Công văn cắt giảm học sinh tham gia bảo hiểm năm 2024

Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.

Nghị định có nhiều điểm mới như: Bổ sung một số nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT, tăng mức hưởng BHYT với một số nhóm đối tượng; tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ sở khám chữa bệnh trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT.

Để kịp thời triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh thực hiện cấp, đổi thẻ BHYT theo quy định, trong đó chuyển đổi mã mức hưởng BHYT cho người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc; người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình.

Đồng thời, bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng ghi trên thẻ BHYT đối với người tham gia BHYT mới được quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP và Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các tỉnh chủ động phối hợp với đơn vị quản lý đối tượng rà soát, lập danh sách và cấp thẻ BHYT của các đối tượng được bổ sung tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Trường hợp người tham gia BHYT đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau, BHXH các tỉnh rà soát, đối chiếu dữ liệu đang quản lý với các trường hợp có tên trong hồ sơ đổi mức hưởng và danh sách đối tượng đổi thẻ mới. Nếu thẻ BHYT cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng thấp hơn so với quy định mới, thì theo mức hưởng cao nhất.

Về thủ tục khám chữa bệnh BHYT, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP như sau: Người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân.

Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Đối với các trường hợp người tham gia BHYT vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng ra viện từ ngày Nghị định này có hiệu lực thì được Quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của Luật BHYT, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Nghị định số 75/2023/NĐ-CP bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi: Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc; người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình; người dân đang thường trú tại các xã An toàn khu, vùng An toàn khu cách mạng.

Để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho đối tượng là học sinh, sinh viên, phấn đấu năm 2017 đạt chỉ tiêu 100% bao phủ BHYT học sinh, sinh viên theo Quyết định 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (BHXH tỉnh) thực hiện một số nhiệm vụ sau:

  1. Báo cáo, tham mưu UBND tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo thực hiện BHYT học sinh, sinh viên đối với các nhà trường, trong đó yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn đẩy mạnh việc thực hiện BHYT cho sinh viên; ngành Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh đối với từng cơ sở giáo dục; đưa tiêu chí về tỷ lệ tham gia BHYT học sinh, sinh viên là một trong các tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên.
  2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp Luật về BHYT; phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để tăng cường thông tin tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Trên cơ sở dữ liệu thống kê danh sách hộ gia đình, thực hiện rà soát, phân loại danh sách học sinh, sinh viên chưa tham gia BHYT để phối hợp với các nhà trường vận động mua thẻ BHYT.
  3. Ngay trong tháng 8 năm 2016, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá, phổ biến, tuyên truyền chính sách BHYT đến tất cả các nhà trường; ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức thu BHYT học sinh, sinh viên theo đúng quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 2 và quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT/BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi khi học sinh, sinh viên tham gia BHYT, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
  4. Phương thức thu phí BHYT phải linh hoạt để giảm nhẹ số tiền đóng góp của phụ huynh học sinh vào đầu năm học. Đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào lớp 1 thực hiện thu phí BHYT học sinh, sinh viên của những tháng còn lại năm 2016, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền nộp vào quỹ BHYT.
  5. Đối với học sinh, sinh viên đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2016: cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT. Chỉ thực hiện thu phí BHYT một lần nếu học sinh, sinh viên có nguyện vọng và tự nguyện đóng. Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với số tiền nộp vào quỹ BHYT.

Kịp thời xét duyệt và trích, chuyển kinh phí thù lao thu BHYT học sinh, sinh viên, xác định và chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cơ sở giáo dục đủ điều kiện theo quy định.

Yêu cầu Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về BHXH Việt Nam để giải quyết./.

Chủ đề