Gà què ăn quẩn cối xay nghĩa là gì

Mấy ngày qua, phát ngôn gây sốc của Thanh Lam hẳn ai cũng đã biết. Chuyện cô “đặt dấu chấm hỏi” về việc “ca sĩ miền Nam chẳng học hành gì mà vẫn nổi tiếng nhờ truyền thông” khiến nhiều người bất bình.

Gà què ăn quẩn cối xay nghĩa là gì
Ca sĩ Thanh Lam. Ảnh: nguoiduatin.vn

Bình tâm mà xét, một người lõi đời như Thanh Lam, chẳng dại gì nói câu chẳng những không có lợi mà còn phương hại đến bản thân mình như thế. Cô hẳn sẽ biết, nói vậy sẽ đụng chạm rất nhiều người, nhất là những nghệ sĩ có danh vọng và địa vị hơn hẳn cô, đã và đang ghi dấu trong lịch sử âm nhạc Việt Nam từ nửa thế kỷ trước đến nay. Vậy mà nhiều người vẫn coi đó như là sự kiêu ngạo, “dại miệng” của Thanh Lam. Để rồi từ những người đang nổi tiếng đến người chưa nổi tiếng và những người đã không còn nổi tiếng, cùng “hòa điệu” phê phán cô không tiếc lời. Vậy là đôi bên đều được dư luận, truyền thông nhắc đến, tên tuổi được hâm nóng không ít.

Chiêu trò này không mới nhưng với xu thế phát triển của mạng xã hội cùng báo điện tử, vẫn được nhiều người tự xưng là nghệ sĩ sử dụng. Thỉnh thoảng lại có phát ngôn kiểu: “Hát bolero là sự thụt lùi của âm nhạc”, “Tôi từng bị ông trùm Hollywood tấn công tình dục”… Vậy rồi rất nhiều người  bu quanh khen có, chê có, đồng cảm có… Một biểu hiện lệch lạc, kém văn hóa trong ứng xử ở môi trường công nghệ cao như Internet.

Đắng lòng làm sao khi mà nghệ sĩ hết buôn chuyện nhà người, bán chuyện nhà mình, nay lại tự dùng lời nói “xẻ thịt” bản thân vì những háo danh. Đó chẳng phải là chuyện bình phẩm chuyên môn, những chia sẻ có trách nhiệm về nghệ thuật mà thực chất là những phát ngôn rẻ tiền, gây sốc để tạo tai tiếng trên các phương tiện truyền thông. Đã đến lúc, dư luận nên bình tâm và mắt lấp tai ngơ với những kiểu lăng xê này. Càng không thể xem đây là một xu hướng phát triển, là con đường tất yếu phải đi nếu muốn nổi tiếng của nghệ sĩ.

Một số cái tên vốn đã qua thời vì lâu rồi không có sản phẩm âm nhạc nào đáng được nhắc đến như Quách Tuấn Du, Vũ Hà, Lâm Khánh Chi… sẵn sàng đu theo, phát biểu ý kiến nhân những vụ tai tiếng để được truyền thông nhắc đến vài dòng. Còn những chủ thể phát ngôn gây sốc như Thanh Lam, trước đó là Tùng Dương, Xuân Lan, Vũ Thu Phương… thì bị người đủ bình tĩnh khinh thường, người kém bình tĩnh thì lôi cả phụ huynh của những nghệ sĩ thích gây chú ý này ra mà mắng nhiếc kiểu “con dại cái mang”.

Công bằng mà nói, vẫn có những nghệ sĩ chân chính im lặng mà làm nghề và cống hiến, tránh chuyện thị phi. Đó là thái độ cần thiết và thực sự bản lĩnh. Cách hay nhất để ứng xử với kiểu truyền thông bằng phát ngôn gây sốc là lờ nó đi, bởi nếu quan tâm và phản ứng, đôi khi càng khiến những nghệ sĩ thích tai tiếng thêm… nổi tiếng. “Gà què ăn quẩn cối xay. Hát đi hát lại tối ngày một câu”- ông bà ta đã phê phán vậy rồi.

ĐĂNG HUỲNH

"Gà què ăn quẩn cối xay/ Hát đi hát lại tối ngày một câu". Câu thành ngữ "gà què ăn quẩn cối xay" nhằm diễn tả tình trạng của ai đó có năng lực hèn kém, chỉ biết làm ăn hoặc kiếm chác nhỏ nhặt quanh quẩn trong một phạm vi hẹp hoặc chỉ xoay xở, bòn rút chút ít từ những người chung quanh mình.

Kiểu làm ăn "cò con", tạm bợ, phụ thuộc vào hoàn cảnh thất thường như thế đâu có hiếm trong cuộc sống xưa nay.

Xuất xứ của câu thành ngữ này dĩ nhiên bắt đầu từ những con gà.

Bình thường, mọi con gà khỏe mạnh đều kiếm ăn trong một phạm vi khá rộng thuộc khuôn viên mỗi gia đình: Trong nhà, ngoài sân, hay bờ ao, ngoài ruộng...

Với nhiều nhà ở nông thôn, vườn tược rộng rãi thì lũ gà qué cứ phải nói là tung hoành ngang dọc. Chúng sởn sơ bới móc khắp nơi. Nhưng chẳng may một chú gà nào đó, mắc bệnh ốm yếu, còi cọc và nhất là bị què quặt thì khả năng chạy nhảy sẽ kém hẳn so với những con khác.

Không những chúng không có cơ hội kiếm ăn tốt như những con gà cùng lứa mà khả năng tự vệ cũng kém. Chúng thường bị các "anh chị" gà khỏe mạnh bắt nạt, tranh cướp thức ăn.

Thân cô thế yếu, những con gà này thường chỉ chạy đi chạy lại trong gian bếp, quanh đi quẩn lại nhặt những hạt thóc rơi vãi quanh cối xay (một dụng cụ xay cho hạt thóc vỡ ra để lấy hạt gạo lứt phía trong, sau đó đem giã trắng để làm lương thực, rất phổ biến trong các gia đình nông dân xưa).

Với điều kiện như thế, khả năng kiếm được cái ăn của các con gà què là rất hạn chế. Bởi từ cái cối xay kia thì hạt rơi hạt vãi cũng chẳng có nhiều.

Thành ra, chú gà què đói càng thêm đói. Thực tế, con gà nào rơi vào hoàn cảnh như thế thì thực là đáng thương. Người đời đừng lấy cái thế yếu của nó ra "bôi bác", "dè bỉu" mà tội nghiệp cho nó.

Từ trước tới nay, về cơ bản, chúng ta vẫn hiểu câu thành ngữ này với ngữ nghĩa như vậy. Nhưng nhân một chuyến đi công tác ở vùng Bắc Giang, Bắc Ninh…, tôi lại nghe mấy cụ già giải thích theo một hướng khác.

Theo cụ Nguyễn Bá Trai (ở Đông Lỗ, Hiệp Hòa, Bắc Giang) thì câu này phải nói là “gà chè ăn cạnh cối xay” mới đúng. Vì cũng theo cụ (và nhiều cụ già trong làng nữa) thì ngày trước, ở vùng này có nuôi giống gà chè.

Đây cũng là loại gà ta nhưng giống khá to, chân cao, rất nhanh nhẹn, thường thả rông trong các vườn chè, bới đất kiếm ăn. Ở nhiều gia đình, khi gia chủ đi vắng, để giữ cho lũ gà con hay các loại gia cầm khác (như ngan, vịt) khỏi vào nhà bới móc thóc gạo trong bếp, người ta thường buộc quanh cối xay gần đó một hoặc mấy con gà tre trưởng thành.

Chúng sẽ có trách nhiệm trông coi, không cho lũ gà, vịt, ngan, ngỗng, thậm chí cả chuột… vào bếp để phá phách. Vốn là giống gà to khỏe, dữ dằn, gà tre trở thành kẻ “bảo kê” rất lợi hại.

Những con vật khác trông thấy gà trống tre xù lông, giơ vuốt là sợ phát khiếp, không dám đến gần. Cái cối xay thóc quen thuộc trở thành “căn cứ địa” quan trọng để những con gà tre đảm đương nhiệm vụ mà gia chủ giao cho.

Dù chỉ là ý kiến của một số già làng, nhưng rõ ràng, đây là một biến thể mới của thành ngữ “gà què ăn quẩn cối xay” mà ta đã nghe quá quen thuộc xưa nay. N

hân năm Đinh Dậu sắp đến, có lẽ cũng còn nhiều thành ngữ khác liên quan tới chú gà (vắng chúa nhà gà mọc đuôi tôm, gà trống nuôi con, gà tức nhau tiếng gáy, chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng…) mà chúng ta cần tìm hiểu để giải thích cho chính xác hơn.

Theo Lao Động

Ý nghĩa của thành ngữ "gà què ăn quẩn cối xay"

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ.
Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

gà què ăn quẩn cối xay có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu gà què ăn quẩn cối xay trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ gà què ăn quẩn cối xay trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ gà què ăn quẩn cối xay nghĩa là gì.

Người nhát gan, không giám làm gì to tát mà chỉ làm ăn kiểu cò con, luẩn quẩn một chỗ; kẻ bất tài, chỉ biết xoay xở, bòn rút của người quen biết.

Thuật ngữ liên quan tới gà què ăn quẩn cối xay

  • vàng biết đâu mà móc, cóc biết đâu mà tìm là gì?
  • nhặt che mưa, thưa che nắng là gì?
  • vơ đũa cả nắm là gì?
  • cậu ấm sứt vòi là gì?
  • xa nhà, xa tiếng nhưng lòng không xa là gì?
  • sắc như dao là gì?
  • không có cá, lấy cua làm trọng là gì?
  • mềm thì đào, bở thì đục là gì?
  • nhất tự vi sư, bán tự vi sư là gì?
  • già sinh tật như đất sinh cỏ là gì?
  • dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô là gì?
  • trong ấm ngoài êm là gì?
  • vặt đầu cá, vá đầu tôm là gì?
  • dùi mài kinh sử là gì?
  • muốn ăn cá cả, thì thả câu dài là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "gà què ăn quẩn cối xay" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

gà què ăn quẩn cối xay có nghĩa là: Người nhát gan, không giám làm gì to tát mà chỉ làm ăn kiểu cò con, luẩn quẩn một chỗ; kẻ bất tài, chỉ biết xoay xở, bòn rút của người quen biết.

Đây là cách dùng câu gà què ăn quẩn cối xay. Thực chất, "gà què ăn quẩn cối xay" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ gà què ăn quẩn cối xay là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.