Hình tượng thẩm mỹ là gì

MỸ HỌC đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.72 KB, 7 trang )

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Phân tích vai trò chức năng cảm xúc thẩm mỹ đối
với con người? Tại sao nói lý tưởng thẩm mỹ là Khuôn
vàng thước ngọc cho việc nhận thức đánh giá sáng tạo
mọi giá trị thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật?
Trả lời:
*Vai trò và chức năng của cảm xúc thẩm mỹ đối với con người:
- Trong việc nhận thức khám phá thực tại nói chung:
+ Giúp con người nhận thức được nét phong phú sinh động, cái
tinh tế, độc đáo trong sự vật hiện tượng của thế giới, điều này các
ngành khoa học sử dụng các phép logic thường khó đạt được.
- Trong nghệ thuật:
+ Giúp con người thưởng thức, cảm thụ, sáng tạo cảm xúc tình
cảm thẩm mỹ thamgia cấu trúc của hình tượng nghệ thuật, hình
tượng một khách thể tinh thần, là tình cảm thẩm mỹ được khách
thể hoá.
*Lý tưởng thẩm mỹ:
- Lý tưởng thẩm mỹ là hình dung là khát vọng về những gì hoàn
thiện nhất tốt đẹp nhất mà con người cho rằng cần phải phấn đấu
để đạt tới.
- Đối tượng phản ánh lý tưởng thẩm mỹ:
+ Khía cạnh thẩm mỹ của cái đẹp, cái cao cả.
- Phương thức phản ánh của lý tưởng thẩm mỹ:
+ Theo phương thức tư duy hình tượng thông qua những hình ảnh
trực quan trong đời sống và hình động thực trong nghệ thuật được
cảm nhận thông qua những giác quan đã được mĩ hoá cao độ ( tai,
mắt).
- Vai trò vị trí:
+ Lý tưởng thẩm mỹ trở thành hình thức cao nhất của ý thức thẩm
mỹ, thành khuôn vàng thước ngọc cho việc nhận thức, đánh
giá, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ trong đời sống cũng như trong


nghệ thuật.
- Lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật:
-1-


+ Lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện ở hệ thống hình tượng nghệ thuật:
hình tượng nghệ thuật là hình thức đánh giá, nhận xét cuộc sống,
cái thể hiện rõ nhất lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ.
Nhận xét chung:
- Sự phân chia ý thức thẩm mỹ như trên để tiện quan sát và
nghiên cứu, hoàn toàn mang bản chất giả định.
- Thực tế ý thức thẩm mỹ luôn tồn tại trong một thể thống nhất
biện chứng, trong đó mọi yếu tố có sự hoà quyện với nhau.
Câu 2: Phân biệt hai khái niệm khách thể thẩm mỹ và chu
thể thẩm mỹ? Tìm ví dụ cụ thể để thấy con người luôn lấy
cái đẹp làm thước đo cho mọi sự vật hiện tượng.
Trả lời:
*Phân biệt hai khái niệm chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ:
- Khách thể thẩm mỹ là
phương diện hợp thành mối
quan hệ thẩm mỹ của con
người với thế giới hiện thực, là
sự khái quát những hiện tượng
thẩm mỹ khách quan trong
hiện thực thành các phạm tru
thẩm mỹ cơ bản như: cái đẹp,
cái cao cả, cái bi, cái hài.

- Chủ thể thẩm mỹ là con
người xã hội, con người có ý


thức thẩm mỹ, có khả năng
hưởng thụ, sáng tạo và đánh
giá giá trị thẩm mỹ đối với thế
giới, có những giác quan được
rèn luyện để đồng hoá thế giới
về mặt thẩm mỹ

-2-


*Vd Con người luôn lấy cái đẹp làm thước đo cho mọi sự vật hiện
tượng:
- Người Trung Quốc gọi giai nhân là người đẹp( trong đó giai là đều
là cân đối, hài hoà) ý niệm này khiến tư tưởng thẩm mỹ phong
kiến Trung Quốc là ưa chuộng sự cân đối.Ví dụ như kiến trúc nhà
có hai gian đối xứng nhau,..
- Cái đẹp còn tuỳ thuộc vào quan niệm cá nhân quan niệm tộc
người.
Câu 3: Cái cao cả là gì? Trình bày các lĩnh vực biểu hiện cua
cái cao cả và rút ra ý nghĩa giáo dục to lớn cua cái cao cả
đối với con người. Là sinh viên em phải làm gì để không
ngừng nâng cao nhận thức giáo dục cái cao cả hiện nay.
Trả lời:
- Cái cao cả là phẩm chất thẩm mỹ khách quan của những sự vật,
hiện tượng, con người,..có tầm vóc và sức mạnh to lớn, phi thường
gây nên ở con người cảm xúc choáng ngợp, tình cảm ngưỡng mộ,
thán phục, khơi dậy ở con người sức mạnh vượt qua gian khổ, khát
vọng chiếm lĩnh, chinh phục những đỉnh cao chói lọi.
*Các lĩnh vực biểu hiện của cái cao cả:
- Cái cao cả trong tự nhiên:


+ Tồn tại trong những thuộc tính thẩm mỹ khách quan của những
sự vật hiện tượng, có tầm vóc to lớn, đồ sộ
+ Trới cao lồng lộng, biển rộng mênh mông, vách núi sừng sững,
núi lửa tuôn trào, vực sạu hun hút, dòng sông cuộn chảy,..
+ Chứa đựng những sức mạnh khổng lồ, bí ẩn, gợi cho con người
khả năng chinh phục tự nhiên.
- Cái cao cả trong xã hội:
+ Những công trình sáng tạo vĩ đại của con người
+ Các cuộc cách mạng những trận chiến long trời lở đất
+ Các danh nhân, vĩ nhân, lãnh tụ, anh hung, nghệ sĩ, những con
người có sự nghiệp, công trình, chiến công, hành động, nhân cách
vĩ đại, phi thường.
- Cái cao cả trong nghệ thuật:


+ Phản ánh cái cao cả vốn có của hiện thực của cuộc sống
+ Đối tượng quan trọng của văn học, đặc trưng của thể loại anh
hung ca
+ Tạo ra sức mạnh cảm hoá to lớn đối với người đọc, có ý nghĩa
giáo dục thẩm mỹ nhận thức hết sức sâu sắc, mãnh liệt.
* Ý nghĩa giáo dục tol lớn cái cao cả đối với con người:
- Biết ngưỡng mộ trân trọng kính phục cái cao cả, con người không
biết trân trọng cái cao cả, coi tất cả chỉ là tầm thường, bản thân se
tự biến mình thành tầm thường, thậm chí tha hoá.
- Hạn chế: Tuy nhiên không được sung bái khuất phục cái cao cả,
khiến con người trở nên nhỏ bé, bị thủ tiêu óc sáng tạo, tính tích
cực chủ quan, chỉ còn sự phục tung và niềm tin mu quáng kiểu tốn
giáo.
*Là sinh viên trong nhận thức giáo dục cái cao cả hiện nay:
Câu 4: Trình bày những đặc tính cua quan hệ thẩm mỹ? Tại


sao nói tính chất cảm tính là tính chất đặc thù cua quan hệ
thẩm mỹ? Cho ví dụ và rút ra kết luận cho bản thân.
Trả lời:
*Những đặc trưng của quan hệ thẩm mỹ:
- Tính tinh thần: Chủ thể thẩm mỹ mang tính tinh thần, chỉ cảm
nhận được cái thẩm mỹ trong những trạng thái cảm xúc đặc biệt
của tinh thần(hỉ, nộ, ái, ố).
- Tính xã hội:
+ Chủ thể thẩm mỹ bao giờ cũng là những con người xã hội, là
một sản phẩm của tự nhiên và đồng thời cũng là một sản phẩm
của xã hội, con người là tổng hoà mối quan hệ xã hội.
+ Giá trị thẩm mỹ chủ yếu được xác định bằng các tiêu chí, yếu tố
chính trị, thời đại, văn hoá, nghĩa là những yếu tố xã hội luôn chi
phối những tiêu chí này.
+ Khách thể thẩm mỹ không những có trong tự nhiên mà còn là
những phẩm chất của đời sống xã hội.
+ Quan hệ thẩm mỹ có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn của con
người. Mà hoạt động này luôn mang tính xã hội.


- Tính cảm tính:
+ Khách thể thẩm mỹ luôn luôn tồn tại cụ thể, toàn vẹn, sinh động
một buổi sáng mua xuân rộn rã, một bầu trời trong treo lúc thu
sang, một lời nói đẹp, một hành vi đẹp,.. là những cái có thể tác
động đến giác quan của con người.
+ Chủ thể thẩm mỹ nhận ra những giá trị trước hết bằng con
đường cảm tính. Cái thẩm mỹ đến với con người thông qua các
giác quan trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tưởng tượng (hiện
tượng trong văn học).
+ Quan hệ thẩm mỹ được thiết lập bao giờ cũng được khởi đầu và


duy trì bằng tình cảm thẩm mỹ.
+ Tình cảm thẩm mỹ là yếu tố không thể thiếu của hoạt động
nhận thức, biến thế giới theo quy luật của cái đẹp.
* Tính chất cảm tính là tính chất đặc thù của quan hệ thẩm mỹ vì:
- Không giống như hầu hết các phạm tru khoa học khác là phải
đảm bảo tính khách quan trong nhận thức, khi tiếp nhận một đối
tượng thẩm mỹ, đối tượng thẩm mỹ có tác động trực tiếp đến cảm
xúc thẩm mỹ của chủ thể tiếp nhận, chính tư tưởng tình cảm có
yếu tố chủ quan, càm tính se dẫn đường cho quan hệ thẩm mỹ
khác.
Vd,..
Câu 5: Trình bày bản chất và các lĩnh vực biểu hiện cua cái
đẹp? Cho một vài ví dụ và phân tích để làm sáng tỏ bản
chất và lĩnh vực cua cái đẹp. Từ đó em rút ra được gì cho
bản thân.
Trả lời:
- Cái đẹp trong hiện thực hết sức đa dạng và phong phú (chủng
loại, kích thước, màu sắc, đường nét, cấu trúc) con người dễ dàng
chỉ ra cái này đẹp, cái kia đẹp, cái này làm cho ta dễ chịu, bớt
phiền muộn, cái kia làm cho ta phấn chấn. Nhưng khi cần có một
cái khái quát, một chân lí thì lại hết sức khó khăn.
- Cách đánh giá của mỗi người về cái đẹp lại không bao giờ cung
thống nhất, cung một sự vật, người thì thích, người thì không.
- Các quan điểm trước Marx:


+ Khuynh hướng duy tâm khách quan: platon, hegel
+ Khuynh hướng duy tâm chủ quan: Kant,..
+ Khuynh hướng duy vật: Aristotle
+ Quan điểm của nhà mĩ học dân chủ Nga thế kĩ XIX: Tsernxshevski.


* Vậy cái đẹp là :
- Là những cái hoàn thiện, hài hoà, phu hợp với quan niệm của con
người.
+ Là cái phu hợp với lý tưởng của con người
+ Là cái chân, thiện theo quan niệm của con người
Thoã mãn được ba yếu tố đó là cái đẹp có tính chất lí tưởng.
( trong thực tế khó có thể đạt được sự hoàn thiện này).
* Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp:
a.Cái đẹp trong tự nhiên:
- Do tạo hoá tạo ra tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người.
- Thế giới vô sinh như: sông, núi, biển, trời,..
- Thế giới hữu sinh như: cây cối, động vật, con người,..
b.Cái đẹp trong xã hội:
- Do con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn bao gồm: các giá
trị văn hoá vật thể, phi vật thể.
Cái đẹp trong lao động sản xuất: con người tạo ra
những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị
thẩm mỹ tích cực đối với xã hội

Chủ thể sản xuất
đồng thời là chủ
thể thẩm mỹ

Chủ thể
thẩm mỹ
thuộc
Nhóm chủ

Sản phẩm có khả


năng
Trở thành khách
thể thẩm mỹ


- Do con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn bao gồm: các giá
trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
+ Cái đẹp trong quan hệ xã hội
- Cơ sở khách quan công bằng, tự do, dân chủ, bác ái, văn minh
- Cơ sở chủ quan: mỗi cá nhân phải là một chủ thể thẩm mỹ có
vốn văn hoá sâu rộng
+ Vẻ đẹp hình thể, tính cách tâm hồn con người cũng là sản phẩm
của xã hội, con người đã thẩm mỹ hoá chính bản thân mình.
c.Cái đẹp trong nghệ thuật:
- Tất cả cái đẹp trong tự nhiên, xã hội và con người được tập trung
trong nghệ thuật- nơi hội tụ của cái đẹp, trong bất cứ lĩnh vực nào
con người cũng mong muốn sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
*Một tác phẩm nghệ thuật được coi là đẹp nếu nó thoã mãn yêu
cầu sau:
- Thứ nhất: Tác phẩm phải phản ánh một cách sinh động chân thực
cuộc sống
- Thứ hai: Tác phẩm phải làm hoàn thiện của hình thức trong đó
mức độ hoàn thiện của hình thức là yếu tố quyết định đến sản
phẩm nghệ thuật ấy có thể được coi là tác phẩm nghệ thuật hay.
- Thứ ba: tác phẩm nghệ thuật phải thể hiện được tình cảm nhân
đạo chủ nghĩa phải làm cho công chúng nghệ thuật tôn trọng giá
trị con người, yêu cuộc sống nhân gian.
- Thứ tư: Trong cuộc đấu tranh chính trị xã hội, có thể đưa thêm
tiêu chí tính Đảng, tính giai cấp, tinh dân tộc để đánh giá các tác
phẩm các xu hướng nghệ thuật.


Vd,..



Video liên quan

Chủ đề