Giá trung bình các nhóm hàng hóa năm 2024

Tổng cục Thống kê vừa công bố tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024. Theo đó, CPI tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.

Lý giải về nguyên nhân CPI tháng 2 tăng, Tổng cục Thống kê cho rằng, tháng 2/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng.

9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng trong tháng 2/2024 (Ảnh minh họa)

Cũng theo Tổng cục thống kê, trong mức tăng 1,04% của CPI tháng 2/2024 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,09%, tác động làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm, trong đó: Chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ số giá xăng tăng 5,82%, chỉ số giá dầu diezen tăng 5,51% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,47%; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,86%...

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,71%, tác động làm CPI chung tăng 0,57 điểm phần trăm, trong đó: Lương thực tăng 1,75%, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 1,98%, tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,04%, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 1,17%; thuốc hút tăng 0,56%; đồ uống không cồn tăng 0,33%.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% do nhu cầu mua sắm, du xuân dịp Tết Nguyên đán tăng; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,78%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%, tác động làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm, trong đó một số mặt hàng tăng giá: Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,48% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,71%; giá điện sinh hoạt tháng 2 tăng 0,78%, nước sinh hoạt tăng 1,73%; giá gas tăng 1,1% so với tháng trước do từ ngày 01/02/2024, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 5.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 10 USD/tấn, từ mức 625 USD/tấn lên mức 635 USD/tấn; giá dầu hỏa tháng 02/2024 tăng 2,7% so với tháng 01/2024 do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,16% do chi phí nhân công, chi phí vật liệu, nhu cầu mua sắm quần áo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn tăng.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,02%, trong đó chỉ số giá thuốc các loại tăng 0,11%; giá dịch vụ khám chữa bệnh không biến động so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do một số mặt hàng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, thuốc dùng cho đường hô hấp tăng giá khi thời tiết chuyển mùa nồm ẩm tại một số địa phương miền Bắc.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục. Trong đó, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ.

Nhóm giáo dục giảm 0,42% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,48%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó yêu cầu giữ ổn định định mức học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mần non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó, một số địa phương đã điều chỉnh mức giảm học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Lạm phát cơ bản tháng 2/2024 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Chiều 20.11, chị Lê Thị Thanh Mai, chủ đại lý các mặt hàng sữa tươi T.H, DL… tại Q.Tân Bình (TP.HCM), cho hay từ tháng 8 đến nay, riêng hai mặt hàng sữa tươi được công ty phân phối báo tăng giá từ 3 - 7%. Nếu tính chung từ đầu năm đến nay, giá sữa đã tăng từ 10 - 15% tùy loại. "Không riêng gì sữa, nhiều mặt hàng thực phẩm đều tăng giá thấy chóng mặt. Sáng nay tôi mua 4 con cá bạc má mà giá đến 140.000 đồng, tiền rau 57.000 đồng. Tiền thức ăn bình dân cho 2 người mà đã 200.000 đồng, chưa tính gia vị, điện, gas, xăng, tiền gửi xe…", chị Mai than vãn.

Sức mua yếu nhưng nhiều mặt hàng đang âm thầm tăng giá

Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, nhân viên kế toán ngụ Q.10 (TP.HCM), cũng chia sẻ: "Các mặt hàng thiết yếu hiện nay hầu như đều tăng giá. Sữa tươi mà con tôi hay uống cứ vài tháng lại tăng giá, trong khi thu nhập của nhân viên như tôi thì giảm. Tôi phải cho con uống ít lại và đổi sang loại sữa khác rẻ tiền hơn". Trong khi đó, anh Bùi Hoàng Ân, làm nghề giao hàng, ngụ H.Hóc Môn (TP.HCM), đi chợ mỗi ngày nên biết giá rất rõ, liệt kê: "Có những loại giá giảm như rau tươi, thịt; nhưng có những loại tăng giá như đường, ớt, gia vị đóng gói".

Một nghiên cứu của Nielsen IQ mới công bố cho thấy, khoảng 84% ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tăng giá trong 8 tháng tính từ đầu năm. Mức tăng giá trung bình của nhóm hàng tiêu dùng nhanh nói chung tính hết tháng 8.2023 so với cùng kỳ năm ngoái là 4,4%, trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng 7,6%, bia tăng 7,3% và sản phẩm từ sữa tăng 4,9%.

Trao đổi với Thanh Niên, đại diện một công ty nước giải khát lớn có trụ sở tại TP.HCM thừa nhận: "Giá nguyên liệu đầu vào năm nay tăng rất cao, nguồn cung lại hạn chế, ví dụ như mặt hàng đường trắng là nguyên liệu chính trong sản phẩm của chúng tôi đã tăng giá từ 30 - 40%. Chi phí sản xuất tăng khiến giá đầu ra cũng phải điều chỉnh, trong bối cảnh sức mua giảm sút, chúng tôi cố gắng kìm giữ giá một cách phù hợp nhất trong khả năng. Tuy nhiên, bên ngoài thị trường có thể dao động ở các khu vực khác nhau hoặc do nhà bán lẻ tự điều chỉnh, chứ chính sách chung của công ty chúng tôi là giữ giá thấp nhất có thể".

Theo khảo sát của Nielsen IQ, phản ứng với đà tăng giá, người tiêu dùng (NTD) chọn lựa mua ít hàng hóa hơn, chọn thương hiệu rẻ hơn hoặc chọn phương án mua gói lớn (mua sỉ) để tiết kiệm hay mua hàng khuyến mãi. Nhận định về kết quả khảo sát này, đại diện kinh doanh một hệ thống siêu thị cho hay: "Kết quả này có thể chưa hoàn toàn chính xác với thị trường và hành vi NTD. Đơn cử như hiện nay nhiều người chọn mua hàng thông qua các sàn thương mại điện tử do tiết kiệm được thời gian, giá cả rẻ hơn và dễ dàng so sánh được giá giữa các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, việc tăng giá là diễn biến có thể ghi nhận được, thậm chí trong giai đoạn tiêu thụ chậm thì có trường hợp người bán tự ý tăng giá để cân đối chi phí".

Nhà kinh doanh nói gì?

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Khối vận hành hệ thống siêu thị Co.opmart, thông tin: "Thời gian qua có nhà cung cấp giữ giá nhưng cũng có nhà cung cấp đề nghị tăng giá vì lý do chi phí đầu vào tăng, nhưng hiện tại Saigon Co.op vẫn thực hiện chính sách kìm giữ giá vì 3 lý do chính: Một là sức mua hiện nay thấp; hai là nhà cung cấp phải chứng minh lô hàng đó ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đầu vào tại thời điểm tăng giá thì mới tiếp tục xem xét điều chỉnh giá trong biên độ nhất định trên nguyên tắc chia sẻ lợi nhuận để kìm giữ giá; ba là Saigon Co.op có các hợp đồng giữ giá, bình ổn giá dài hạn với nhiều nhà cung cấp nên không sợ thiếu hàng, đặc biệt là nhóm hàng bình ổn giá, nhóm hàng thiết yếu nên sẽ chủ động điều tiết giá. Trường hợp một số nhóm hàng bị áp lực tăng giá, Saigon Co.op sẽ có nhóm hàng tương đương với giá tốt hơn để NTD có thêm lựa chọn".

Bà Huỳnh Kim Chi, Tổng giám đốc Công ty bột mì quốc tế (Intermix), bộc bạch: "Năm nay sức mua yếu lắm, nói nôm na là rất ế. NTD gặp lúc kinh tế khó khăn nên thắt chặt chi tiêu, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào lại tăng, đơn cử như giá đường tăng đến 50% trong khi đây là thực phẩm thiết yếu. Vì vậy, những nhà sản xuất như chúng tôi gặp khó khăn lớn nhất, đầu vào giá tăng nhưng đầu ra không thể tăng giá bán. Tình hình gần tết đến nơi mà sức mua như thế này rất chán nản, doanh thu hiện nay chỉ đủ để trang trải chi phí, trả lương nhân viên thôi".

Trong khi đó, đại diện truyền thông Tập đoàn WinCommerce (quản lý chuỗi cửa hàng Winmart) khẳng định nguồn cung lương thực, thực phẩm như rau, thịt, trái cây... luôn dồi dào nên giá cả không có nhiều biến động lớn, tương tự với ngành hàng bánh kẹo, đồ uống... Để chuẩn bị cho các dịp cao điểm cuối năm và lễ tết, WinCommerce tích cực đàm phán, làm việc với các nhà cung cấp để mua sản lượng lớn từ 2 - 3 tháng trước đó, tăng sản lượng hàng hóa theo từng ngành hàng so với cùng kỳ năm ngoái. "Hiện chúng tôi còn định hướng triển khai chiến lược "giá tốt" xuyên suốt cả năm nhằm mang tới một giỏ hàng chất lượng với mức giá tiết kiệm hơn cho khách hàng, giảm giá 20% cố định với sản phẩm rau sạch, thịt mát…", vị này nói.

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú nhận xét: Các thông báo sẽ giảm giá hàng ngàn mặt hàng tại các siêu thị chỉ là thông tin chung chung mà không có cụ thể giảm bao nhiêu, giảm thế nào với một mặt hàng. Trong khi thịt, sữa, dầu ăn… hộ gia đình mua tăng giá đến 10 - 12% nếu so từ quý đầu năm đến nay. Thực tế, giá cả tăng liên tục từ đầu năm đến nay do nhiều chi phí đầu vào tăng, từ giá điện, nước, sách giáo khoa, học phí, chi phí khám chữa bệnh... "Các số liệu chỉ mang tính tham khảo. Số liệu thống kê chỉ phản ánh 70% thực tế giá thị trường. Cứ vào chợ và siêu thị sẽ hiểu ngay vấn đề", ông Phú nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10.2023 tăng 3,59% so với cùng kỳ 2022. Bình quân 10 tháng, CPI tăng 3,2% và lạm phát cơ bản tăng 4,38%. Các chuyên gia cho rằng lạm phát vẫn đáng chú ý dù nằm trong kiểm soát. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng lạm phát nhích tăng trở lại do giá lương thực, thực phẩm tăng. Đặc biệt, giá điện vừa tăng 4,5% trong tháng 11. Tuy vậy, ông Thịnh nhấn mạnh mục tiêu lạm phát 4,5% năm nay sẽ được kiểm soát tốt. Ông lưu ý thêm, giá xăng dầu đang giảm là tín hiệu tốt, song thị trường thế giới rất khó lường do những biến động vẫn tiếp tục diễn ra. Bên cạnh đó, thu nhập giảm nên sức mua cuối năm khó có sự đột biến. Kiểm soát giá cả vẫn là công tác cốt lõi của ngành công thương trong những tháng cuối năm.

Chủ đề