Hàng hóa có mặt trên thị trường walmart năm 2024

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Bên cạnh việc sử dụng các cửa hàng tạp hóa có chi phí thấp và biên lợi nhuận không cao để thu hút khách hàng, tập đoàn siêu thị Walmart đang bổ sung thêm hơn chục dòng hàng hóa mới.

Bên cạnh việc sử dụng các cửa hàng tạp hóa có chi phí thấp và biên lợi nhuận không cao để thu hút khách hàng, tập đoàn siêu thị Walmart đang bổ sung thêm hơn chục dòng hàng hóa mới đắt tiền hơn để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh Walmart muốn thay đổi hình ảnh của mình từ một nhà cung cấp hàng giảm giá thành một điểm đến cho khách hàng mua hàng gia dụng và quần áo thời trang.

Cửa hàng của tương lai

Áo phông Reebok, phụ kiện Justice, áo sơ mi nam từ Chaps là ba trong nhiều thương hiệu mà Walmart đang bày bán trong các "Cửa hàng của tương lai".

Để thiết lập các "Cửa hàng của tương lai", Walmart đang cải tạo 700 cửa hàng như một phần của kế hoạch chi tiêu kỷ lục 17 tỷ USD. Đến cuối năm, các sản phẩm quần áo mới và đồ trang trí nhà cửa sẽ được trưng bày trong các cửa hàng được tân trang lại.

Ông Arun Sundaram, nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính CFRA dự kiến Walmart sẽ chi 5,7 tỷ USD để cải tạo các cửa hàng của mình trong năm nay, tăng so với mức 5 tỷ USD năm 2022 và 3,3 tỷ USD năm 2021.

Nhằm thúc đẩy việc quảng bá sản phẩm, Walmart áp dụng chiến lược cộng tác với người nổi tiếng, với việc giới thiệu các mẫu quần áo nữ của nhà thiết kế Brandon Maxwell, giám khảo của chương trình thiết kế thời trang "Project Runway" và các sản phẩm do hai chuyên gia về sắp xếp nhà cửa Clea Shearer và Joanna Teplin phát triển từ chương trình "The Home Edit" trên Netflix.

Tại một hội nghị với các nhà đầu tư diễn ra ngày 6/6 mới đây, bà Denise Incandela, Phó Chủ tịch phụ trách may mặc và thương hiệu tư nhân của Walmart cho biết hầu hết hàng hóa đều có giá từ 15-50 USD.

Walmart đã bày bán phần lớn các thương hiệu quần áo riêng với giá từ 15 USD trở xuống. Nhưng theo bà Incandela, cựu Giám đốc điều hành của Saks và Ralph Lauren, nghiên cứu của Walmart cho thấy 80% khách hàng của họ đang mua quần áo giá cao hơn ở nơi khác.

Phát biểu trước các nhà đầu tư của Walmart, bà cho rằng chiến lược của Walmart là chuyển đổi những người mua sắm có ý thức về giá sang những người mua sắm có ý thức về phong cách. Đây là một sự chuyển đổi lớn về thời trang.

Đánh giá của chuyên gia

Các nhà phân tích nhận định người dân Mỹ mua sắm quần áo, giày dép và các đồ gia dụng như ghế và đèn từ hàng triệu cửa hàng và trên các nền tảng trực tuyến mỗi ngày. Điều này khiến không một nhà bán lẻ nào có được sự thống trị vượt trội trên các thị trường phân mảnh cao như vật dụng trang trí nhà cửa và may mặc.

Dù vậy, các nhà bán lẻ nhỏ hơn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Walmart về quy mô và khả năng ép giá các nhà cung cấp với hứa hẹn bán được số lượng lớn.

Dean Rosenblum, nhà phân tích cấp cao về bán lẻ tại công ty nghiên cứu Bernstein Research, cho rằng chiến lược của Walmart là một rủi ro đối với thị trường nhưng không phải là rủi ro lớn đối với các nhà bán lẻ lớn hơn như Target hay Gap. Trong khi đó, các nhà bán lẻ hàng may mặc khác như Carhartt nên lo lắng hơn.

Carhartt không tiết lộ doanh thu. Tuy nhiên, theo Refinitiv IBES, các nhà bán lẻ như Tilly's Inc, Abercrombie & Fitch và Lands End đã công bố doanh thu giảm trong năm gần nhất.

Số liệu của GlobalData cho thấy Walmart đang chiếm 4,6% thị trường may mặc trị giá 560,4 tỷ USD của Mỹ, tiếp theo là TJX, Target và Ross với tỷ lệ lần lượt là 4,4%, 4,1% và 2,8%.

Trong khi đó, theo Statista, thị trường trang trí nội thất và trang trí nhà cửa của Mỹ có trị giá 169 tỷ USD vào năm 2019 và được dự báo sẽ đạt 194,9 tỷ USD vào năm 2023.

Ông Sundaram cho rằng Walmart có thể tăng doanh số bán đồ trang trí nhà cửa sau sự phá sản của thương hiệu Bed Bath and Beyond, đồng thời có thể giành được thị phần từ các chuỗi quần áo khác đang thừa hàng tồn kho.

Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây của Walmart nhằm lấn sân sang lĩnh vực thời trang đã thất bại. Năm 2017, để cạnh tranh với nhà bán lẻ trực tuyến Amazon.com, Walmart đã mua lại các thương hiệu Bonobos, ModCloth và Moosejaw, song vài năm sau đó đã phải bán lại những đơn vị này, thậm chí trong một số trường hợp phải bán với giá chiết khấu.

Năm 2005, thương hiệu thời trang Metro 7 của Walmart lao dốc và các dòng thiết kế sau này với Max Azria và Norma Kamali cũng không thành công./.

Việc xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài không chỉ giúp nhà sản xuất có thêm lợi nhuận mà còn giúp hàng Việt Nam có cơ hội bằng chính thương hiệu riêng, là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng thành công thương hiệu ở thị trường quốc tế.

Nhà cung ứng đến Việt Nam mua hàng

Là một trong những chuỗi phân phối lớn nhất thế giới, Tập đoàn Walmart luôn có nhu cầu đa dạng hoá các mặt hàng cho hệ thống phân phối của mình. Nhiều năm gần đây, Walmart đã thu mua nhiều hàng hóa của Việt Nam, từ hàng tiêu dùng đến thực phẩm như xoài đông lạnh, trà, cà-phê…

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống Walmart toàn cầu và đang vươn lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc. Hàng Việt Nam không chỉ thâm nhập vào hệ thống Walmart tại Hoa Kỳ mà còn tại các thị trường lớn khác như Trung quốc, Canada, Mexico… Năm 2023, Walmart thu mua 7 tỷ USD hàng Việt, chủ yếu là hàng điện tử, dệt may, đồ chơi. Trong thời gian tới, chiến lược của Tập đoàn Walmart là tập trung xây dựng Việt Nam trở thành Trung tâm cung ứng hàng hóa Khu vực châu Á.

Ông Nguyễn Đức Trọng, Trưởng phòng Phụ trách phát triển nhà cung ứng mới Walmart chia sẻ: “Việt Nam đang trở thành một điểm đến hàng đầu để Walmart tìm kiếm nguồn hàng cung ứng. Hiện nay, các mặt hàng tại hệ thống Walmart ngày càng đa dạng từ điện tử, dệt may, da giày, hàng nội ngoại thất, hàng gia dụng, đồ chơi đến các mặt hàng thực phẩm đông lạnh…”.

Một chuỗi phân phối lớn khác cũng đang mở rộng tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam. Ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail cho biết, mỗi buổi sáng trên thế giới có 2 tỷ người uống cà-phê Espresso nên nhu cầu cà-phê Việt Nam còn rất rộng lớn. Ngoài hạt cà-phê thì vỏ cà-phê cũng là nguyên liệu để chế biến trà rất tuyệt vời. Đây là một trong những sản phẩm Tập đoàn Central Retail muốn tăng cường thu mua tại Việt Nam để bán tại chuỗi phân phối của Tập đoàn Central Retail ở nước ngoài.

Hoặc, nhãn Việt Nam cũng được người tiêu dùng Thái Lan rất ưa chuộng và liên tục trong 2 năm 2022 và 2023, Central Retail Việt Nam đã xuất khẩu một lượng tương đối lớn sản phẩm này sang chuỗi siêu thị Tops của Central Retail Thái Lan. Tại Việt Nam, trong các hệ thống siêu thị Central có tới 95% sản phẩm là hàng Việt Nam như: tôm Cà Mau, cá ba sa, xoài cát Hòa Lộc... Còn tại siêu thị của Central Retail Thái Lan, nhiều mặt hàng Việt Nam cũng được ưa chuộng như thanh long, phở, bún, cà-phê, chè… Trong năm 2024, Tập đoàn sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm được nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam để đưa vào hệ thống và xuất khẩu ra nước ngoài.

Đây là hai trong số nhiều kênh phân phối lớn đang có nhu cầu tăng nhập khẩu hàng Việt Nam để bán ở các kênh phân phối. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính chung quý I/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so cùng kỳ năm trước

Xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế, song hiện nay, đa số hàng hóa của Việt Nam vẫn phải qua doanh nghiệp trung gian trước khi bán vào các kênh phân phối. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ, trước đây, doanh nghiệp sản xuất vẫn bán hàng hóa cho các nhà nhập khẩu, sau đó mới bán cho các nhà bán lẻ nên phải chịu chiết khấu chi phí. Bên cạnh đó, nếu đưa hàng hóa được vào thẳng các kênh phân phối của nước ngoài thì sẽ tăng cơ hội để hàng Việt Nam được bán với thương hiệu Việt Nam.

Do đó, nếu tiếp xúc được với các chuỗi bán lẻ lớn như Aeon, Walmart, Amazon, Central Retail… thì doanh nghiệp sẽ cắt bớt được trung gian trong xuất khẩu và tăng giá trị xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Tất cả các điều này làm giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt về giá cũng như quảng bá thương hiệu.

Hiểu được điều này, cho nên 2 năm gần đây, Bộ Công thương đã tổ chức chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing) nhằm kết nối thẳng doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với các kênh phân phối lớn của thế giới. Trong lần tổ chức đầu tiên của năm 2023, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp phân phối hoặc các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới, sở hữu chuỗi sản xuất toàn cầu. Nhiều hợp đồng đã được ký kết sau hội chợ, mở ra cơ hội lớn để tiêu thụ hàng hóa.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, qua sự kiện này, các doanh nghiệp Bắc Âu đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về thị trường Việt Nam và tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, từ logistics đến sản xuất.

“Các tập đoàn lớn của Bắc Âu đã ký kết một số hợp đồng lớn ngay sau hội chợ. Nhóm doanh nghiệp môi giới trung gian trong lĩnh vực dịch vụ cũng có một số kết quả khả quan ban đầu như doanh nghiệp Nordic Apiary, Frends đã ký được Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn FPT của Việt Nam”, bà Nguyễn Hoàng Thúy thông tin.

Doanh nghiệp cần làm gì để nắm bắt cơ hội?

Với hiệu quả lớn từ năm đầu tổ chức, Bộ Công thương xác định sẽ tiếp tục tổ chức Viet Nam International Sourcing 2024) từ ngày 6-8/6/2024. Đây sẽ tiếp tục là cơ hội để doanh nghiệp sản xuất được kết nối với các chuỗi phân phối, các doanh nghiệp lớn để tiêu thụ hàng hóa. Hội chợ sẽ có quy mô 10.000m2 dành cho 500 doanh nghiệp thuộc các ngành hàng Việt Nam có thế mạnh và các nhà phân phối, bán lẻ quốc tế có nhu cầu như: Thực phẩm, dệt may, giày dép, ba lô, túi xách, đồ thể thao và dã ngoại, đồ gia dụng và nội thất, công nghiệp hỗ trợ...

Tuy nhiên, để hàng hóa vào được chuỗi phân phối của doanh nghiệp nước ngoài không phải điều dễ dàng chỉ sau một kỳ hội chợ. Doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo cần có năng lực sản xuất đủ lớn, sản phẩm có sự ổn định về chất lượng, giá cả cạnh tranh. Đồng thời phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sản phẩm xanh, sạch…

Ông Yuichiro Shiotani, Giám đốc Aeon Topvalu Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang chú trọng và chọn những nhà cung cấp có xu hướng phát triển sản xuất xanh. Đơn cử như với sản phẩm chuối, doanh nghiệp sẽ chọn những nhà cung ứng sản xuất ít phát thải ra môi trường, hay sản phẩm cà-phê từ những doanh nghiệp bảo đảm công bằng thương mại tại nơi thu mua.

Ông Giafar Safaverdi, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ IKEA Việt Nam, Quản lý Khu vực Cung ứng Đông Nam Á (Tập đoàn IKEA) – một trong những doanh nghiệp tư nhân bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới chia sẻ thêm, các nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ của IKEA phải đảm bảo các sản phẩm được sản xuất từ những nguồn cung ứng đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn trách nhiệm bền vững, với khả năng sản xuất sản phẩm kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng với chi phí tối ưu nhất.

Sản phẩm cũng phải đáp ứng Tiêu chuẩn IWAY - Bộ Quy tắc thu mua, Cung ứng có trách nhiệm của IKEA nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh luôn vì môi trường, xã hội, điều kiện làm việc của người lao động và phúc lợi động vật trong chuỗi giá trị.

Tại Mỹ, các kênh phân phối như Walmart hay Cotsco, Amazon đều lấy người tiêu dùng làm trung tâm và yếu tố khắt khe về chất lượng, giá cả hàng hóa. Đặc biệt là kiểm soát chất lượng đầu vào, bảo đảm tiêu chí xanh, trách nhiệm với môi trường, lao động.

Sau đại dịch Covid-19 và những bất ổn địa chính trị-kinh tế gần đây, nhiều tập đoàn, nhiều kênh phân phối bán lẻ/bán buôn đang đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung bền vững và đã lựa chọn Việt Nam là địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Việt Nam hiện đã trở thành 1 mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi ngày càng có nhiều nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn xanh sạch của thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm chắc các cơ hội từ các sự kiện lớn như Viet Nam International Sourcing nhằm đưa hàng hoá tham gia sâu vào các chuỗi phân phối cũng như hiện diện ở các kênh bán lẻ nước ngoài.

Chủ đề