Chứng chỉ hành nghề giám sát đơn vị nào cấp

- Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.

- Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

2. Điều kiện xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Theo Điều 71 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

* Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I:

Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

+ Hạng II:

Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

+ Hạng III:

Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

- Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

* Yêu cầu về chuyên môn khi xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

Theo khoản 4 Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, yêu cầu về chuyên môn khi xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng như sau:

- Giám sát công tác xây dựng công trình:

Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình:

Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

* Điều kiện tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

- Hạng I:

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hạng II:

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hạng III:

Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

(Điều 71 Nghị định 15/2021/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Tuy nhiên một công việc khác cũng cần có chứng chỉ tư vấn giám sát đó là Chỉ huy trưởng. Nếu bạn đang là kỹ thuật hiện trường, cán bộ thi công … Chỉ huy trưởng sẽ là dấu mốc phấn đấu tiếp theo chứ?

Trong công việc xây dựng hàng ngày thì mọi người hay gọi bằng chứng chỉ tư vấn giám sát, chứng chỉ giám sát thi công hay chứng chỉ giám sát… nhưng tên gọi đầy đủ sẽ là chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát công trình xây dựng. Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát là điều kiện vô cùng quan trọng đối với các cán bộ thực hiện công tác tư vấn giám sát trong ngành xây dựng.

Khó khăn chung khi thi cấp chứng chỉ giám sát xây dựng

Các kỹ sư xây dựng muốn có cơ hội thăng tiến. Nhưng do thiếu chứng chỉ hành nghề, cụ thể là chứng chỉ hành nghề giám sát. Đăng ký xin cấp chứng chỉ lại gặp không ít khó khăn do thiếu thông tin cơ bản:

  • Thông tư, Nghị định và bộ câu hỏi thi sát hạch quá nhiều.
  • Mất nhiều thời gian làm thủ tục, kê khai hồ sơ.
  • Không năm rõ được thời gian đến lượt thi, quy chế thi.
  • Xin trái ngành học và năm kinh nghiệm không đủ.
  • Hồ sơ bị trả về không rõ lý do.
  • Thông qua dịch vụ không uy tín chứng chỉ không được cập nhật trên trang năng lực hoạt động xây dựng của bộ xây dựng.

Các lợi ích khi cá nhân có chứng chỉ hành nghề giám sát

  • Lợi ích về chuyên môn: giúp cá nhân nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Điều này giúp cá nhân tăng cơ hội làm việc và thăng tiến nhanh hơn.
  • Lợi ích về kinh nghiệm: giúp cá nhân tích lũy kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực xây dựng. Kinh nghiệm này sẽ giúp cá nhân phát triển bản thân và thăng tiến nghề nghiệp.
  • Lợi ích về tài chính: giúp cá nhân có mức lương và thu nhập cao hơn.
  • Tạo uy tín và nâng cao giá trị bản thân: là minh chứng cho năng lực và kinh nghiệm của cá nhân trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, cá nhân có chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ được khách hàng và đối tác tin tưởng hơn.

Chứng chỉ giám sát xây dựng gồm những loại nào?

Chứng chỉ giám sát thi công công trình được chia thành các loại sau:

  • Giám sát công trình dân dụng – công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
  • Giám sát công trình giao thông
  • Giám sát công trình nông nghiệp và phát triển nông thông
  • Giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình

Xem thêm: tài liệu ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề giám sát tại đây

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát

Theo Điều 66, Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP yêu cầu điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát như sau:

STT

Loại chứng chỉ

Chuyên môn phù hợp

1

Giám sát công trình DD CN & HTKT

chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

2

Giám sát công trình giao thông

3

Giám sát công trình NN & PTNT

4

Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình

các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

Với từng Hạng chứng chỉ phải đáp ứng các điều kiện cụ thể dưới đây:

Hạng

Điều kiện

Hạng 1

Có bằng đại học chuyên ngành phù hợp, kinh nghiệm 07 năm

Hạng 2

Có bằng đại học chuyên ngành phù hợp, kinh nghiệm 04 năm

Hạng 3

Có bằng đại học chuyên ngành phù hợp, kinh nghiệm 02 năm, Bằng Cao đẳng, Trung cấp 03 năm

Điều kiện đủ:

Chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 1

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp I trở lên hoặc 02 công trình cấp II trở lên.

Chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2

Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp II trở lên hoặc 02 công trình cấp III trở lên.

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3

Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dụng cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.

“Có thể bị phạt nếu làm chỉ huy trưởng mà không có chứng chỉ hành nghề giám sát

Điều 23 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.. Thanh tra xây dựng vào kiểm tra công trường, nếu Chỉ huy trưởng không có chứng chỉ hành nghề có thể chịu phạt từ 10-20tr và Công ty chủ quản bị phạt từ 30-40tr”

Mẫu chứng chỉ giám sát xây dựng

Mẫu chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng (Ảnh minh họa)

Đăng ký cấp chứng chỉ giám sát xây dựng như thế nào?

Theo quy định của Bộ Xây Dựng, hồ sơ xin cấp Chứng chỉ tư vấn giám sát thi công công trình sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn xin cấp theo mẫu tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP: Bấm để tải
  • 02 ảnh 4×6 cm (chân dung, nền trắng)
  • Bằng cấp tốt nghiệp (photo công chứng hoặc scan màu)
  • Các quyết định giao việc (photo công chứng hoặc scan màu)

Hướng dẫn tự khai hồ sơ chuẩn theo nghị định 15/2021/NĐ-CP chi tiết

Thi sát hạch cấp chứng chỉ tư vấn giám sát xây dựng

Việc thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ được thực hiện theo hình thức là thi trắc nghiệm (pháp luật và kiến thức chuyên ngành).

Đề thi bao gồm có 15 câu về kiến thức chuyên môn và 10 câu về kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Những câu hỏi này sẽ được lấy từ bộ câu hỏi trắc nghiệm (có sẵn) một cách cách ngẫu nhiên. Thời gian thi trắc nghiệm tối đa trong vòng 30 phút.

Điểm tối đa của mỗi bài thi là 100 điểm, bao gồm 60 điểm cho phần kiến thức chuyên môn, 40 điểm cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Kết quả của thi sát hạch phải trên 80 điểm thì mới đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Cá nhân có chứng chỉ hành nghề còn hạn được miễn thi phần kiến thức chuyên môn. Trong trường hợp được miễn thi sát hạch về kiến thức chuyên môn thì cá nhân đó phải đạt tối thiểu 32 điểm về kiến thức pháp luật.

Quy trình hướng dẫn thi cấp chứng chỉ tư vấn giám sát

Tư vấn dịch vụ cấp chứng chỉ hành nghề giám sát trên toàn quốc. Hỗ trợ tư vấn hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát theo đúng nghị định 15/2021/NĐ-CP nhanh chóng:

  • Bước 1: Hướng dẫn kê khai hồ sơ (tỷ lệ thành công 100%, tiết kiệm thời gian và tiền bạc).
  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ nộp và làm thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ hành nghề xây dựng (đảm bảo thứ hạng cao nhất có thể đạt).
  • Bước 3: Hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thành kỳ thi (ôn tập, tài liệu ôn thi, quy chế..v.v)
  • Bước 4: Sau khi có kết quả thi hoàn thiện hồ sơ và làm việc với cơ quan xin cấp chứng chỉ.
  • Bước 5: Nhận và bàn giao chứng chỉ giám sát xây dựng
    Tư vấn Mr.Quang: 0325.31.2838 (Zalo)
    Tư vấn Mr.Quang: 0325.31.2838 (Zalo)

Tra cứu thông tin cá nhân thi chứng chỉ giám sát xây dựng tại Website BXD như sau:

  • Truy cập: //nangluchdxd.gov.vn/
  • Nhập số chứng chỉ để tra cứu

Trên đây là toàn bộ thông tin thi cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng quan trọng, cần thiết. Hi vọng sẽ giúp đỡ được Quý anh (chị) trong quá trình thi cấp.

Chủ đề