Con gái có nên học Luật kinh tế không

Con gái học khối D có nên thi ngành Luật không?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này

Con gái có nên thi ngành Luật không, nhất là con gái khối xã hội C, D? Hãy cùng tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi con gái chọn ngành Luật ở bài viết này, rồi hãy đưa ta quyết định chọn ngành học cho bản thân nhé!

Ngành luật là một trong những ngành nghề phổ biến và không thể thiếu của xã hội. Khi xã hội nảy sinh nhiều vấn đề thì ngành luật càng có cơ hội phát triển hơn nữa. Trong những năm trở lại đây, ngành Luật đang có triển vọng phát triển rất tốt, bởi lẽ, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực hoạt động trong ngành luật.

Ngành Luật rất đa dạng các khối thi A, C và D. Chính vì thế, đây là ngành học “hot” được nhiều bạn học sinh đăng ký tham gia dự thi vào mỗi kỳ tuyển sinh nhất là đối với các bạn nữ. Liệu con gái có nên thi ngành Luật không? Nhất là con gái khối xã hội C, D. Hãy cùng tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi con gái chọn ngành Luật ở bài viết này, rồi hãy đưa ta quyết định chọn ngành học cho bản thân nhé!

Nhiều bạn khối xã hội C, D đang băn khoăn con gái có nên thi ngành Luật?

Những khó khăn khi con gái chọn ngành Luật

Con gái sẽ thua thiệt khi chọn ngành Luật vì nghề Luật khô khan và ít tình cảm, nghề Luật quá máy móc và ít sáng tạo, nghề luật rất khó xin việc… Quan trọng hơn, con gái chắc chắn sẽ có nhiều thua thiệt so với các đấng mày râu bởi họ thường có khả năng hùng biện, tư duy logic hơn hẳn.

Vì vậy, nếu con gái chọn ngành Luật sẽ phải tìm cách rèn cho trái tim mình cứng cáp dần lên, quyết liệt hơn, đấu tranh nhiều hơn và phải làm chủ được cảm xúc của mình, phải thực sự cứng rắn, tỉnh táo trong xử lý các mối quan hệ nếu không muốn để lại những hậu quả nặng nề.

Sau khi ra trường, nghề luật khiến người phụ nữ khó chủ động trong bổn phẩn làm vợ, làm mẹ, trách nhiệm gia đình. Và có nhiều công việc phải ngoại giao qua bàn tiệc cũng là trở ngại không nhỏ đối với nghề nghiệp của nữ luật sư.

Những thuận lợi khi con gái làm nghề Luật

Mặc dù nghề “thầy cãi” gây cho con gái rất nhiều những khó khăn, thua thiệt, nhưng với những người phụ nữ hiện đại, thông minh, tự tin và bản lĩnh, họ luôn biết cách biến những điểm yếu đó thành điểm mạnh, và vận dụng một cách khéo léo vào công việc.

Bên cạnh những khó khăn thì con gái làm nghề luật có nhiều thuận lợi

Trước hết, người con gái bao giờ cũng mềm mỏng, khôn khéo. Đó có thể là một lợi thế rất lớn trong công việc: một lời nói nhẹ nhàng, một nụ cười có thể làm dịu đi độ nóng của mọi cuộc đàm phán.

Bên cạnh đó, khả năng nắm bắt tâm lý người khác một cách tinh tế, đức tính kiên trì nhẫn nại cũng là một lợi thế của nữ luật sư. Sự dịu dàng, duyên dáng của phái nữ rất nhiều khi lại là một thứ “vũ khí lợi hại” hơn mọi lời nói đanh thép để thu phục lòng người.

Thêm vào đó, tính tỉ mỉ, chính xác, tận tâm, chu đáo cống hiến hết mình cũng là yếu tố khiến nữ luật sư có những thuận lợi trong công việc.

Đằng sau tất cả những băn khoăn liệu con gái có nên thi ngành luật không và trở ngại khi bước vào nghề luật. Nhưng nếu bạn có ước mơ to lớn được trở thành một người đấu tranh cho sự thật, dù cho có bao khó khăn trước mắt bạn vẫn nên kiên định chọn cho mình con đường mong muốn, vì chỉ có làm theo sở thích mới có động lực vượt mọi khó khăn và hoàn thành tốt công việc sau này.

@happylife123 Joined: 11/2020

Xin chào mọi người ! Em 2k2 vừa rồi có đỗ Luật Kinh tế ở Luật Hà Nội . Học được giờ là gần 1 kì rồi , càng học em càng thấy không hợp . Nguyện vọng đầu của e là Hệ thống thông tin quản lý mà lại trượt hết nên tụt xuống Luật . Lúc đăng ký nguyện vọng e cũng không suy nghĩ nhiều , giờ tìm hiểu mới thấy nghề Luật ở VN bấp bênh quá . Em định thi lại , phấn đấu học CNTT hay HTTTQL tiếp vì e thấy có lẽ em thích về CNTT hơn , trước do e nghĩ làm ngành này con gái làm thì vất vả , sau này chồng con già rồi cũng gặp nhiều khó khăn . Giờ em không biết nên làm thế nào , anh chị đi trước có thể cho e lời khuyên có nên bỏ học luật kt để đổi ngành không ạ . Em cảm ơn mn nhiều ạ

Chị Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) có con gái năm nay đang theo học năm 2 chuyên ngành Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Làm giáo viên và đặc biệt quan tâm việc học tập của con nên chị dành nhiều thời gian dành cho việc chọn trường cho con từ cấp 1 cho tới cấp 3.

Chị Liên kể lại: “Thời điểm thi đại học, con tôi học trên lớp ở mức khá, các bài kiểm tra của con tôi ở trường cũng ở mức khá, nhưng có nhiều trường và nhiều ngành quá, thật sự không biết phải chọn ngành, trường như thế nào để phù hợp với với năng lực của con mình”.

“Tôi vẫn thường hỏi con về mong muốn nghề nghiệp kể từ khi con lên cấp 3. Con gái khi đó tâm sự, rất thích trở thành luật sư. Con thích nộp hồ sơ vào một trường dân lập khá tốt nhưng học phí cao ở Hà Nội. Tôi rất băn khoăn về quyết định của con, trong gia đình không ai làm ngành luật, tôi lo ra trường liệu con có tìm được một công việc ưng ý. Nhưng tôi cũng tin rằng, bọn trẻ sẽ nhạy bén với thông tin hơn người già. Tôi tôn trọng suy nghĩ và mong muốn của con”, chị Liên cho biết.

Tuy nhiên, vấn đề lớn với chị Liên lúc này đó là khả năng tài chính. Nếu con gái chị muốn học trường dân lập với mức học phí cao như vậy thì với khả năng tài chính hiện tại, gia đình chị không thể cáng đáng.

Ở giai đoạn lớp 11, thậm chí sớm hơn, cha mẹ và con cái nên thường xuyên trao đổi về tương lai của con (Ảnh minh họa)

Chị Liên kể, khi đó chị có thành thật nói với con rằng, khả năng gia đình mình không thể cho con theo học trường dân lập với học phí vài triệu mỗi tháng. 

“Lúc đó, rất khó khăn với tôi khi nói với con rằng mẹ không đủ khả năng cho con theo học trường đó. Và điều đó cũng làm con bé rất buồn, vì nó rất thích học ngôi trường kia và đã tìm hiểu rất kỹ trên qua mạng”. Thế nhưng sau cuộc nói chuyện nghiêm túc về vấn đề tài chính, dần dần con đã xác định lại được mục tiêu và quyết tâm học hành". 

Chị Liên tự hào: “Được chọn ngành nghề theo đúng sở thích, con bé học hành rất quyết tâm. Thi đậu Đại học Luật và 2 năm học luôn phấn đấu, chăm chỉ, thường xuyên giành được học bổng để… đỡ tiền học phí cho bố mẹ”.

Từ câu chuyện của mình, chị Liên khuyên các bậc cha mẹ, ở giai đoạn lớp 11, thậm chí sớm hơn, cha mẹ và con cái nên thường xuyên trao đổi về tương lai của con. Cha mẹ có thể nhân cơ hội này để tư vấn chọn trường đại học phù hợp với con. Chị Liên cũng chia sẻ, qua lời kể của con, chị nhận thấy nhiều đứa trẻ trong độ tuổi này thậm chí không có tư tưởng theo đuổi việc học cao hơn, cũng như không có tham vọng nghề nghiệp. Chính vì thế, có thể thời điểm đó, chúng sẽ rất cần những lời tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm để có được quyết định trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời. 

Theo chị Liên, việc nhìn thấy con lớn dần, tự đưa ra quyết định chọn trường học đại học là khoảng thời gian khó khăn.

"Khi đó, bản thân tôi muốn kiểm soát quyết định chọn trường của con. Nhưng với sự bùng nổ của khối lượng thông tin trực tuyến hiện nay, tốt nhất cha mẹ hãy để trẻ tự tìm kiếm trường đại học cho riêng mình. Nói vậy không có nghĩa cha mẹ không có quyền tìm hiểu, nghiên cứu và giúp con chọn trường đại học phù hợp cho con, nhưng quan trọng cha mẹ phải nhận ra được ranh giới giữa can thiệp và giúp đỡ" - chị Liên chia sẻ. 

Đặc biệt, vấn đề tài chính trông có vẻ là vấn đề của riêng người lớn và không có liên quan gì đến con cái, nhưng khi nghĩ đến việc theo học đại học, tiền bạc lại trở thành vấn đề lớn hơn. Vì thế, chị Liên cũng khuyên các bậc cha mẹ hãy đề cập đến tình hình tài chính của gia đình, đề cập đến việc cha mẹ dự định sẽ chu cấp bao nhiêu cho việc học của con. Như vậy sẽ vừa giúp con có những lựa chọn trong khả năng, vừa tập cho trẻ biết tiết kiệm để trang trải chi phí hoặc sẽ động viên trẻ tìm kiếm học bổng và khoản tài trợ học phí.

 -> Cha mẹ có nên chọn trường, chọn nghề giúp cho con hay không?

Ngành luật là một trong những khối ngành kinh tế triển vọng được các bạn trẻ lựa chọn nhiều hiện nay. Thế nhưng nhiều người trong số đó lại chưa biết nên học ngành luật nào bởi lẽ có nhiều chuyên ngành luật khác nhau. Vậy nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Tham khảo nhé!

Học ngành luật có khó không?

Học ngành luật có khó không là câu hỏi đặt ra của nhiều người. Đây là câu hỏi không dễ để đưa ra được một đáp án thật sự chính xác. Bởi lẽ, nếu nói học luật khó cũng không hẳn là khó nhưng dễ thì cũng chưa hoàn toàn đúng.

Xét theo một khía cạnh nào đó, học luật sẽ trở nên dễ dàng hơn với những người có niềm đam mê thực sự, có định hướng, mục đích để phấn đấu, nỗ lực. Nhiều người nhầm lẫn rằng học ngành luật buộc phải thuộc lòng được các điều khoản trong các bộ luật khác nhau. Thế nhưng điều mà bạn cần ở đây chính là việc nắm vững các kiến thức cơ bản, hiểu bản chất, có kỹ năng để vận dụng thật tốt vào công việc của mình sau này.

Việc lựa chọn nên học ngành luật nào không quan trọng bằng việc có tư duy nghề nghiệp tốt, hiểu vấn đề, kỹ năng phân tích tốt. Có như vậy thì dù là học ngành luật nào đi chăng nữa bạn cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.

Học ngành luật có khó không?

Có nên học ngành luật không?

Băn khoăn có nên học ngành luật không đã khiến nhiều bạn trẻ chùn bước trước ý định theo đuổi ngành nghề này. Chúng tôi sẽ giúp bạn xác định rõ vấn đề này để không mang tâm lý hoang mang trước quyết định lựa chọn của mình.

Có khá nhiều lý do để bạn đưa ra quyết định lựa chọn một ngành học hay ngành nghề việc làm. Và riêng đối với ngành luật chúng ta có những lý do cụ thể như sau:

Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

Luật pháp đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế – đời sống – xã hội – con người. Chính vì vậy, việc hiểu biết các kiến thức về luật đã giúp bạn có một vị thế tốt hơn người khác. Bên cạnh đó với ngoại ngữ tốt, kiến thức chuyên môn, kỹ năng vận dụng tốt sẽ lại càng giúp bạn dễ dàng nắm bắt những cơ hội việc làm phù hợp. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp

Pháp luật là đại diện cho công lý và những người làm luật là những người thực thi cho công lý, đại diện cho lẽ phải, cho pháp luật của một quốc gia. Vì vậy, khi làm việc trong lĩnh vực này bạn sẽ được trải nghiệm một môi trường làm việc chuyên nghiệp, quyền lực, tôn nghiêm và kỷ luật.

Có nên học ngành luật không?

Có nguồn thu nhập cao, ổn định

Nguồn thu nhập ở ngành nghề này mang lại khá cao và ổn định. Đây cũng chính là yếu tố mà nhiều người quan tâm khi đặt ra câu hỏi về vấn đề có nên học luật không. Khi tốt nghiệp ngành học này, bạn có cơ hội làm ở nhiều vị trí khác nhau như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên,.. Mức lương của các vị trí công việc này là niềm mong ước lý tưởng của nhiều người. Theo đuổi ngành học này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một tương lai rộng mở.

Có một vấn đề nữa được đặt ra ở đây chính là con gái có nên học ngành luật? Đặc trưng riêng biệt của ngành nghề này là sự khô khan, máy móc và ít tính sáng tạo. Ngành luật cũng có những gian nan vất vả mà tưởng chừng phái yếu khó có thể chịu đựng được. Thế nhưng, ở thời đại bình đẳng giới, những gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng đều có thể. Và với ngành luật, chỉ cần bạn có đam mê, nỗ lực và rèn luyện thật tốt thì cho dù là nm hay nữ đều cũng có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nên học ngành luật nào?

Hiện nay, ngành luật được chia ra nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi một chuyên ngành bạn sẽ được cung cấp khối lượng kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định như: kinh tế, thương mại, tài chính, hôn nhân gia đình, thừa kế, hình sự,…Có khá nhiều chuyên ngành luật khác nhau nếu bạn phân vân chưa biết nên học ngành luật gì thì tham khảo ngay các chuyên ngành luật phổ biến hiện nay:

  • Chuyên ngành Luật thương mại: Bạn sẽ được học về các kiến thức pháp lý liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, môi trường, đất đai,…
  • Chuyên ngành luật dân sự: Bạn cần nắm vững về các kiến thức hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, quyền thừa tế, luật tốt tụng, hôn nhân gia đình,…
  • Chuyên ngành Luật hành chính: bạn sẽ được trang bị các kiến thức về pháp luật nhà nước là chủ yếu. Đồng thời bổ sung thêm các kiến thức về quyền con người, công dân, quốc hội nhà nước, …
  • Chuyên ngành luật hình sự: Trang bị cho người học các kiến thức về hình sự, nghiệp vụ liên quan như; tâm lý học tư pháp, tội phạm, trách nhiệm hình sự, giải quyết hình sự,…
  • Chuyên ngành luật quốc tế: cung cấp kiến thức liên quan đến đối ngoại, đối nội, quan hệ quốc tế của nhà nước, đàm phán, thủ tục, hợp đồng, giải quyết dân sự nước ngoài,…

Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau mà bạn sẽ đưa ra những quyết định lựa chọn nên học ngành luật nào. Thế nhưng một việc quan trọng hơn cả mà các bạn cần quan tâm đó chính là lựa chọn học luật tại trường đại học nào. Vì trên cả nước hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành luật hệ chính quy uy tín. Và đại học Đông Á Đà Nẵng chính là một trong số đó.

Nên học ngành luật nào?

Lý do bạn nên lựa chọn ngành luật đại học Đông Á

  • Chương trình đào tạo được đầu tư chỉn chu. Tại Đông Á ngành luật được chú trọng từ đội ngũ giảng viên chuyên môn cao đến chương trình học cũng được cập nhật mới thường xuyên. Các kiến thức đúng chuẩn được bổ sung đồng thời cùng các kỹ năng chuyên môn.
  • Môi trường học tập chuyên nghiệp, năng động, phát triển. Sinh viên được trải nghiệm mô hình thực hành ảo mô phỏng thực tế tình huống nghề nghiệp. Có nhiều hoạt động ngoại khóa bổ sung kỹ năng pháp lý như tham gia câu lạc bộ “Light of Law”..
  • Được thực hành nghề nghiệp ngay từ năm thứ 2. Sinh viên được trải nghiệm xét xử, nghiên cứu hồ sơ vụ án tại tòa. Tích lũy kiến thức và kỹ năng làm việc một các thực tế và chuyên nghiệp nhất.
  • Cơ hội nghề nghiệp lớn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí như: chuyên viên luật tại các ban ngành hành chính, ủy ban, thanh tra, kiểm sát viên, tư vấn viên, công chứng viên,… Đặc biệt tại Đông Á với mạng lưới liên kết doanh nghiệp rộng lớn, hàng năm nhà trường mang về hàng trăm vị trí việc làm cho sinh viên. Sinh viên được thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, được hướng dẫn đánh giá và làm việc chính thức sau khi kết thúc thực tập.

Tại Đông Á sinh viên có thể đăng ký theo học ngành luật hoặc ngành luật kinh tế. Trường hiện đang tuyển sinh 2021 với 3 hình thức xét tuyển như sau:

  • Xét theo học bạ THPT: Xét điểm trung bình 3 năm học – Xét điểm trung bình 3 học kỳ – Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12 – Xét điểm trung bình năm lớp 12.
  • Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT – Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và điểm thi năng khiếu.
  • Xét tuyển thẳng (theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT).

Ngành luật và luật kinh tế tại đại học Đông Á xét tuyển với các tổ hợp môn cụ thể như sau:

  • Ngành luật xét tuyển các tổ hợp môn sau: A00(Toán, Lý, Hóa) – C00(Văn, Sử, Địa) – D01(Văn, Toán, Anh) – D78(Văn. KHXH, Anh)
  • Ngành luật kinh tế xét tuyển các tổ hợp môn sau: A00(Toán, Lý, Hóa) – C00(Văn, Sử, Địa) – D01(Văn, Toán, Anh) – D90(Toán, KHTN, Anh)

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

  • Hội đồng Tuyển sinh – Trường Đại học Đông Á
  • 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng.
  • SĐT: (0236) 3519.929 – 3519.991 – 3531.332

Tham khảo thêm thông tin sinh viên ngành luật ra trường làm gì?

Như vậy, với những chia sẻ về vấn đề nên học ngành luật nào trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về ngành học này. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân mình trong tương lai.

Video liên quan

Chủ đề