Đánh giá mã chứng khoán tdm cuối năm 2023

CTCP Nước Thủ Dầu Một (mã TDM) đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu đạt 133 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng chậm hơn với 16% giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 54% lên 56% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 74 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, TDM lãi trước thuế 61 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 55 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với quý 2/2022.

Nguồn: BCTC quý 3/2022 của TDM

Lũy kế 6 tháng đầu năm, TDM ghi nhận doanh thu đạt 234 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của TDM tăng gấp đôi lên 193 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 99% so với quý 2/2022 lên mức 183 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 61% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.

Lợi nhuận nửa đầu năm tăng mạnh chủ yếu nhờ khoản cổ tức gần 94 tỷ đồng từ Biwase (BWE) được nhận ngay trong quý 1, trong khi năm 2022 phải tới quý 4 mới nhận. Cuối quý 2, công ty đang đầu tư gần 1.100 tỷ đồng vào công ty liên kết là Biwase, tương ứng tỷ lệ 37,42% vốn.

Thời gian qua, kế hoạch thâu tóm của TDM vẫn đang tiếp tục được diễn ra. Theo nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2023, TDM sẽ mua lại CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (mã: CTW); nhận chuyển nhượng gần 3,8 triệu cp CTCP Cấp nước Cà Mau (mã: CMW) và mua thêm 3,5 triệu cổ phiếu Cấp nước Gia Tân để nâng tỷ lệ sở hữu lên 31,35% vốn.

Theo phương án mới nhất được công bố, TDM sẽ chào bán 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 30.000 đồng/cp. Tỷ lệ thực hiện quyền là 10:1. Hoàn tất toàn bộ lượng chào bán, vốn điều lệ của Nước Thủ Dầu Một đạt 1.100 tỷ đồng.

Số tiền 300 tỷ đồng dự kiến thu về chủ yếu sẽ được sử dụng để hoàn thành việc nâng sở hữu tại các doanh nghiệp nước, ngoài ra cũng sẽ để trả nợ cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương và một phần nợ vay gốc đến hạn tại ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (mã ck:TDM) mới đây thông báo kế hoạch chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, TDM sẽ chào bán 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông, theo tỷ lệ 10:1. Điều đó có nghĩa, mỗi cổ đông sở hữu 10 quyền sẽ nhận được 01 cổ phiếu phát hành thêm.

Mức giá chào bán là 30.000 đồng/cổ phiếu. Chiếu theo thị giá TDM trong phiên giao dịch sáng ngày 19/12 là 49.950 đồng/cổ phiếu, mức giá trên thấp hơn khoảng 27%.

Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 09/01 - 05/02/2024. Thời gian nhận đăng ký mua từ 09/01 - 07/02/2024.

Số tiền thu được, dự kiến 300 tỷ đồng sẽ được Doanh nghiệp sử dụng để triển khai chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới.

Ở một diễn biến khác, Hội đồng quản trị TDM cũng thống nhất ngày 29/12/2023 tới là ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông để thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền là 14%. Điều đó tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận về 1.400 đồng. Dự kiến, cổ đông của TDM nhận được tiền trả cổ tức vào ngày 15/5/2024.

Về tình hình kinh doanh, sau 11 tháng đầu năm 2023, TDM đạt tổng doanh thu gần 542 tỷ đồng và lãi ròng 275 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 38% so với cùng kỳ.

Trong cơ cấu doanh thu 11 tháng, sản xuất nước đóng góp 77% tổng doanh thu với hơn 419 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận hơn 122 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ, do nhận được cổ tức từ Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã ck: BWE). Tại cuối tháng 9/2023, TDM đang nắm giữ 37,42% vốn của BWE.

Năm 2023, "ông lớn" ngành nước đặt kế hoạch doanh thu hơn 642 tỷ đồng và lãi ròng 298 tỷ đồng. Với kết quả đạt được sau 11 tháng, TDM thực hiện được 84% chỉ tiêu doanh thu và 92% mục tiêu lợi nhuận năm.

Mới đây, Công ty CP Nước Thủ Dầu Một (cổ phiếu TDM) đã công bố kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2023. Theo đó, tổng doanh thu của TDM đạt gần 542 tỷ đồng và lãi ròng 275 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 38% so với cùng kỳ.

Chi tiết, sản xuất nước đóng góp 77% tổng doanh thu với hơn 419 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt từ động tài chính đạt hơn 122 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ, chủ yếu do nhận khoản cổ tức được hơn 94 tỷ đồng được chia từ hai công ty liên kết gồm Công ty CP Nước và Môi trường Bình Dương (HoSE: BWE) và Công ty CP Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường. Hiện, TDM đang nắm giữ lần lượt 37,42% và 25% vốn của hai doanh nghiệp này.

Năm 2023, Nước Thủ Dầu Một đặt kế hoạch tổng doanh thu hơn 642 tỷ đồng và lãi ròng 298 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng, công ty đã thực hiện được 84% chỉ tiêu doanh thu và 92% mục tiêu lợi nhuận năm.

Năm 2023, TDM cũng dự kiến trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng hoặc cao hơn năm 2022 với tỷ lệ 13%.

Về kế hoạch hoạt động kinh doanh, năm 2023 tại Nhà máy nước Dĩ An tuyến ống nước thô D1600mm, Công ty tiếp tục làm việc với các sở ban ngành để được cấp phép thi công, dự kiến thi công vào năm 2023, vốn đầu tư 256 tỷ đồng.

Tại nhà máy nước Bàu Bàng, Công ty đang hoàn thiện thi công tuyến ống nước thô tự chảy thuộc Nhà máy nước Bàu Bàng D2.400L=1.200m, tổng vốn đầu tư 70 tỷ đồng. Chuẩn bị kế hoạch đầu tư tuyến ống nước thô D1500 (từ trạm nước thô về nhà máy xử lý Bàu Bàng L=8,4 Km, tổng vốn đầu tư 265 tỷ đồng, dự kiến thực hiện cuối năm 2023.

Trong đó, với nhận định khả quan về thị trường tiêu thụ nước sạch tiềm năng thời gian tới của Biwase (BWE – Công ty liên kết của Nước Thủ Dầu Một) cùng với việc hỗ trợ, liên kết đầu tư liên quan đến lĩnh vực phát triển cấp nước ngoài địa bàn tỉnh Bình Dương tại các doanh nghiệp như Công ty CP Cấp nước Đồng Nai, Công ty CP Cấp nước Gia Tân, hệ thống cấp nước Cần Thơ… điều này hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển của Nước Thủ Dầu Một trong tương lai.

Ở một diễn biến khác, cuối tháng 10/2023, HĐQT TDM đã thống nhất triển khai phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 30.000 đồng/CP theo tỷ lệ 10:1 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được mua 1 cổ phiếu mới).

Tổng số tiền huy động từ đợt chào bán dự kiến là 300 tỷ đồng, TDM cho biết sẽ dùng 143 tỷ đồng đầu tư mua cổ phần CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (MCK: CTW); dùng hơn 54 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Cấp nước Cà Mau (MCK: CMW). Thời gian giải ngân trong năm 2023 và 2024.

Ngoài ra, TDM sẽ dùng gần 94 tỷ đồng để trả nợ cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương (thời gian dự kiến trong 4 năm từ 2024 – 2027) và hơn 9 tỷ đồng dùng trả nợ vay gốc đến hạn tại ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Theo đó, thời gian chào bán dự kiến trong năm 2023 và quý I/2024, sau khi được UBCKNN chấp thuận. Nếu thành công, vốn điều lệ của TDM sẽ tăng lên 1.100 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, cuối năm 2022, Nước Thủ Dầu Một trở thành cổ đông lớn nhất của Biwase khi sở hữu 37,42% vốn điều lệ, tiếp theo là Becamex sở hữu 19,44% vốn điều lệ, Ecorbit sở hữu 6,22% vốn điều lệ và còn lại 36,92% vốn điều lệ thuộc về cổ đông nhỏ.

Vào hồi đầu năm, Biwase vừa thông qua chủ trương đầu mua cổ phần 5 Công ty gồm Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Long An; Công ty CP Công trình Đô thị Châu Thành; Công ty CP Công trình Đô thị Cần Giuộc; Công ty CP Nước và Môi trường Bằng Tâm và Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Quảng Bình. Tỷ lệ sở hữu dự kiến từ 50% đến 100%. Như vậy, nếu giao dịch thành công, Biwase sẽ ghi nhận đầu tư vào 5 công ty con.

Công ty CP Nước Thủ Dầu Một lãi 275 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2023

Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Long An có địa chỉ tại ấp 7, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đại diện pháp luật là ông Trần Tấn Lợi và hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước.

Thêm nữa, theo giới thiệu trên website, DNP Long An hoạt động trong lĩnh vực cấp nước với vốn điều lệ trên 786 tỷ đồng. Công ty sở hữu Nhà máy nước Nhị Thành có công suất thiết kế 60.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho các khu vực huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước… thuộc tỉnh Long An.

DNP Long An nằm trong hệ sinh thái của DNP Holding (HNX: DNP), tên trước đây là Nhựa Đồng Nai) với tỷ lệ lợi ích tính tại ngày 31/12/2022 là 44,06%. DNP Holding sở hữu 15 nhà máy tại các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, tổng công suất các sản phẩm nhựa là 8.500 tấn/tháng và 700.000 m3 nước sạch/ngày đêm.

Chủ đề