Em hay cho biết sâu bệnh đã gây hại như thế nào cho cây trồng

Sâu, bệnh hại cây trồng là gì? Nêu một ví dụ về ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến năng suất và chất lượng cây trồng?

Một số loại sâu, bệnh hại thường gặp ở cây trồng trong nhà

Sâu đục quả và dòi đục lá

Sâu đục quả và dòi đục lá

Sâu đục quả thường xuất hiện vào những giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài. Chúng sẽ trực tiếp chui vào bên trong quả, ăn hết thịt quả ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm của mỗi loại rau củ. Thậm chí, khi cây có tình trạng bệnh nặng còn có thể khiến quả rụng hàng loạt.

Đối với tình trạng sâu đục quả, hay dòi đục lá ở cây trồng trong nhà thì sử dụng dầu khoáng D-C Tron Plus 5% phun vào gốc cây con khi có 2 – 3 lá để phòng tránh tốt. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc sâu như Regent 800WG, Dipterex 90SP phun lên cành, cuốn hay quả khi còn non cần được chú ý thực hiện kỹ lưỡng. Nó đảm bảo giúp việc tiêu diệt được trứng sâu từ khi mới xuất hiện khiến chúng bị ung thối, không thể phát triển gây thiệt hại cho cây trồng được đảm bảo.

Sâu đất

Sâu đất là một loại bệnh hại thường gặp ở cây trồng

Các loại rau xanh, hay rau màu, cây họ đậu, dưa hoặc bí dễ dàng mắc vào bệnh sâu đất. Thường chúng sẽ phá hoại cây ở thời điểm mà cây còn non, từ đó khiến quá trình phát triển, sinh trưởng không có được sự suôn sẻ và thuận lợi như yêu cầu. Lúc này, có biện pháp để xử lý là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo.

Đối với bệnh sâu đất ở cây trồng cần có biện pháp phòng tránh và diệt trừ sao cho thích hợp nhất:

  • Trước khi tiến hành gieo trồng cây hãy chú ý xử lý đất kỹ càng bằng cách ưu tiên sử dụng một số loại thuốc trừ sâu có dạng bột như Diaphos, Basudin 10G, Vibasu 10H. Ngoài ra, chú ý tiến hành cày ải và phơi đất khoảng 2 tuần trước khi tiến hành trồng cây.
  • Với diện tích cây trồng trong nhà không quá lớn chúng ta có thể tiến hành bắt sâu bằng tay, hoặc xới đất lên để bắt sâu loại bỏ vấn đề sâu bệnh đang gặp phải.
  • Sử dụng một số loại thuốc như Shecpain 36EC, Basudin 50EC trộn lẫn với nhau sau đó phun lên cây vào thời điểm chiều tối giúp diệt sâu đất gây hại cho cây được thực hiện tốt.

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá được biết tới là một bệnh thường gặp ở cây trồng trong nhà. Thường đây là bệnh thường thấy ở một số loại cây họ dưa, hay rau xanh, cây ăn quả, cà chua, thậm chí là lúa. Những quả trứng kích thước nhỏ có màu trắng xuất hiện ban đầu, cùng với nhiệt độ, thời tiết mưa nắng đan xen khiến sâu bệnh có điều kiện phát triển một cách mạnh mẽ, gây ra rất nhiều những ảnh hưởng và phiền toái.

Đối với sâu cuốn lá xuất hiện trên cây trồng chúng ta cần có biện pháp loại trừ hiệu quả mới tránh ảnh hưởng, tác động tiêu cực:

  • Trực tiếp loại bỏ những lá cây có chứa ấu trùng sâu, nhộng khi phát hiện ngay lập tức.
  • Chú ý trong quá trình chăm sóc cây không nên bón quá nhiều đạm, cân nhắc lượng đạm sao cho phù hợp, cân đối với từng loại cây, trong từng giai đoạn cụ thể.
  • Cân nhắc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu tiêu biểu như Biocin 16WP, Cyperin, Padan 95 SP, Olong 55WP,… tần suất 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát để loại bỏ tình trạng bệnh sâu cuốn lá ở cây trồng.

Bọ rầy và rệp

Trong sối nhiều loại sâu, bệnh hại thường thấy ở cây trồng trong nhà thì rệp hay bọ rầy rất dễ xuất hiện. Đặc điểm của loại sâu bệnh hại này là hút nhựa của cây trồng, từ đó khiến cây mang mầm bệnh, khô héo và còi cọc. Cây khi mắc bọ rầy, hoặc rệp dù có thể sống cũng không thể phát triển tươi tốt được.

Chính vì vậy, tìm hiểu để có cách phòng tránh cũng như loại bỏ hiệu quả, diệt trừ nhanh chóng vô cùng cần thiết:

  • Sử dụng nước xà phòng, hoặc nước tỏi ớt phun trực tiếp lên cây lúc sáng sớm. Đây là cách để diệt bọ rầy và rệp an toàn song vô cùng hiệu quả.
  • Một biện pháp khác mà chúng ta có thể cân nhắc là dùng thuốc trừ sâu Basudin hay Regen rải trực tiếp vào cây trồng.
  • Đối với cây trồng có mật độ tấn công của rệp và bọ rầy lớn thì sử dụng một số loại thuốc như Abamectin + Alpha-cypermethrin (Shepatin 18EC) hay Dinotefuran (Oshin 100SL), hoặc Azadirachtin (Vineem 1500EC; A-Z annong 0.03EC),…

Bọ trĩ

Bọ trĩ có thể gặp ở nhiều loại cây trồng trong nhà

Bọ trĩ hay còn được biết tới với tên gọi bù lạch gây hại cho cây trong vào giai đoạn mà cây bắt đầu ra hoa và kết quả. Với loại sâu bệnh hại này thì dấu hiệu nhận biết là tình trạng ấu trùng nhỏ màu vàng trắng sẽ tập trung ở những đọt non của cây trồng, tại vị trí mà gân lá làm xoắn lại với nhau. Bọ trĩ có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển, đơm hoa kết trái của cây trồng.

Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu để có cách phòng tránh, hoặc loại bỏ khi cây đã mắc bệnh nhanh chóng và kịp thời:

  • Khi tiến hành làm đất trước khi chính thức trồng cây cần kỹ lưỡng và cẩn trọng. Bên cạnh đó, không nên trồng cây với mật độ dày đặc, quá sát nhau. Ngoài ra, kiểm tra đọt non của cây thường xuyên để nhanh chóng phát hiện những biểu hiện lạ kịp thời.
  • Tiến hành phủ bạt nilon lên phần luống cây để hạn chế tới mức tối đa tình trạng phát triển của cỏ dại trong đất, cũng như phòng tránh một số loại sâu bệnh hiệu quả.
  • Khi cây xuất hiện bệnh cần cân nhắc sử dụng một số loại thuốc trừ sâu giúp tiêu diệt sâu bệnh hại như dmire; Abamectin; Azadirachtin (Vineem 1500EC), Cyperan 5EC – 10EC; hoặc Confidor 100SL, hay Regent 800WG…

Bọ rùa

Bọ rùa làsâu bệnh hại cây trồng gây ra những nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực cho một số loại cây phổ biến như cà chua, dưa leo, hay bầu bí,… Loài sâu bệnh này sẽ ăn lá và trái khiến cây trở nên xơ xác, không thu hoạch được năng suất cao như người trồng mong muốn.

Đối với bọ rùa xuất hiện trên cây trồng trong nhà cần được chú ý phòng tránh, xử lý đúng cách:

  • Loại bỏ những lá bị hạt hoặc có nhộng của bọ rùa xuất hiện, hoặc giết loại bỏ những con bọ non đã nở.
  • Đối với những cây có tình trạng bệnh nặng thì dùng thuốc trừ sâu tiêu diệt trở thành ưu tiên hàng đầu với Sherpa, Pyrinex, Fenbis hay Polytrin có thể cân nhắc và lựa chọn.

Bọ dưa

Đối với những cây họ bí, hay dưa leo, cà, đậu,… thì bọ dưa là kẻ thù thường gặp. Loại sâu bệnh hại cây trồng này thường sẽ xuất hiện chính vào thời điểm mùa khô và ban ngày sẽ ẩn ở dưới tán lá. Với sự phát triển của bọ dưa khiến cây trồng bị trụi lá cũng như đọt non nhanh chóng. Cây từ đó phát triển còi cọc thậm chí là chết cây hoàn toàn có thể xuất hiện.

Đối với phòng trừ bọ dưa xuất hiện ở cây trồng chúng ta có nhiều biện pháp khác nhau để áp dụng, tiêu biểu là:

  • Đối với ấu trùng bọ dưa khi xuất hiện chúng ta cần tỉa bỏ những lá mắc bệnh, đối với những con đã trưởng thành thì dùng vợt để xua đuổi có thể cân nhắc.
  • Sử dụng một số loại thuốc dưới dạng hạt như Diaphos 10G, Basudin 10H, Vicarp 4H rải quanh khu vực gốc cây trước khi cây ra hoa, điều này giúp việc phòng tránh bọ dưa xuất hiện gây hại cho cây được thực hiện tốt.

Bọ xít

Bọ xít là sâu bệnh ảnh hưởng tới cây trồng khá lớn

Bọ xít trên cây trồng thường bám thành từng đám trên các nhánh non, trên nụ hoặc quả để hút nhựa. Điều này khiến lá, quả của cây dễ dàng rụng xuống ảnh hưởng tới năng suất. Nó khiến cây không thể phát triển bình thường và tươi tốt như mong muốn được. Chính vì thế, có thể phòng tránh, đồng thời phát triển kịp thời và xử lý nhanh chóng trở thành yêu cầu cơ bản, quan trọng cần được đảm bảo.

Đối với sâu bệnh hại cây trồng như bọ xít ở cây trồng chúng ta cần có biện pháp diệt trừ hiệu quả để áp dụng:

  • Kiểm tra cây trồng thường xuyên và liên tục để dễ dàng phát hiện ổ bọ xít kịp thời, cắt bỏ nhanh chóng.
  • Chú ý tới mật độ của cây trồng, không nên để quá dày, hoặc có nhiều lá úa trên cây, đồng thời loại bỏ cỏ dại dưới gốc để đảm bảo giảm thiểu nguy cơ bọ xít gây hại xuất hiện.
  • Cân nhắc lựa chọn một số loại thuốc tiêu biểu là Actara 25EC, Sutin 5EC, Oshin 20WP giúp việc loại bỏ bọ xít trên cây được thực hiện tốt.

Nhện đỏ

Nhện đỏ khi xuất hiện sẽ chích và hút nhựa cây khiến lá, thậm chí là quả của cây bị hư hại nặng nề. Thường thì thời tiết dưới 25 độ C vào mùa khô là điều kiện phát triển lý tưởng của nhện đỏ gây hại. Việc có biện pháp để diệt trừ là điều quan trọng cần làm. Trong đó, một số lưu ý cần tuân thủ là:

  • Chú ý trong việc cân bằng giữa các chất đa lượng như kali, lân, đạm và chọn các loại phân bón hữu cơ, phân bón NPK tại các doanh nghiệp phân bón uy tín để đảm bảo nhện đỏ không có điều kiện phát triển tốt nhất.
  • Chú ý cắt tỉa lá thường xuyên, tưới nước đều đặn và hợp lý để cây trồng có độ thông thoáng, phát triển tốt.
  • Chú ý thực hiện phun xịt dấu khoáng SK Enspray 99EC 3 vào lá non mỗi đợt mà cây trồng đó ra đọt, hay khi cây ra hoa, kết trái non. Lúc đó phòng trừ nhện đỏ xuất hiện trở nên dễ dàng.

Chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, có điều kiện phát triển tốt luôn là điều cần được chú ý. Lúc đó việc có thể trồng cây hiệu quả, có được năng suất cao với cây phát triển toàn diện và khỏe mạnh là điều được đảm bảo. Bài viết của The Tea Lab về các loại sâu bệnh hại cây trồng thường gặp trong nhàsẽ giúp bạn có thể chủ động phòng tránh, đồng thời cũng có cách xử lý đúng cách để loại bỏ những tác động tiêu cực tới mức tối đa.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Để quá trình canh tác trong nông nghiệp hiệu quả đòi hỏi người nông dân phải quan tâm đến nhiều yếu tố tác động như: thời tiết thay đổi thất thường, độ phì nhiêu của đất, vấn đề môi trường nước, không khí và đặc biệt yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng là sâu bệnh hại.

Do đó, nhà nông cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng phù hợp và an toàn cho vùng đất nông nghiệp của mình. Sau đây là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại được nhiều người bà con áp dụng hiện nay.

Nhóm biện pháp canh tác các giống cây trồng chống sâu bệnh hại

Sử dụng các giống cây trồng chống sâu bệnh hại là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại dễ thực hiện

Đối với biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại này, bà con cần lưu ý:

  • Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
  • Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
  • Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu bệnh.
  • Thay phiên trồng các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh.
  • Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh.

Ưu điểm

  • Hiệu quả lâu dài.
  • Dễ thực hiện.

Nhược điểm

  • Không thể xử lý khi sâu bệnh đã sinh trưởng vững mạnh.

Nhóm biện pháp thủ công phòng chống sâu bệnh

Sử dụng bẫy bắt côn trùng để tiêu diệt sâu bệnh an toàn hơn!

  • Cắt tỉa cành, lá bị sâu bệnh.
  • Sử dụng bả, vợt, bẫy để tiêu diệt các loại sâu bệnh.

Ưu điểm

  • Dễ áp dụng.
  • Thân thiện với môi trường.
  • An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với nhà nông có khu vực canh tác lớn.
  • Không tiêu diệt được khi sâu bệnh phát triển nhanh chóng.

Tại khu vực Thanh Trì – Hà Nội nhiều năm gần đây thường xuyên xuất hiện các loại bẫy bả “thần kỳ” – Đây là một trong các biện pháp phòng trừ sâu hại hiệu quả.

Ông Chu Văn Thanh và nhiều người dân hợp tác xã cho biết khoảng 10 năm trước đây ông và mọi người đều rất lo lắng vì sâu cuốn lá, bọ trĩ gây hại trên cây.

Thế nhưng kể từ khi sử dụng bẫy màu và bẫy Pheromone vào năm 2013 đến nay thì nỗi lo sâu hại đã không còn nữa, ruộng rau tươi tốt, tỉ lệ đạt chất lượng cao mà sản phẩm lại an toàn cho người sử dụng.

Biện pháp này đã góp phần nâng cao đời sống người dân nơi đây và trở thành điểm cung cấp rau sạch cho những khu chợ trong nội ô thủ đô Hà Nội. (Theo Tin tức Online của VTC16).

Nhóm biện pháp sử dụng thuốc hóa học

Sử dụng thuốc trừ sâu có thể tiêu diệt nhanh chóng sâu hại cây trồng

  • Phun thuốc và các chất hóa học đặc trị sâu bệnh

Ưu điểm

  • Hiệu quả nhanh chóng.
  • Rút ngắn thời gian và công sức phòng trừ.

Nhược điểm

  • Không tốt cho sức khỏe con người.
  • Gây tác hại đến cây trồng, đất đai và sinh vật xung quanh.
  • Gây ô nhiễm hệ sinh thái.
  • Tiêu diệt tất cả sinh vật kể cả những sinh vật có lợi.

Theo phóng sự của Đài truyền hình Lào Cai ngày 7 tháng 8 năm 2020 đưa tin: Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp nên từ trung tuần tháng 7, sâu bệnh hại lúa đã xuất hiện trên diện tích lớn tại khu vực xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai như sâu cuốn lá, rầy nâu,…

Chính quyền địa phương đã kịp thời kết hợp cùng với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Tỉnh trực tiếp kiểm tra đồng ruộng và hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu hại. Thời điểm này sâu bệnh đã phát triển nhanh chóng, do đó áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả nên cách tốt nhất hiện tại là sử dụng thuốc trừ sâu trong liều lượng thích hợp.

Chị Nguyễn Thị Hà hiện đang là Khuyến Nông viên cho biết, sau khi nghiên cứu và thảo luận giải pháp, Chi cục Khuyến Nông quyết định tuyên truyền vận động bà con phun sâu cuốn lá đồng loạt và phun kép 2 lần.

Kết quả đạt được rất khả quan, sâu bệnh không còn hoành hành tàn phá cây lúa nên bà con có thể an tâm và tập trung chăm sóc cây trồng.

Nhóm biện pháp sử dụng đặc tính sinh học

  • Nuôi các loại sinh vật là thiên địch của sâu bệnh hại cây trồng như ong mắt đỏ, ếch, chim…
  • Sử dụng chế phẩm sinh học.

Ếch là khắc tinh của các loài sâu bọ gây bệnh hại trên các loại cây trồng

Ưu điểm

  • Đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.
  • An toàn cho người và các sinh vật khác.
  • Thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

  • Mỗi loại thiên địch chỉ trị một số loài sâu bệnh.

Phóng sự “Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp xanh” của đài Truyền hình Vĩnh Long có đưa tin: Hằng năm, tại Lâm Đồng, sâu tơ là một trong những đối tượng chủ yếu gây hại cho cây rau họ hoa thập tự, làm suy giảm năng suất cây trồng từ 30 – 50%.

Bà con vùng này đã áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác nhau, ước tính chi phí lên tới 20% nguồn vốn ban đầu nhưng kết quả không khả quan.

Nắm bắt được tình hình này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã tài trợ dự án nhân nuôi ong D.semiclausum – thiên địch của sâu tơ cho bà con khu vực tỉnh Lâm Đồng. Nhờ đó, trong 2 năm gần đây, các hộ nông dân đã dần tiêu diệt được sâu tơ và cải thiện được năng suất cây trồng.

Ong Diadegma Semiclausum – Thiên địch của sâu tơ gây hại trên cây rau họ hoa thập tự

Nhìn chung, dù là biện pháp nào thì bà con cũng cần ghi nhớ nguyên tắc phòng chống là chính, đừng để sâu bệnh phát triển nhanh chóng rồi mới tìm cách tiêu diệt. Có thể nói, sử dụng chế phẩm sinh học là một trong những biện pháp hữu hiệu và được tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay vì đặc tính thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người.

Theo đó, chế phẩm sinh học có tác dụng to lớn đến ngành nông nghiệp, giúp gia tăng hiệu suất canh tác cho người dân lâu dài và ổn định hơn.

Các loại sâu hại thường gặp trên cây ăn quả

Một số loại sâu hại thường gặp trên cây ăn quả gồm:

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

Sâu trưởng thành có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Sâu trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thành cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non.

Đây là loài sâu thường gặp trên cây ăn quả, chúng phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất là giai đoạn từ tháng 2 – 10. Khi cây bị sâu vẽ bùa tấn công, cây quang hợp kém ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và tạo ra môi trường để bệnh loét xâm nhập.

Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)

Bọ xít xanh gặp trên nhiều loại cây ăn trái, chúng thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá.

Bọ xít non khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, chúng hay sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái. Bọ xít non có hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục.

Cả bọ xít non và con trưởng thành đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ bị bọ xít chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái bị gây hại khi đã lớn thì dễ bị thối rồi rụng. Một con có thể chích hút gây hại nhiều trái.

Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

Rầy chổng cánh là một trong những loài côn trùng gây hại trên cây ăn quả. Rầy trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, chúng thường đậu ở các đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay, thường bay gần. Ấu trngf di chuyển chậm chạp, chúng thường sống tập trung ở đọt và lá non.

Ấu trùng và thành trùng tấn công cây ăn quả bằng cách chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả.

Chúng thường phát sinh từ tháng 2 đến tháng 11 với mật độ quần thể cao thường trùng vào các đợt lộc của cây ăn quả có múi.

Câu cấu (Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi)

Có hai loại là câu cấu to và câu cấu nhỏ. Đây là loàisâu hại trên cây ăn quảhay gặp, ngoài gây hại trên cây ăn quả có múi, chúng còn gây hại các cây ăn quả khác như xoài, nhãn, vải…

Câu cấu to thường xuất hiện số lượng ít. Câu cấu nhỏ là loại nhân ra rất nhanh có thể thành dịch. Đây là loài gây hại cây ăn quả rất nguy hiểm bởi số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ, thậm chí cả lá già và quả non. Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm cấp thương phẩm quả. Câu cấu trưởng thành xuất hiện sau các đợt mưa khi cây cam quýt đang ra lộc hè và lộc thu. Câu cấu phá hại lộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, lộc thu nó còn làm giảm năng suất vườn cây năm sau.

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại quan trọng trên cây rau họ thập tự

Trên cây rau họ thập tự thường xuất hiện một số sâu bệnh hại: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng, bệnh thối hạch… Để phòng trừ hiệu quả, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, theo dõi phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

1. Biện pháp canh tác

- Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và tiêu huỷ tàn dư cây trồng mang nguồn bệnh như các bệnh thối nhũn, thối hạch, sương mai,... hại rau họ thập tự, cỏ dại ký chủ sâu hại,hạn chế nguồn lây lan…

- Sử dụng giống khoẻ, sạch sâu bệnh, sử dụng giống chống chịu:

+ Chỉ sử dụng giống khoẻ, hạt có tỷ lệ nảy mầm cao,sạch sâu bệnh.

+ Nên gieo giống trên giá thể khay bầu, đảm bảo chất lượng cây giống cho ruộng sản xuất.

- Chăm sóc:

+Phân bón:Bón phân đúng kỹ thuật,bón vừa đủ và cân đối cho từng loại/ giống rau, từng loại đất, từng mùa vụ, đúng thời kỳ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tôt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh (1 ha bón khoảng 20-30 tấn phân chuồng hoai mục, 100-150 kgN, 30-50 kg P2O5, 40-60 Kg K2O, chú trọng phân hữu cơ khoáng, phân lân vi sinh…)

+Tưới nước:Luôn đảm bảo ruộng rau đủ ẩm, không đọng nước.

- Thờivụ:Lựa chọn loại rau/giống phù hợp với từng mùa vụ để cây sinhtrưởng thuận lợi.

- Mật độ gieo trồng:Gieo trồng mật độ hợp lý, đảm bảo ánh sáng và không khí lưu thông tốt, hạn chế sâu bệnh phát sinh

- Xen canh:Xen canh với cây trồng khác họ,hạn chế nguồn ký chủ và xua đuổi sâu hại (cà chua xen rau thập tự để xua đuổi sâu tơ)

- Luân canh:với lúa nước,các cây khác họ không cùng ký chủ sâu, bệnh hại làm gián đoạn nguồn thức ăn của sâu bệnh hại

-Bẫy cây trồng:Trồng xen cây khác không thu hoạch trên diện nhỏ để thu hút sâu hại và phun trừ chúng (câyhướngdương hấpdẫn sâu khoang).

2. Biện pháp thủ công:

Sử dụng bẫy đèn,bẫy dính màu vàng, màu xanh bắt và tiêu diệt rệp có cánh, ruồi đục lá, bọ nhảy;ngắt ổ trứng sâu, bắt giết sâu non, tiêu huỷ cây bị sâu bệnh, xử lý nhiệt hạt giống,...

3. Biện pháp sinh học:Khai thác và sử dụng những sinh vật có lợi (thiên địch, kẻ thù của sâu hại), các sản phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây.

-Bảo vệ thiên địch:Các loài bọ rùa ăn rệp, ăn sâu hại; Các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại; Các loài kiến, bọ cánh cứng, nhện,… ăn sâu hại

-Sử dụngbẫy Pheromone giới tính:Thu hút sâu hại trưởng thành vào bẫy rồi tiêu diệt(trưởng thành sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ,...)

- Sử dụngthuốc sinh học và thuốc thảo mộc:

+ Các chế phẩm sinh họcBacillus thuringiensisphòng trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, nấm ký sinh côn trùngBeauveria, Metarhizium,…

+ Thuốc thảo mộcAzadirachtin,Rotenone,… được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán nhiều sâu hại trên rau.

+ Nấm đối khángTrichodermahạn chế một số loại nấm bệnh.

4. Biện pháp hoá học:Sử dụng các chất hoá học để phòng trừ sâu bệnh hại cây, chỉ nên sử dụng những loại thuốc sau trong trường hợp cần thiết.

- Các loại thuốc chọn lọc, ít độc hại cho con người và môi trường

- Các loại thuốc nhanh phân hủy

- Các loại thuốc nhóm độc thấp (nhóm 3, 4)

- Áp dụng biện pháp xử lý hạt giống và cây con. Sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc 4 đúng:

1.Đúng lúc: Phun lúc sâu non tuổi nhỏ, vết bệnh mới xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng của cây. Phun sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa,…

2.Đúng thuốc: Cho từng đối tượng dịch hại, luân phiên các loại thuốc,…

3.Đúng cách: Thực hiện thao tác pha-phun đúng hướng dẫn của từng loại thuốc,…

4.Đúng liều lượng, nồng độ: Theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc (về lượng dùng, lượng nước pha)

NHỮNG SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN RAU HỌ THẬP TỰ

1. Sâu tơ(Plutella xylostella:)Là đối tượng gây hại nguy hiểm, có khả năng chống thuốc rất nhanh.Hại nặng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

2. Sâu xanh bướm trắng(Pieris rapae):Phát sinh quanh năm nhưng hại nặng từ tháng 8-10 và từ tháng 2- 4.Vòng đời 20-30 ngày .

3. Sâu khoang(Spodoptera litura): Trưởng thành đẻ trứng thành ổ. Sâu non mới nở sống tập trung dưới mặt lá (rất dễ phát hiện), tuổi 3 trở đi sâu mới phát tán và ăn khuyết lá, lúc này sâu hay đục vào nõn.

* Phòng trừ các loại sâu ăn lá:Xử lý cây con, hạt giống trước khi trồng. Trên ruộng: ngắt ổ trứng, ổ sâu non mới nở, thu sâu to, nhộng, bẫy pheromone, sử dụng luân phiên các loại thuốc sinh học với các thuốc hoá học và các thuốc thảo mộc (Một số loại thuốc thông dụng: Delfin WG - 32 BIU; Elincol 12 ME; V-Bt; Proclaim; Xentari 35WDG; Pegasus 500SC; Amate 150EC; Mach 050EC;Vinaneem 2SL; Vertimex 1.8EC; Fortenone 5WP; Success 25EC, Enasin 32WP, Atabron 5 EC,…)

4. Rệp xám(Brevicoryne brassicae),Rệp đào(Myzus percicae):Rệp phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn. Nếu không sớm phát hiện, rất khó trừ về sau.

5. Bọ nhảy sọc cong(Phyllotreta striolata):Sâu non hại rễ cây, trưởng thành ăn lá tạo thành những lỗ thủng. Chúng phát sinh quanh năm, trưởng thành sống từ 2-3 tháng hoặc lâu hơn, đẻ trứng lai rai nên không thành lứa rõ rệt, nhiệt độ thích hợp 25-300C.

* Phòng trừ rệp, bọ nhảy: Cần theo dõi phát hiện sớm, xử lý các cây giống trước khi trồng. Đặt bẫy dính, chọn một trong các loại thuốc:Chế phẩm nấmBeauveria, Metarhizium,Elincol 12 ME, Sokupi 0,36AS, Oshin 20WP, Elsin 10EC,Ecasi 20EC,…

6.Bệnh thối nhũn:Do Vi khuẩnErwinia carotovoragây ra. Bệnh thường xuất hiện khi cây đã lớn và lây nhiễm rất nhanh, gây thối nhũn, có mùi khó chịu. Bệnh thường hại nặng vào cuối vụ muộn, kể cả trong khi bảo quản bệnh cũng phát triển nhanh.

7.Bệnh đốm vòng:Do nấmAlternaria brassicaegây ra, phá hại trên cải bắp, su hào và gây hại nặng cả khi cây đã lớn. Vết bệnh hình tròn, nhiều vòng tròn đồng tâm, có khi liên kết với nhau , trên mặt có một lớp mốc khi độ ẩm cao

8. Bệnh thối hạch:Do nấmSclerotinia sclerotiorumgây ra trên cải bắp. Cây con bị bệnh dễ thối nhũn gốc và đổ rạp. Cây lớn bị bệnh, bệnh lan từ thân lên bắp đang cuốn làm thối từ ngoài vào trong, cây có thể chết thối khô trên ruộng.Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao.

* Phòng trừ bệnh:Xử lý hạt giống, cây con, dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy.

Các thuốc sử dụng trừ bệnh đốm vòng:Bellkute 40WP, Score 250EC, Daconil 75WP, Validacin 3L,…

Các thuốc phòng trừ bệnh thối hạch, thối nhũn:Kasai 21,2 WP, Kasuran 50WP, Bavistin 50SL, Ensino 40SC,Cantox-D50WP,…

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Video liên quan

Chủ đề