nhiều lần đề cập tới bước đi này.

Không chỉ ở Mỹ xảy ra tình trạng bất ổn đáng kể trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse cũng đang gặp khó khăn và được cho phải vay Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ 50 tỷ Franken để bảo đảm thanh khoản. Điều này khiến giới chuyên môn nhận định về khả năng thay đổi kế hoạch tăng lãi suất của ECB.

Với quyết định tiếp tục tăng lãi suất, ECB đang cố gắng phản ứng với tình trạng lạm phát cao ở Khu vực Eurozone, vốn lên mức 8,5% trong tháng 2/2023 sau khi chạm mức 8,6% trong tháng trước đó. Mức lạm phát lõi, hay lạm phát không tính các biến động mạnh như giá năng lượng và lương thực, đã tăng từ 5,3% lên 5,6% - mức cao nhất trong lịch sử của liên minh tiền tệ châu Âu.

ECB cũng đã nâng dự báo tăng trưởng tại khu vực Eurozone trong năm 2023 lên 1%, nhờ giá năng lượng giảm và "khả năng chống chịu mạnh mẽ hơn trong môi trường quốc tế đầy biến động". Trước đó, ECB dự báo mức tăng trưởng GDP của Eurozone năm 2023 là 0,5%. Thông báo của ECB cũng dự báo tăng trưởng trong năm 2024 và 2025 đạt 1,6%. Các mức dự báo này thấp hơn so với con số lần lượt là 1,9% và 1,8% trong dự báo trước đó.

Theo TTXVN, tuyên bố của ECB cũng khẳng định lĩnh vực ngân hàng trong Eurozone "có sức chống chịu tốt" trong bối cảnh những rối loạn trên thị trường sau vụ hai ngân hàng lớn của Mỹ liên tiếp đóng cửa.

Giáo sư kinh tế học Volker Wieland cho rằng ECB và Fed đang ở trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" và cách tốt nhất là giải quyết các vấn đề của các ngân hàng một cách nhanh chóng và thuyết phục mà không mất quá nhiều sức vào mặt trận lạm phát. Chủ tịch Viện Ifo của Đức, ông Clemens Fuest, trước đó cũng đã lên tiếng ủng hộ việc ECB kiên trì với việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản như đã công bố.

Chỉ số cổ phiếu ngân hàng châu Âu sụt giảm

Chỉ số cổ phiếu ngân hàng châu Âu sụt giảm trong phiên 16/3 sau khi ECB tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm.

Chỉ số cổ phiếu ngân hàng châu Âu sụt giảm trong phiên 16/3 sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm bất chấp tình hình căng thẳng xung quanh ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) và các ngân hàng của Mỹ khiến nhà đầu tư quan ngại sâu sắc về lĩnh vực ngân hàng khu vực.

Khoảng 20 giờ 30 phút ngày 16/3 theo giờ Việt Nam, chỉ số cổ phiếu ngân hàng châu Âu STOXX giảm 0,1%, ghi nhận mức thấp nhất của 10 tuần. Chỉ số này dự kiến giảm khoảng 4% trong tuần này.

ECB đã nhấn mạnh rằng ngân hàng này sẵn sàng hành động nếu cần thiết để duy trì sự ổn định giá cả và ổn định tài chính.

Tại Mỹ, bước vào phiên giao dịch 16/3 khoảng 30 phút, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,6% xuống 31.677,89 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 0,2% xuống 3.883,01 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,1%.

Chủ đề