Hóa hữu cơ dành cho sinh viên dược

Thực hiện Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/08/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn triển khai Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã phê duyệt, ban hành các chương trình khung cho đào tạo Dược sĩ Đại học. Bộ Y tế tổ chức thẩm định sách và tài liệu dạy học các môn học cơ sở và chuyên môn theo chương trình mới nhằm từng bước xây dựng bộ sách chuẩn trong công tác đào tạo Dược sĩ Đại học ngành Y tế.

Bộ sách Hóa hữu cơ được biên soạn theo chương trình đào tạo môn Hoá học hữu cơ thuộc chương trình giáo dục của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phê duyệt.

Nội dung bộ sách chỉ đề cập những kiến thức lý thuyết về hoá hữu cơ, gồm 40 chương và chia làm 2 tập trình bày những kiến thức cơ bản về danh pháp, cấu trúc, cơ chế phản ứng, tính chất lý học và tính chất hoá học của các hợp chất hydrocarbon, các hợp chất đơn chức, các hợp chất đa chức, hợp chất tạp chức, hợp chất thiên nhiên và hợp chất cao phân tử.

Đối tượng sử dụng chính của bộ sách này là các sinh viên đang theo học tại Trường đại học Dược – khoa Dược các trường đại học ngành Y tế. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những học viên sau đại học.

Sách được biên soạn dựa theo chương trình đã được Bộ Y tế ban hành. Nội dung sách chỉ đề cập những kiến thức lý thuyết về Hoá hữu cơ.

Sách Hoá hữu cơ được các giảng viên giàu kinh nghiệm của Khoa Dược - Đại học Y Dược – Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn. Sách đã được Hội đồng chuyển môn thẩm định sách giáo khoa và tài liệu dạy – học chuyên ngành Dược của Bộ Y tế thẩm định và được Bộ Y tế ban hành làm tài liệu dạy – học chính thức dùng đào tạo dược sĩ đại học của Ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách cần được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.

Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế xin chân thành cám ơn Khoa Dược - Đại học Y Dược – Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tác giả đã bỏ nhiều công sức để biên soạn cuốn sách này. Vì là lần đầu xuất bản nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện.

Bộ môn Hóa Hữu cơ trực thuộc Khoa Dược, trường Đại học Lạc Hồng được thành lập cùng với Khoa Dược vào năm 2013. Văn phòng bộ môn ở phòng I508 cơ sở 6, trường đại học Lạc Hồng.

Bộ môn Hóa Hữu cơ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các học phần của môn học Hóa Hữu cơ cho chương trình đào tạo Dược sĩ Đại học bao gồm: Hóa Hữu cơ 1, Hóa Hữu cơ 2 và Thực hành Hóa Hữu cơ nhằm trang bị cho sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản của môn học Hóa Hữu cơ về các các hiệu ứng điện tử, hiệu ứng lập thể, cơ chế phản ứng, đồng phân, các nhóm định chức chính: danh pháp, điều chế, hóa tính, ứng dụng trong y, dược học và đồng thời thành thạo các kỹ năng về tổng hợp hữu cơ.

Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy, bộ môn còn tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên, hướng dẫn các đề tài của học sinh THPT tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh.

Nhân sự bộ môn bao gồm:

Đối tượng giảng dạy: Sinh viên hệ đại học chính quy, đại học liên thông.

Mục tiêu giảng dạy: Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ cũng như các kiến thức cơ bản về hóa học của các nhóm định chức chính thường gặp trong hóa hữu cơ.

Học phần hóa hữu cơ I cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: Sự hình thành và bản chất của các liên kết hóa học ở hợp chất hữu cơ, các hiệu ứng điện tử, hiệu ứng lập thể, cơ chế phản ứng, đồng phân, các hydrocarbon mạch hở và hyrarocarbon thơm: danh pháp, điều chế, tính chất hóa học và vật lý, khả năng ứng dụng.

Học phần hóa hữu cơ II cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: Danh pháp, cấu tạo, tính chất vật lý, phương pháp điều chế, các phản ứng hoá học của các nhóm chức hữu cơ bao gồm các dẫn xuất halogen, cơ kim, alcohol, phenol, aldehyde, ketone, acid carboxylic, amine, hợp chất dị vòng, các phương pháp để tổng hợp các hợp chất hữu cơ, các phương pháp vật lý, hoá học xác định cấu trúc hoá học của hợp chất hữu cơ.

Học phần Thực hành Hóa Hữu cơ trang bị cho sinh viên kiến thức thực tiễn để minh họa cho lý thuyết đã được học. Sinh viên vận dụng kiến thức cơ bản để định tính các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ, xác định phản ứng các nhóm chức của hợp chất hữu cơ, xác định các thông số vật lý của hợp chất hữu cơ, sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhằm điều chế và tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

Hướng nghiên cứu:

Các nghiên cứu của bộ môn hướng tới là nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu. Từ mục tiêu này, các đề tài nghiên cứu của bộ môn tập trung vào hướng nghiên cứu chính là tổng hợp hạt nano kim loại, nghiên cứu cấu trúc, tính chất và định hướng ứng dụng trong dược phẩm.

Chủ đề