Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa

Đã có trọn bộ đề thi thử THPT Quốc Gia 2022 các môn: vip.dethihsg247.com
Hàng ngàn mã giảm giá shopee 0đ hôm nay cập nhật tại đây

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn của phòng GD quận Đống Đa, Hà Nội năm học 2019 – 2020 gồm 2 phần như sau:

Xem thêm:

2. Tìm một câu tục ngữ (hoặc một câu ca dao, thành ngữ) có nội dung tương ứng với “ánh lửa sẻ chia” được đề cập trong đoạn văn trên.

3. Đoạn văn đã nhắn nhủ đến người đọc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Cuộc đời thật ý nghĩa biết bao nếu con người biết yêu thương, sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa

Xin chào các bạn và quý Thầy Cô. Hãy nhập từ khóa mình muốn vào ô tìm kiếm trên Website để tìm kiếm mọi thứ hoặc trên google các bạn hãy nhập từ khóa + dethihsg247.com để tìm kiếm các bài viết của chúng tôi nhé.

  • Hiện tại chúng tôi có hơn 25 nghìn bài văn mẫu các thể loại.
  • Kho tài liệu, đề thi học sinh giỏi các lớp vô cùng phong phú.
  • Mỗi ngày cập nhật hơn 100 đề thi chất lượng từ các website bán tài liệu lớn.

Tải đề thi VIP với giá siêu rẻ tại Vip.Dethihsg247.Com

  • Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn

Cập nhật lúc: 11:31 24-06-2020 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 9

Đề thi kì 2 lớp 9 năm 2020 môn Văn - Quận Đống Đa

2. Tìm một câu tục ngữ (hoặc một câu ca dao, thành ngữ) có nội dung tương ứng với “ánh lửa sẻ chia” được đề cập trong đoạn văn trên.

3. Đoạn văn đã nhắn nhủ đến người đọc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Cuộc đời thật ý nghĩa biết bao nếu con người biết yêu thương, sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa

Theo TTHN

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa

Cập nhật lúc: 08:43 26-04-2021 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 9

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa

[Đề có đáp án]: Hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” trong tác phẩm..

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn văn quận đống đa

Phần I. (6 đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Ở rừng mùa bày thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xẻ không khí ta từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.

(Trích SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2018)

1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Tác phẩm được trần thuật từ ngôi kể nào? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tác phẩm?

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích trên

4. Hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” trong tác phẩm em vừa xác định ở trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích rõ)

Phần II. (4 đ)

Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là những câu thơ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Và khổ thơ thứ tư, nhà thơ Thanh Hải có viết:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, trâng 55 – 56, NXB Giáo dục 2018)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?

2. Theo em, việc chuyển đổi đại từ nhân xưng trong hai khổ thơ trên có ý nghĩa gì?

3. Khát vọng sống là được cống hiến hết mình cho cộng đồng của Thanh Hải không phải chỉ là khát vọng của một thế hệ những con người đã sống và đi qua chiến tranh. Nó còn là khát vọng chung của rất nhiều người dân Việt Nam trong mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực. Từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể.

GỢI Ý GIẢI ĐỀ

Phần I.

1. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

2. Ngôi kể: truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính

– Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể:

+ Phù hợp với nội dung tác phẩm

+ Câu chuyện chân thực hơn

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật

+ Tạo nên điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn

3.  Câu đặc biệt: “Mưa”. “Nhưng mưa đá”. “Gió”

Vai trò: Tạo nhịp nhanh, gợi tả sự hồi hộp của Phương Định, diễn tả chân thực và sinh động tâm lý của Phương Định khi đang lắng tai, tập trung chú ý vào sự xuất hiện các dấu hiệu của cơn mưa đá. Qua đó ta thấy được niềm vui, niềm hân hoan của Phương Định khi thấy mưa đá trên cao điểm

4. a. Hình thức:

– Đúng đoạn tổng – phân – hợp, đủ số câu

– Có thành phần phụ chú và phép thế

b. Nội dung: Làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định

*Câu chủ đề: Phương Định là người con gái hồn nhiên, trong sáng, có tâm hồn lãng mạn, giàu mơ mộng, trẻ trung, yêu đời.

– Tự tin về vẻ đẹp, thích soi gương, thích làm duyên và tỏ ra kiêu kì

+ Tự nhận xét mình là “Cô gái khá”

+ Được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững, kiêu kì

+ Cô không đi khom cũng chính vì sợ mất đi nét kiêu kì của mình

– Phương Định là người nhạy cảm, hay mơ mộng, hồi hưởng:

+ Phương Định thường nhớ về ngày tháng thanh bình ở thủ đô.

+ Một cơn mưa đá rơi xuống làm cô thẫn thờ, tiếc nuối và nỗi nhớ về kí ức đẹp lại dạt dào xô về

– Là người lạc quan, trẻ trung, yêu đời:

+ Cô thích hát: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”, “Tôi thích nhiều bài”

+ Cô thích mưa đá đến mức “vui thích cuống cuồng”, những niềm vui con trẻ lại “ nở tung ra say sưa, tràn đầy”.

*Nghệ thuật:

– Trần thuật theo ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả nội tâm nhân vật và tạo điểm nhìn phù hợp.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thực mà tinh tế

– Kể chuyện tự nhiên, ngôn ngwxsinh động

– Ở những đoạn có tính chất hồi tưởng, nhịp kể chậm, gợi nhớ những kỉ niệm thời niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình nơi quê hương.

Phần II.

1. – Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

– Ý nghĩa: Nằm trên giường bệnh trong những ngày mùa đông lạnh giá nhưng tác giả vẫn có những cảm nhận đẹp về mùa xuân thiên nhiên đất nước, vẫn có những ước nguyện cống hiến chân thành thiết tha. Từ đó thể hiện chủ đề cùa tác phẩm: tiếng lòng thiết tha yêu mến thiên nhiên và đất nước, yêu cuộc sống, khao khát mãnh liệt được gắn bó với cuộc đời, ước nguyện được cống hiến cho đất nước của tác giả.

2. Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta

– “Tôi”: vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân.

– “Ta”:

+ Tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện.

+ Cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó hoá thân thành cái ta.

+ Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng.

3. Phần NLXH các em có thể trình bày và diễn đạt khác nhau miễn sao phù hợp và có tính thuyết phục. Dưới đây là gợi ý cách làm:

(1) Giải thích: Cá nhân là một con người cụ thể, một cá thể riêng biệt trong một môi trường xã hội, một tổ chức, một tập thể. Còn tập thể chính là một tổ hợp, tập hợp những cá nhân ghép lại, tụ tập lại, cùng nhau tham gia vào một hoạt động, một công việc chung nào đó

(2) Phân tích mối quan hệ: Trong cuộc sống này, các cá nhân, tập thể luôn luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển.

*Mặt tích cực:

– Tác động của cá nhân tới tập thể:

+ Mỗi cá nhân khi thực hiện tốt mọi việc, mọi quy định sẽ xây dựng, tạo dựng và phát triển nên thành một tập thể tốt.

+ Cá nhân đồng lòng tạo nên sức mạnh lớn lao của tập thể.
(+ Dẫn chứng)

-Tác động của tập thể tới cá nhân:

+ Ngược lại một tập thể tốt là khi các cá nhân trong tập thể đó luôn có sự tôn trọng, bình đẳng, cùng quan tâm giúp đỡ nhau thực hiện vì một mục đích, một lợi ích chung.

+ Chính tập thể sẽ là điều kiện để cho các cá nhân có thể phát triển hơn, có sự trao đổi, trau dồi. Là nơi để cá nhân phải phấn đấu, phải nổ lực, hoàn thiện, cũng là nơi để cá nhân sẽ chia, cảm nhận được sự tồn tại cũng như lợi ích của mình. (+ Dẫn chứng)

*Mặt trái:

– Cá nhân có thể làm ảnh hưởng xấu đến cả tập thể: Một bạn đua đòi, ăn chơi, không lo học hành, đến kì thi thì quay cóp, gian lận, lại hay chửi tục chửi bậy….làm cho nhiều người khó chịu, nhưng cũng khiến nhiều bạn học sinh khác noi theo.

– Tập thể cũng có trường hợp ảnh hưởng xấu tới cá nhân: nhiều trường hợp, tập thể lại không biết tạo điều kiện cho cá nhân phát triển đồng đều, hoặc có nhiều trường hợp còn lấy đi lợi ích cá nhân, khiến cho nhiều người bất mãn

(3) Lời khuyên, liên hệ bản thân