Con gái đi bê tráp gọi là gì năm 2024

Vâng người Việt Nam ta thường có phong tục bê tráp có nghĩa là trước khi cưới hỏi nhà trai mang những món đồ phù hợp với phong tục tập quán của từng nơi, như trầu, cau, bánh, ......để trong tráp người ta gọi là bê tráp, thường theo phon tục thì bê tráp số tráp thường là số lẻ như 3..7.5.11.....thế nên phong tục thì không thể bỏ qua được, nhưng mọi người lại chuyền miệng nhau rằng là bê tráp mất duyên, liệu có phải điều này đúng, để phân tích điều này thực hư thế nào thì hãy cùng chothuexe.pro.vn đi tìm hiểu nhé nào đi nào.

Vâng: ...!!!! Trong lễ ăn hỏi, đội bê tráp, đỡ tráp (miền Nam còn gọi là đội bưng quả) là thành phần không thể thiếu. Gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị đội ngũ bê tráp là các chàng trai trẻ tuổi, còn người đỡ tráp của nhà gái là những cô gái trẻ, số lượng người tưng ứng với đội bê tráp nam, số mâm tráp phải là số lẻ và tối thiểu là 3 tráp như: 3 tráp ăn hỏi, 5 tráp ăn hỏi, 7 tráp ăn hỏi, 9 tráp ăn hỏi, 11 tráp ăn hỏi…. Nhiệm vụ của đội ngũ này đúng như tên gọi, đội nam sẽ bưng những tráp quả lễ vật từ nhà trai sang nhà gái và đội nữ thay mặt nhà gái đón nhận mâm tráp.

Yêu cầu quan trọng nhất của đội bưng tráp, đỡ tráp là tất cả các thành viên đều phải là nam thanh nữ tú chưa lập gia đình. Do vậy, trước đây mới sinh ra quan niệm, những chàng trai, cô gái thường xuyên nhận lời đi bê, đỡ tráp cho đám cưới sẽ "mất duyên", sau này khó lập gia đình. Tuy nhiên, đây chỉ là một quan niệm chưa được kiểm chứng và không có căn cứ chính xác.

Nhưng cũng vì quan niệm này mà nhiều cô gái ngại ngần không tham gia đỡ tráp vì lo lắng mình sẽ bị mất duyên. Ngược lại với suy nghĩ này, trong thực tế có nhiều cô gái đã tìm thấy ý trung nhân tâm đầu ý hợp ngay trong đám cưới mà mình tham gia, bởi đội bê tráp nam đều là những chàng trai độc thân, độ tuổi gần sát nhau.

Để các cô gái yên tâm trợ giúp cô dâu chú rể trong ngày cưới, các gia đình cũng đưa ra những giải pháp giữ lại "duyên" cho đội bưng, đỡ tráp bằng cách chuẩn bị những phong bao lì xì có chứa tiền may mắn để hai đội trả lễ cho nhau. Sau khi thủ tục trao tráp quả kết thúc, đội bê tráp nam và đỡ tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì cho nhau trước sự chứng kiến của gia đình hai bên. Món tiền nhỏ, mang ý nghĩa tinh thần này hàm ý "lại duyên" cho các chàng trai, cô gái để sau này cuộc sống hôn nhân của họ vẫn trôi chảy, thuận lợi.

Đối với đội đỡ tráp, các cô gái không cần lo lắng tới việc "mất duyên" hay xui xẻo bởi khi tham gia vào đám cưới nào, cô cũng sẽ nhận được tiền mừng lì xì, mang may mắn đến cho mình. Đội ngũ bưng quả, đỡ tráp chỉ cần chú ý khi trao nhận lễ vật không để quả bị đổ hay rơi vỡ, gây mất vui cho buổi lễ ăn hỏi.

Dù trong lễ ăn hỏi truyền thống hay trong tiệc cưới mang phong cách hiện đại, thì đội bê tráp đều là những người quan trọng đối với đôi uyên ương. Cô dâu chú rể nên gặp mặt, chuyện trò với họ trước khi đám cưới diễn ra để hai bên có thể kết hợp, hỗ trợ hoàn hảo trong ngày cưới.

Theo tập tục của người Việt, lễ ăn hỏi là một phong tục không thể thiếu trong việc tổ chức đám cưới từ xưa đến nay. Và bê tráp là một việc quan trọng trong phong tục ăn hỏi ấy. Vậy “ bê tráp “ có ý nghĩa là gì? Bài viết này Áo Cưới Hoàng Gia sẽ giải thích cho các bạn hiểu ý nghĩa của việc “bê tráp” cũng như những vấn đề cần nắm rõ khi thực hiện việc bê tráp sao cho đúng và chuẩn nhất nhé!

Bê tráp là gì? 5 điều cần biết khi bê tráp

Bê tráp là gì?

Đó là một trong những phong tục truyền thống trong cưới hỏi của người Việt Nam không thể thiếu được đó chính là phong tục bưng quả. Tại nhiều địa phương, phong tục bưng quả còn có những tên gọi khác như bê tráp, bưng lễ. Đội bưng quả là những người được chọn ra từ nhà trai và nhà gái với số lượng nhất định để tiến hành nghi lễ trao và nhận tráp trong lễ cưới hỏi.

Phong tục bưng quả thường được thực hiện trong lễ ăn hỏi. Tuy vậy, hiện nay các nghi lễ cưới hỏi đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Chính vì vậy, lễ hỏi và lễ cưới đã được mọi người kết hợp lại và thực hiện luôn vào cùng 1 ngày, đó cũng chính là ngày đám cưới. Do đó lễ bưng quả cũng được thực hiện luôn trong ngày cưới.

Ý nghĩa của việc bê tráp ăn hỏi

Trong lễ ăn hỏi, bên nhà trai sẽ chuẩn bị những tráp sính lễ ( mâm quả) để mang sang nhà gái, nhằm mục đích xin phép được đón cô dâu về nhà chồng. Những mâm tráp đó sẽ cần một đội ngũ những chàng trai bê và di chuyển sang nhà gái, còn phía nhà gái sẽ có những cô gái đợi để nhận những mâm lễ đó. Việc này người ta gọi chung là “bê tráp”.

Chuyện “bê tráp” là một nghi lễ rất quan trọng với cô dâu chú rể. Vì việc đội bê tráp nam trao mâm lễ cho đội bê tráp nữ mang ý nghĩa như sự trao duyên và chúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc.

Những điều cần biết khi bê tráp ăn hỏi

Cách sắp xếp những mâm tráp

Việc bê tráp theo các mâm tráp đều phải được sắp xếp theo thứ tự, chứ không phải muốn ưu tiên hay mâm nào bê trước bê sau cũng được đâu các bạn nhé!

  • Với lễ ăn hỏi 5 – 7 tráp thứ tự lần lượt sẽ là : tráp cau, tráp rượu thuốc, tráp hoa quả, các tráp cao ( bánh phu thê, hạt sen, trà…)
  • Với lễ ăn hỏi 9 – 11 tráp thứ tự lần lượt sẽ là : tráp cau, tráp rượu thuốc, tráp lợn sữa, tráp hoa quả, tráp xôi, tráp nước ngọt, các tráp cao.

Cùng với việc sắp xếp mâm tráp như trên, thì đội ngũ đỡ tráp cũng sẽ đứng xếp hàng theo thứ tự từ thấp đến cao.

Bê tráp sao cho đúng?

Sau khi đã xong hết các khâu chuẩn bị ở nhà trai, đến đúng giờ đẹp tất cả mọi người cùng những mâm tráp lễ sẽ được khởi hành đi sang nhà gái.

Khi sang đến nhà gái, đội hình nhà trai sẽ được sắp xếp theo thứ tự đúng để đi vào nhà gái : đi đầu là ông bà, rồi đến bố mẹ chú rể; sau đó là chú rể, tiếp theo là đội hình bê tráp, và cuối cùng là họ hàng nhà trai.

Khi hai gia đình đã chào hỏi xong thì đội bê tráp nam sẽ trao tráp lễ cho đội nữ bên nhà gái ( trao duyên), và đội nữ sẽ đưa một phong bao lì xì cho các bạn nam ( trả duyên).

Những điều nên tránh trong ngày bê tráp ( ngày ăn hỏi )

  • Không thực hiện việc bê tráp vào tháng 7 âm, vì đây là tháng cô hồn. Tất cả mọi việc lớn đều nên tránh tháng này nếu không muốn bị đen đủi hoặc kém may mắn.
  • Kiêng bê tráp vào những năm Kim Lâu của cô dâu, năm xung với cả cô dâu và chú rể. Đây là những năm nếu cưới hỏi thì hôn nhân sẽ không bền vững, hoặc đường con cái có trục trặc. Vì theo các cụ thì “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
  • Tránh những ngày được gọi là Cô thần, quả tú.. Vì nó không tốt cho cô dâu.

Lưu ý với đội hình bê tráp

  • Đội hình bê – đỡ tráp phải là những chàng trai cô gái chưa lập gia đình, có ngoại hình cao ráo, khuôn mặt rạng rỡ tươi vui. Điều này vì quan niệm họ là những người đại diện cho cái duyên và bộ mặt của cô dâu chú rể, nên không thể quá xuề xòa. Hiện nay, cũng có rất nhiều dịch vụ cho thuê người bưng quả nếu quá khó khăn trong việc tìm kiếm một đội hình bưng quả ưng ý thì bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ này.
  • Những người bê tráp cần có mặt ở nhà trai nhà gái trước tầm 1 tiếng, vừa để makup, vừa tránh những vấn đề phát sinh mà đến gấp quá lại không kịp thay đổi.
  • Cần thực hiện đúng với yêu cầu và những vấn đề mà bên nhà trai hoặc nhà gái đưa ra, làm sao để buổi lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi nhất.
  • Bên nhà gái cần phải trao lì xì cho nhà trai, không được giữ lại. Vì đây là việc trao – trả duyên, nên nếu không muốn bị ế hay cô đơn thì đừng giữ duyên lại làm gì các bạn nhé!

Trang Phục Của Đội Bê Tráp

Đây cũng là một việc cần chú trọng. Trước đây thì đội bê lễ nam sẽ mặc áo sơ mi trắng và thắt nơ đỏ ở cổ áo, quần tối màu. Còn đội đỡ lễ nữ sẽ mặc những tà áo dài thướt tha.

Còn hiện tại, trang phục của đội bê tráp nam đã có sự thay đổi là chuyển sang mặc áo dài ( nếu chú rể mặc áo dài) , hoặc vẫn giữ nguyên là áo trắng quần tối màu ( nếu chú rể mặc vest)

Cần nhớ là khi chọn trang phục cho đội bê tráp thì màu sắc và dáng áo nên tương đồng với trang phục của cô dâu chú rể, làm nền cho cô dâu chú rể được nổi bật.

Tại sao phải đợi lì xì khi bê tráp?

Khi nhận được bao lì xì, bạn phải trao đổi ngay cho đối phương là người bạn đã bê tráp cùng mình. Vì theo quan niệm xưa tục đổi bao lì xì, sẽ giúp giữ lại duyên cho bản thân người tham gia bê tráp.

Nữ bao nhiêu tuổi thì mới được bưng quá?

Hiện chưa có quy định cụ thể bao nhiêu tuổi thì mới được bưng quả, nhưng trong các đám hỏi hiện nay, đội bê tráp thường là những chàng trai cô gái từ 15 hoặc 16 tuổi trở lên.

Bê tráp trầu cau có ý nghĩa gì?

Tráp Trầu Cau: Đây là món quà tượng trưng biểu thị tình yêu và sự kết nối của cặp đôi. Tráp Rượu Thuốc: Rượu thuốc thường được đặt lên bàn để tôn vinh các vị thần và tổ tiên. Tráp Hoa Quả: Loại tráp này thể hiện sự giàu có và thịnh vượng trong cuộc sống của cô dâu và chú rể.

Con gái nên bê tráp bao nhiêu lần?

Hẳn mọi người đều quan tâm tới vấn đề bê tráp mấy lần là hết duyên? Theo Forevermark tìm hiểu, theo quan niệm xưa thì những người còn độc thân đi bê tráp 3 lần sẽ mất duyên, đúng hơn là trao duyên của mình cho cô dâu chú rể nên bê tráp càng nhiều thì càng cạn duyên.

Chủ đề