Đề tài nghiên cứu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

18/07/2017 3:12:16

Đây là một nghiên cứu mô tả, cắt ngang được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu chính là PGS.TS.BS. Lê Thị Tuyết Lan, bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh và GS.TS.BS. Ngô Quý Châu, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội trong thời gian 2016 – 2017. Nghiên cứu do bộ phận y khoa công ty AstraZeneca phối hợp với công ty hỗ trợ nghiên cứu lâm sàng Vietstar tiến hành tại Việt Nam. Bộ dữ liệu của nghiên cứu được phân tích bởi công ty ASK-CRE (Ấn Độ).

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 300 bệnh nhân BPTNMT ngoại trú tới khám tại cơ sở điều trị, có 82 (27,3%) bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT chồng lấp hen với tỉ lệ nam chiếm 82,9% và đang hút thuốc lá chiếm 18,3%. Tiền sử gia đình mắc hen chiếm 11% ở các bệnh nhân ACO. Các bệnh nhân ACO có các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp (19,5%), viêm mũi dị ứng (15,9%), trào ngược dạ dày-thực quản (4,9%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (4,9%) và đái tháo đường (2,4%). Có 28,3% bệnh nhân ACO có tiền sử đợt kịch phát trong năm vừa qua với số đợt kịch phát trung bình là 2 đợt kịch phát/năm, số ngày nhập viện trung bình là 6,06 ngày/năm và nhập cấp cứu trung bình là 2,41 ngày/năm. Bệnh nhân nhóm ACO có triệu chứng nhiều (điểm CAT trung bình là 14,82; điểm mMRC trung bình là 2,09) và có số lượng bạch cầu ái toan trong máu trung bình là 462 tế bào/µl. Về chức năng hô hấp, bệnh nhân ACO có giá trị FEV1 tốt nhất trong 3 năm vừa qua là 65,93 ± 16,74 (% so với dự đoán) và có giá trị FEV1 trong lần đo gần nhất là 61,69 ± 16,13 (% so với dự đoán). Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh nhân ACO như sau: SABA (26,8%), SAMA (15,9%), SABA/SAMA (26,8%), LABA (2,4%), LAMA (29,3%), ICS/LABA (89,0%) và thuốc kháng leukotriene (28,0%).

Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định tỉ lệ bệnh nhân, các đặc điểm lâm sàng, và thực tế điều trị BPTNMT chồng lấp hen theo định nghĩa của GINA và GOLD (2016) ở những bệnh nhân BPTNMT ngoại trú tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc tối ưu hóa chiến lược quản lý, nâng cao việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân BPTNMT chồng lấp hen trên thực hành lâm sàng hiện tại.
(Tạp chí y học lâm sàng, 09/ 2017, số 99, 253-60; ISSN 1859-3593)

Từ viết tắt:
. COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease – Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
. ACO: Asthma COPD overlap – Chồng lấp Hen BPTNMT
. FEV1: Forced Expiratory Volume during 1st second – Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu
. CAT: COPD Assessment Test – Thang điểm triệu chứng
. mMRC Modified Medical Research Council – Thang điểm khó thở
. ICS: Corticoid dạng hít
. SABA: Short – acting beta2 agonist –Tthuốc cường β2 adrenergic tác dụng ngắn
. SAMA: Short – acting muscarinic receptor antagonist – Thuốc kháng thụ thể muscarinic tác dụng ngắn
. LABA: Long acting beta2 agonist – thuốc cường β2 adrenergic tác dụng dài
. LAMA: Long-acting muscarinic receptor antagonist – Thuốc kháng thụ thể muscarinic tác dụng dài
. GINA: Global Initiative for Asthma – Chiến lược toàn cầu về Hen phế quản
. GOLD: Global Initiative for chronic Obstructive Lung Disease – Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

by admin · February 1, 2019

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2010-2012/ Nguyễn Thúy Vân. 2014.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) hoặc COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một danh từ dùng để chỉ một nhóm bệnh đường hô hấp. có đặc trưng chung là sự tắc nghẽn đường thở không phục hồi hoàn toàn tự phát hay dưới các tác động điều trị. Đây là một nhóm bệnh hô hấp thường gặp trên thế giới cũng như ở nước ta [28], [51]. Với tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và hậu quả tàn phế, COPD đã thực sự trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1990 tỷ lệ mắc COPD trên toàn thế giới ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 ở nữ [3]. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh [46]. Tại Việt Nam, điều tra dịch tễ về COPD trong cộng đồng dân cư ở nước ta do Bệnh viện Phổi Trung ương tiến hành trên phạm vi toàn quốc công bố năm 2010, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi trên 40 trong cộng đồng chung cho cả hai giới là 4,2%, trong đó ở nam giới tỷ lệ này là 7,1% và ở nữ giới là 1,9% [10]. Không chỉ là một bệnh lý thường gặp, COPD hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới và là bệnh lý duy nhất làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong số những bệnh lý gây tử vong hàng đầu [3], [51], [80]. Một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu dự đoán COPD, từng là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6 vào những năm 1990, sẽ trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới vào năm 2020 [5], [47], [74]. Theo nghiên cứu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, năm 2006, trung bình một đợt cấp COPD nhập viện tiêu tốn 7-8 triệu đồng cho chi phí trực tiếp liên quan đến thuốc, xét nghiệm… [11] Nếu tính cả chi phí điều trị gián tiếp, chi phí điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thì số tiền chi phí cho một đợt tiến triển cấp của bệnh sẽ còn có thể hơn thế nhiều lần. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng, ghi nhận của các bác sĩ tại các khoa Khám bệnh, Hô hấp và Hồi sức cho thấy các bệnh nhân nhập viện đều đã ở trong tình trạng nặng và ở các giai đoạn muộn của bệnh, tình trạng suy hô hấp cấp biểu hiện trên nền suy hô hấp mạn tính, bệnh nhân suy kiệt hay có kèm theo nhiều bệnh đồng mắc khác, chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao, tỉ lệ mắc trong cộng đồng, tỷ lệ nhập viện vì các đợt cấp và mức độ nặng của bệnh trong các lần nhập viện ngày càng gia tăng. Để có thông tin đầy đủ hơn cũng như đánh giá một số yếu tố liên quan tới nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện trong các đợt tiến triển cấp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng năm 2010- 2012” với hai mục tiêu: 1.    Mô tả thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều tri tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp Hải Phòng trong các năm 2010 – 2012. 2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng trong các năm 2010 – 2012.  TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1.    Lê Vân Anh (2006), Nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, thông khí phổi của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Thành phố Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II. 2.    Các bộ môn nội (2007), "Bài giảng Bệnh học nội khoa tập 1", Nhà xuất bản Y học, tr. 63. 3.    Ngô Quý Châu (2011), "Bệnh hô hấp", Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 177. 4.    Ngô Quý Châu (2011), "Chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định", Tài liệu hội nghị khoa học ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu, Bệnh viện Bạch Mai, Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 5.    Ngô Quý Châu (2011), "Phát hiện sớm và điều trị sớm COPD", Chương trình Hội thảo VietNam Respi forum 2011, Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam. 6.    Ngô Quý Châu và CS (2006), Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở một số tỉnh thành khu vực phía Bắc, Việt Nam, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 21 : 48-5. 7.    Ngô Quý Châu, Chu Thị Hạnh và cộng sự (2005), Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư Thành phố Hà Nội, Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Y tế 2005. 8.    Ngô Quý Châu, Nguyễn Quỳnh Loan (2002), Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân Hà Nội, Tạp chí Y học thực hành, 11(34) : 14-17. 9.    Ngô Quý Châu và CS (2006), Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng dân cư thành phố Hải Phòng, Tạp chí Y học thực hành Bộ Y tế, 2 : 44-47. 10.    Ngô Quý Châu và CS (2005), "Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thành phố Hà Nôi", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế. 11.    Ngô Quý Châu và CS (2006), "Nghiên cứu chi phí điều trị trực tiếp bệnh nhân mắc đợt cấp COPD tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2005", Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 54 : 44-47. 12.    Ngô quí Châu và CS (2002) "Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai", Thông tin y học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 50 – 57. 13.    Chu Thị Hạnh, Ngô Quý Châu (2004), nhận xét về đặc điểm lâm sàng và sự biến đổi của chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị đợt cấp, Tạp chí Nội khoa, 1 (2004), ISSN: 0868-3190, pp. 18-30. 14.    Chu Thị Hạnh (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong công nhân của một số nhà máy công nghiệp ở Hà Nội, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 15.    Lê Xuân Hanh (2005), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ và thực trạng chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Quảng Thọ, Quảng Xương, Thanh Hóa, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội. 16.    Võ Hùng (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng đượt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 17.    Nguyễn Đình Hường (1994), "Viêm phế quản mạn", Bệnh học lao và bệnh phổi, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 200 – 18. 18.    Mai Xuân Khẩn (2005), Nghiên cứu lâm sàng, thể tích cặn, nội soi và biến đổi tế bào dịch rửa phế quản của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 19.    Đinh Thị Phương Lan (2009), Nghiên cứu tỉ lệ mắc biểu hiện lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Hải Phòng năm 2006¬2007, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hải Phòng. 20.    Lê Thị Tuyết Lan (2011), "Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại Việt Nam", Journal Franco-Vietnamien de Pneumologie, 02(04), tr. 1-90. 21.    Nguyễn Thị Minh Lan (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn gây bệnh của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hải Phòng. 22.    Lê Văn Lễ (2007), Nghiên cứu khoảng cách đi bộ 6 phút và mối liên quan tới lâm sàng, chức năng hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 23.    Nguyễn Huy Lực (2002), đặc điểm lâm sàng, thông khí phổi, khí máu động mạch theo thể và giai đoạn của bệnh phổi tặc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 24.    Lê Thị Nhung (2004), Đặc điểm lâm sàng và thông khí phổi trên bệnh nhân hen phế quản tại xã Đặng Cương, An Hải Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa 2004, Đại học Y Hải Phòng, tr. 12-22. 25.    Nguyễn Thị Trang Nhung (2008), nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam-2008, Cấu phần BoD- Dự án “Cung cấp các bằng chứng khoa học về bệnh tật và tử vong cho quá trình hoạch định chính sách y tế ở Việt Nam”(VINE) 26.    Nguyễn Viết Nhung (2011), "Giải pháp cho quản lý Hen và COPD ở Việt Nam", Tạp chí Lao và bệnh phổi, Số 03 tháng 4/2011. 27.    Vũ Xuân Phú và CS (2009), Chi phí điều trị nội trú của bệnh nhân bệnh phổi tắc ngẽn mạn tính tại bệnh viện phổi trung ương năm 2009, Tạp chí y học thực hành số 1/2012, tr: 51-53. 28.    Bùi Xuân Tám (1999), "Dịch tễ về hô hấp", Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 317 – 830. 29.    Bùi Xuân Tám (1999), Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 600-649. 30.    Bùi Xuân Tám (1998), “ Bệnh phổi tắc nghẽn tính (Cơ chế bệnh sinh và chụp cắt lớp vi tính)”. Sinh hoạt khoa học chuyên đề Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bộ môn lao và bệnh phổi Bệnh viện 103- Học viện Quân y, Hà Nội – 1998 31.    Nguyễn Văn Thành (2000), "Đợt cấp COPD nặng nhập viện: Định nghĩa và vai trò của vi sinh gây bệnh". 32.    Trần Hoàng Thành (2006), "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", Nhà xuất bản Y học. 33.    Trần Hoàng Thành,Thái Thị Huyền (2006), "Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng đợt cấp của 150 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai theo phân loại của Anthonisen", Tạp chí nghiên cứu khoa học, 53(5), tr. 100-3. 34.    Vũ Duy Thướng (2008), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn gây bệnh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 13. 35.    Nguyễn Đình Tiến (1999), nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và chức năng thông khí phổi trong các đợt bùng phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 36.    Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung và CS (2010), "Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam", Tạp chí Y học thực hành, 2 (704), tr. 8 – 11.

37.    Đỗ Thị Vân (2006), Biểu hiện lâm sàng và chức năng thông khí phổi trên bệnh nhân BPTNMT tại khoa nội 2 bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2003-2004, tạp chí Y học Việt nam, tr : 43-52.

Tags: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhbệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng

Video liên quan

Chủ đề