Đánh giá phim ông ngoại tuổi 30 việt nam năm 2024

Tầng 21, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, p. Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 7309 5555, máy lẻ 370.

xem bản đồ

trụ sở tp.hồ chí minh

Tầng 4 Tòa nhà 123, 123 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp. HCM Điện thoại: 028. 7307 7979

xem bản đồ

© Copyright 2007 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17, 19, 20, 21 Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2215/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019

Xem Ông Ngoại Tuổi 30 của Việt Nam có sự tham gia của Nguyễn Hoàng Kiều Trinh, Coca Hoàng Gia Bảo, Trịnh Thăng Bình, Hạ Vi. Thuộc thể loại: Phim lẻ. Ông Ngoại Tuổi 30 được làm lại từ Scandal Makers, bộ phim rất nổi tiếng của Hàn Quốc. Ông Ngoại Tuổi 30 xoay quanh chàng phát thanh viên điển trai nổi tiếng Sơn Huy (Trịnh Thăng Bình). Ở tuổi 30, Sơn Huy có được cuộc sống đáng mơ ước với sự nghiệp ổn định, nhà cửa sang trọng, có người yêu xinh đẹp và nóng bỏng… Cho đến một ngày, cuộc sống mỹ mãn đó bị xáo trộn khi một cô gái trẻ đem theo cậu con trai nhỏ đến nhận anh là cha.

Thứ Tư, 12:00, 04/04/2018

VOV.VN - Đã chính thức chiếu tại các rạp từ ngày 30/3, “Ông ngoại tuổi 30” đã và đang ngập tràn những lời khen ngợi trên mạng xã hội.

Ông ngoại tuổi 30, phim điện ảnh Việt được trông chờ nhất tháng 4 đang chính thức công chiếu tại các rạp trên toàn quốc. Sau các suất chiếu, các khán giả đã không ngớt lời khen dành cho Phiên bản làm lại từ “Scandal Makers” (2008) của Hàn Quốc khi chứa đựng rất nhiều tình tiết gây cười.

Suốt tuần qua khán giả đã phải phải đón nhận một cơn bão đến từ bộ phim remake từ phim Scandal Makers rất xuất sắc của Hàn Quốc Dạo một vòng facebook với từ khoá tên phim, không khó để đọc được một loạt những nhận xét tích cực, khen ngợi của những người xem dành cho phim điện ảnh Ông ngoại tuổi 30.

MC Trấn Thành nhận xét phim Ông ngoại tuổi 30 nhẹ nhàng, đáng yêu, lãng mạn và rất gia đình. Song song đó, nam diễn viên cũng dành nhiều lời khen ngợi cho nam chính Trịnh Thăng Bình và dàn diễn viên nhí của phim.

MC Trần Thành nhận xét về bộ phim "Ông ngoại tuổi 30" trên trang facebook cá nhân.

Diễn viên Tiến Luật nhận xét ngắn gọn phim Ông ngoại tuổi 30 là một bộ phim đáng xem kèm theo hình ảnh minh hoạ hài hước.

Người mẫu, diễn viên Lilly Luta dù đã dự họp báo phim nhưng vẫn quyết định xem phim lại lần 2 đủ thấy sức hút của phim với khán giả.

Nữ biên kịch Phạm Tuyết Hường cũng có hẳn một bài review phim thật dài và có “tâm” dành cho Ông ngoại tuổi 30.

Song song đó cũng có rất nhiều chia sẻ, tình cảm của khán giả sau khi xem Ông ngoại tuổi 30 tại rạp.

Phim Ông ngoại tuổi 30 thuộc thể loại tình cảm, hài hước với sự thực hiện của đạo diễn Võ Thanh Hòa và các diễn viên chính: Trịnh Thăng Bình, Hạ Vi, Kiều Trinh, bé Coca Gia Bảo, Lou Hoàng…

Chuyện phim Ông ngoại tuổi 30 xoay quanh chàng MC nổi tiếng Sơn Huy (Trịnh Thăng Bình). Trong một chương trình phát thanh, anh khuyên bà mẹ đơn thân tuổi đôi mươi Mi Trần (Kiều Trinh) hãy đi tìm người cha thất lạc. Oái oăm thay, cô gái hóa ra lại chính là đứa con rơi của Sơn Huy sau một sai lầm thời tuổi trẻ./.

Có vẻ dưới sự kì vọng quá lớn từ phía khán giả, Ông Ngoại Tuổi 30 vẫn không thể có một bước chuyển mình mang tính đột phá để thoát khỏi cái bóng của phiên bản Hàn.

Có thể nói Ông Ngoại Tuổi 30 là bộ phim được khán giả mong chờ khá nhiều, khi trước đó một bộ phim khác cũng được remake từ phiên bản Hàn đã nhận được những phản hồi tích cực và rực rỡ như chính cái tên Tháng Năm Rực Rỡ của nó. Đồng thời, việc tung MV nhạc phim ra trước cũng đã tạo hiệu ứng nhất định khiến khán giả càng có thêm niềm tin vào bộ phim. Nhưng có vẻ dưới sự kì vọng quá lớn từ phía khán giả, Ông Ngoại Tuổi 30 vẫn không thể có một bước chuyển mình mang tính đột phá để thoát khỏi cái bóng của phiên bản Hàn.

Nội dung của Ông Ngoại Tuổi 30 đương nhiên sẽ giống hệt phiên bản Hàn. Bộ phim đã đi theo vết xe đổ của Sắc Đẹp Ngàn Cân khi “bê nguyên xi” từng câu thoại, tạo hình nhân vật mà không hề có sáng tạo hay làm mới bộ phim để phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện tại hơn, thậm chí đến cả con gà đồ chơi cũng giống y chang. Vẫn có vài phân đoạn hơi khác so với bản Hàn nhưng nói thật những cảnh làm lố gây hài đó không đủ mạnh để tạo khác biệt và ghi dấu trong lòng khán giả. Vẫn biết đây là một phiên bản remake, nhưng khán giả cũng cần sự khác biệt và độc đáo hơn, nếu không thì thà ở nhà và xem lại bản gốc còn hơn. Ai lại có thể bỏ thời gian và tiền bạc ra chỉ để coi một bộ phim không có gì mới so với phiên bản gốc đã được chiếu cách đó 10 năm?

Ngoài ra, Ông Ngoại Tuổi 30 bản Việt còn mắc phải một thiếu sót rất to lớn khi không thực hiện cảnh cười nhếch mép của cậu bé lém lỉnh Phương Đông khi chơi bài cùng ông ngoại. Trong bản Hàn, gương mặt với nụ cười khinh bỉ của Hwang Ki Dong đã được chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng và nhận được rất nhiều tình cảm của khán giả. Thậm chí biểu cảm đó dường như đã trở thành thương hiệu, với nhiều người chỉ cần nhìn biểu cảm ấy của của cậu nhóc Hwang Ki Dong thì sẽ lập tức nhớ ngay đến bộ phim này. Một cảnh đắt giá như vậy mà trong bản Việt lại thiếu mất, thật đáng tiếc!

Về mặt diễn xuất, nhân vật ông ngoại trẻ Trần Sơn Huy được Trịnh Thăng Bình thủ vai có vẻ chưa phù hợp với anh bởi mặc dù có thể thấy được những nỗ lực của anh cho nhân vật song kết quả đạt được vẫn chỉ dừng ở mức tròn vai chứ chưa thật sự xuất sắc và nổi bật. Nhưng anh đã làm rất tốt khi trình bày ca khúc chủ đề của phim là Tâm Sự Tuổi 30, có lẽ đây là một điểm cộng cho phim nhạc phim có giai điệu nghe khá bắt tai và phần lời cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung phim. Đặc biệt không thể không nhắc đến cậu bé Coca Hoàng Gia Bảo trong vai cậu nhóc đáng yêu Phương Đông, độ dễ thương của Phương Đông đủ để đánh gục trái tim của bất kì ai trong rạp. Là nhân vật có nhiều sự thay đổi nhất so với bản Hàn, những cái nháy mắt tinh nghịch của Phương Đông đã khiến bộ phim thêm phần đáng yêu và dễ thương hơn rất nhiều. Phương Đông chính là nhân vật đã giúp cho bộ phim Ông Ngoại Tuổi 30 bản Việt có chút không khí hơi khác hơn so với bản gốc. Những diễn viên khác trong bộ phim Ông Ngoại Tuổi 30 lần này cũng chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận được, vẫn chưa có ai có thể khiến nhân vật của mình tỏa sáng một cách mạnh mẽ và nổi bật trong bộ phim này.

Những bộ phim được remake đều phải mang một gánh nặng như nhau vì chắc chắn rằng phim sẽ bị đem ra so sánh với bản gốc. Nên có thể nói nếu bộ phim ấy muốn được khán giả công nhận thì vừa phải giữ đúng nguyên tác nhưng vẫn phải sáng tạo để thêm một chút đặc sắc và thú vị chứ không phải cứ sao y bản chính là được. Trước Ông Ngoại Tuổi 30, đã có nhiều bộ phim vấp phải lỗi này rồi nhưng không hiểu sao các nhà làm phim lại phạm cùng một lỗi nhiều lần đến vậy?

Chủ đề