Hàng hóa không đảm bảo chất lượng là gì

Nội dung chính[Ẩn]

Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vậy thì chất lượng sản phầm là gì? Những yêu tố nào tạo nên chất lượng hàng hóa trong thị trường hội nhập sâu rộng.

1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản:

“ Chất lượng sản phẩm hay chất lượng hàng hóa là toàn bộ những thuộc tính của sản phẩm nói lên bản chất cũng như đặc điểm, tính cách của sản phẩm có giá trị riêng, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện có, quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.”

Hoặc có thể hiểu trên từng phương diện như sau:

  • Quan điểm siêu việt về chất lượng: Chất lượng được coi là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại;
  • Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: Khi đứng trên góc độ của người sản xuất thì chất lượng sản phẩm chính là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với tập hợp những yêu cầu, hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế định sẵn từ trước đó;
  • Quan niệm chất lượng theo hướng sản phẩm: Khi đứng trên góc độ này người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạp hợp các thuộc tính phản ánh những tính năng tác dụng của sản phẩm;
  • Quan niệm chất lượng theo thị trường: Là sự phù hợp với mục đích và theo những yêu cầu của người sử dụng đề ra, mong muốn trên thị trường. Quan niệm này có thể được xuất phát từ giá cả (những sản phẩm ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được), xuất phát từ cạnh tranh.

Hình ảnh minh họa về chất lượng sản phẩm là gì?

✍ Xem thêm: 5 lưu ý khi thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm 

2. Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm?

Để tạo nên chất lượng sản phẩm, thì không những về chất lượng tốt mà sản phẩm đem lại, ngoài ra bên cạnh đó nó còn mang rất nhiều sản phẩm mà bạn cần chú ý tới, ví dụ như:

  •  Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm: đây là yếu tố bề ngoài của sản phẩm khi nhắc đến sự thẩm mỹ, yếu tố này được thể hiện qua cách bài trí màu sắc, hình dạng, kích thước, đường nét của sản phẩm có gây ấn tượng thu hút cho khách hàng hay không?
  •  Những thuộc tính về chức năng tác dụng của sản phẩm hay còn gọi một cách đơn giản hơn là những tính năng mà sản phẩm đem lại.
  •  Tuổi thọ sản phẩm cũng được coi là những yếu tố cấu thành lên chất lượng sản phẩm, tuổi thọ sẽ thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong những điều kiện hoạt động bình thường trong thời gian cụ thể.

Những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm 

  •  Mức độ tin cậy của sản phẩm là khả năng hoạt động đúng, chính xác như thiết kế đề ra.
  •  Sự tiện dụng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm, tính tiện dụng được thể hiện ở khả năng vận chuyển hay dễ sử dụng sửa chữa hoặc dễ bảo quản.
  •  Mức độ an toàn được xem là yếu tố hàng đầu của khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm. Một chất lượng sản phẩm đạt chuẩn không thể nào thiếu vắng bóng đi sự an toàn, lành tính mà nó đem lại. Điều đó sẽ gây dựng nên những thương hiệu hoàn toàn có ích cho cộng đồng những người tiêu dùng.
  • Ngoài những yếu tố trên thì ngày nay khi xét đến phương diện pháp luật thì hoàn toàn không thể quên đi mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm. Mức độ gây ô nhiễm này sẽ được quy định theo từng quốc gia, tùy thuộc vào sự ô nhiễm của mỗi quốc gia mà có những mức phạt hành chính khác nhau.
  • Chất lượng sản phẩm còn bao gồm tính kinh tế, tài chính của sản phẩm, được thể hiện ở mức độ tiết kiệm chi phí và tổng sản xuất trên số lượng tiêu thụ sản phẩm.
  • Đặc biệt, để quản lý tốt các yếu tố trên thì doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình 1 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp tổ chức có thể theo dõi đánh giá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

1 chiến lược chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển 

✍ Xem thêm: QMS là gì? Thế nào là hệ thống quản lý chất lượng 

3. Trách nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Để sản phẩm, hàng hoá bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để tác động lên các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá.

  - Người sản xuất: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu dùng và người khác.

  - Người nhập khẩu: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập khẩu gây ra cho người tiêu dùng.

  - Người bán hàng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm sơn cho doanh nghiệp 

  - Người xuất khẩu: có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

  - Người tiêu dùng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng; các quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm định định kỳ đối với những hàng hóa này.

Kết luận

Chất lượng sản phẩm ngày nay không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có vô vàn chất lượng sản phẩm khác nhau để phục vụ cho mục đích tăng thêm lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ cung ứng cũng cần phải có chiến lược chất lượng đảm bảo cho hàng hóa sản phẩm của mình luôn được người tiêu dùng đón nhận và sử dụng thường xuyên. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn về chứng nhận chất lượng sản phẩm xin vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email để được hỗ trợ sơm nhất và tận tình nhất.

Tại tỉnh Bắc Kạn, có phản ánh của nhiều hộ dân về chất lượng gạch xây dựng của Nhà máy gạch Tuynel Cẩm Giàng; bở bùng bục như bánh khảo; Trưởng Phòng Kinh tế Xây dựng; Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo; sau đó đề xuất lập đoàn kiểm tra. Vậy, trong trường hợp Nhà máy sản xuất gạch kém chất lượng;thì vụ việc gạch “bở” như khoai ở Bắc Kạn cơ sở sản xuất có phải bồi thường? Bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Luật chất lượng hàng hóa 2007

Nội dung tư vấn

Theo Báo Giao thông, anh Hà Quang Tuấn (trú tại tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, Bắc Kạn) cho biết; khi gia đình anh đang hoàn thiện ngôi nhà mới xây; thì phát hiện khoảng 600 viên gạch thừa để trên trần nhà bị mủn, vỡ vụn. Chỉ cần dùng tay không bóp nhẹ các viên gạch cũng bở ra như khoai luộc.

Thậm chí, khi hoàn thành xây dựng phần thô; thợ điện nước có nói lại là quá trình đục tường; lắp đường ống dẫn nước thấy có nhiều viên gạch bị non; mềm hơn bình thường nhưng gia đình không để ý, cho đó là chuyện bình thường trong sản kinh doanh.

Sau đó, đã có hơn 10 gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phản ánh gặp trường hợp tương tự, ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Qua điều tra sơ bộ của Công ty nhận thấy, có thể hiện tượng gạch nổ, bở ra như trên là do than đá có lẫn đá vôi được trộn vào đất làm gạch trong quá trình sản xuất gây ra.

Vấn đề phức tạp hơn khi ông Vũ Gia Thắng, người phụ trách vận chuyển, cung cấp than cho Nhà máy gạch Tuynel Cẩm Giàng khẳng định do lấy than ở bãi than khác cho nên mới xảy ra hiện tượng này.

Trách nhiệm đơn vị sản xuất vụ việc gạch “bở” như khoai ở Bắc Kạn là gì? Trước hết, khi các cơ quan chức năng nắm bắt được thông tin này, thì vẫn chưa có kết luận chính thức của đoàn kiểm tra. Tuy nhiên, theo phía đơn vị sản xuất, hiện tượng gạch bị lỗi như vậy là do chất lượng than.

Như vậy, khi xử lý vụ việc theo nguyên nhân là do chất lượng than, tức là do phía đơn vị sản xuất. Do đó, pháp luật quy định trách nhiệm của nhà máy với các gia đình.

Căn cứ Điều 61 Luật Luật chất lượng hàng hóa 2007 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“Điều 61

Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài“.

Do đó, Nhà máy có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các gia đình; đã sử dụng gạch của nhà máy do không đảm bảo chất lượng gạch. Việc bồi thường sẽ dựa trên thỏa thuận của hai bên.

Trong trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì bồi thường theo quyết định của tòa án hoặc trọng tài.

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Công ty sở hữu nhà máy gạch, phía Nhà máy chấp nhận đổi trả, bồi thường toàn bộ phần công trình phải tháo dỡ cho người dân. Đồng thời, cam kết bảo hành, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng gạch trong quá trình sử dụng công trình.

Với gia đình anh Tuấn, đại diện lãnh đạo; CTCP Sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn đã đến gặp gỡ gia đình; cam kết bảo hành chất lượng sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp trên cam kết bảo hành gạch xây dựng công trình trong 2 năm. Nếu chất lượng gạch không bảo đảm Công ty sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm; đền bù chi phí xây dựng cho gia đình.

Như vậy, hai bên đã lựa chọn cách giải quyết là thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại. Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại nên được lập thành văn bản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về “Bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng“. Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0833.102.102

Xem thêm:

  • Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào?
  • Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.

Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích

Người dùng chất kich thích dẫn đến không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; gây ra thiệt hại thì có trách nhiệm bồi thường. Căn cứ khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015

Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào?

Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Video liên quan

Chủ đề