Cho m là tập hợp các số chẵn nhỏ hơn 8 cách Viết nào dưới đây là sai

Giải Toán 6 bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp Chân trời sáng tạo

  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành và Vận dụng
    • Thực hành 1
    • Thực hành 2
    • Thực hành 3
    • Vận dụng
  • Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 9 tập 1
    • Bài 1
    • Bài 2
    • Bài 3
    • Bài 4

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành và Vận dụng

Thực hành 1

Gọi M là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ "gia đình"

a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử

b) Các khẳng định sau đây đúng hay sai

a ∈ M

o ∈ M

b ∉ M

e ∈ M

Gợi ý đáp án:

a) M = {g, i, a, đ, i, n, h}

b) a ∈ M => Đúng

o ∈ M => Sai

b ∉ M => Đúng

e ∈ M => Sai

Thực hành 2

Cho tập hợp E = {0; 2; 4;6; 8). Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x | x là số tự nhiên và 10 < x < 20). Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

Gợi ý đáp án:

a) E = {x | x là số tự nhiên chẵn, và x ≤ 8}

b) P = {11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19}

Thực hành 3

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách

Gợi ý đáp án:

a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15}

b) 10 ∈ A; 13 ∈ A

16 ∉ A, 19 ∉ A

c) Cách 1: B = {8, 10, 12, 14}

Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15}

Vận dụng

Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.

Gợi ý đáp án:

A = {Xoài tượng, Cá chép, Gà}

Bài tập trắc nghiệm Tập hợp có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Bài 1: Tập hợp (hay, chi tiết)

Với 20 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

Quảng cáo

I. Nhận biết

Câu 1. Tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 11 ∈ A;

B. 1 ∉ A;

C. 10 ∈ A;

D. 7 ∉ A;

Hiển thị đáp án

Lời giải

11 không thuộc tập hợp A, ta viết nên A sai.

1 thuộc tập hợp A, ta viết nên B sai.

10 thuộc tập hợp A, ta viết nên C đúng.

7 thuộc tập hợp A, ta viết nên D sai.

Đáp án: C

Câu 2. Viết tập hợp các chữ cái trong từ QUY NHƠN.

A. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ; N};

B. M= {Q; U; Y; N; H; O; N};

C. M = {Q; U; Y; N; H; O};

D. M = {Q; U; Y; N; H; Ơ};

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái trong từ QUY NHƠN là: Q, U, Y, N, H, Ơ, N.

Khi viết trong tập hợp các phần tử chỉ được viết 1 lần nên tập hợp các chữ cái là:

M = {Q; U; Y; N; H; Ơ}.

Đáp án: D

Câu 3. Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2.

Hiển thị đáp án

Lời giải

K có tất cả là 5 phần tử.

Đáp án: A

Câu 4. Các cách để mô tả tập hợp là:

A. Liệt kê các phần tử của tập hợp.

B. Nếu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

C. Minh họa bằng sơ đồ Venn

D. Cả A và B.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Có hai cách để mô tả một tập hợp là liệt kê các phần tử của tập hợp và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Đáp án: D

Câu 5.Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.

A. E = {cam; quýt; bơ};

B. E = {cam; quýt; bơ; dứa};

C. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa};

D. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dừa}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các loại cây mà bác Nam trồng trên khu vườn là: cam; quýt; bơ; chuối và dứa.

E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa}.

Đáp án: C

Câu 6. Cho hình vẽ sau:

Tập hợp M gồm các phần tử:

A. M = {A; D; B; E; F};

B. M = {A; G; D; B; E; F};

C. M = {A; D; B; E};

D. M = {A; D; E; F: I; H}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Theo quan sát sơ đồ, ta thấy M = {A; D; B; E; F}.

Đáp án: A

Câu 7. Tập hợp Ν* là:

A. tập hợp số tự nhiên.

B. tập hợp các số tự nhiên chẵn.

C. tập hợp các số tự nhiên lẻ.

D. tập hợp có số tự nhiên khác 0.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợpΝ* là tập hợp số tự nhiên khác 0.

Đáp án: D

Câu 8.Chọn phát biểu sai.

A. Tập hợp N = {0;1;2;3;4;5;...}

B. 7 ∈ Ν*

C. Tập hợpΝ*= {1;2;3;4;5;...}.

D. 0∈ Ν*

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợp số tự nhiên: N = {0;1;2;3;4;5;...}. Suy ra A đúng.

Tập hợp số tự nhiên khác 0 là: Ν* = {1;2;3;4;5;...}. Suy ra C đúng.

7 là phần tử thuộc tập hợp Ν* nên 7 ∈ Ν*. Suy ra B đúng.

0 không là phần tử thuộc tập tập Ν* hợp nên 0 ∉ Ν*. Suy ra D sai.

Đáp án: D

Câu 9.Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “thanh”. Cách viết đúng là:

(A) X = {t; h; a; n; h}.

(B) X = {t; h; n};

(C) X= {t; h; a; n}.

(D) X = {t; h; a; n; m}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái xuất hiện trong từ “thanh” là: t, h, a, n, h.

Vì các phần tử trong tập hợp chỉ xuất hiện một lần .

Suy ra X = {t, h, a, n}.

Đáp án: C

Câu 10.(Trang 46/SGK Chân trời sáng tạo Toán 6)

Gọi X là tập hợp các số tự nhiên không lớn hơn 5. Cách viết sai là:

(A) X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.

(B) X = {0; 2; 4; 1; 3; 5}.

(C) X= {x ∈N | x %lt; 5}.

(D) X = {x ∈N | x ≤ 5}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Theo cách liệt kê: X = {0; 1; 2; 3; 4; 5}. Do đó A và B là đúng.

Theo cách chỉ ra đặc trưng: X = {x ∈ Ν | x ≤ 5}. Do đó D đúng, C sai.

Đáp án: C

II. Thông hiểu

Câu1. Cho tập hợp U = { x ∈ Ν* |x là số lẻ}. Trong các số 3; 5; 6; 0; 7; 9 có bao nhiêu số không thuộc tập hợp U?

A. 0;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Ta có các phần tử của tập hợp U là các số tự nhiên và là các số lẻ nên

U = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; …}

Trong các số đã cho ta thấy 0 và 6 là hai số không thuộc vào tập U.

Vậy trong các số đã cho có 2 số không thuộc vào tập hợp U.

Đáp án: B

Câu 2. Tập hợp Q là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 50. Viết tập hợp Q bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.

A. Q = { x ∈ N | 10 < x < 50} ;

B. Q = {11; 12; 13; 14; 15; …48; 49};

C. Q = {x ∈ Ν | x < 50};

D. Q = { x ∈ Ν | x > 10};

Hiển thị đáp án

Lời giải

Gọi x là phần tử đặc trưng cho tập hợp Q.

Theo đầu bài ta có: x là số tự nhiên nên và 10 < x < 50.

Bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng, tập hợp A được viết: Q = {x ∈ Ν | 10 < x < 50}.

Đáp án: A

Câu 3. Cho tập hợp H được minh họa bằng sơ đồ Venn. Chọn phát biểu đúng:

A. x ∈ H; B. y ∉ H; C. u ∈ H; D. t ∉ H;

Hiển thị đáp án

Lời giải

Theo quan sát sơ đồ Venn, ta viết:

H = {x; y; z; w; t}.

Ta có x thuộc tập hợp H hay x ∈ H. Do đó A đúng.

y thuộc tập hợp H hay y ∈ H. Do đó B sai.

u không thuộc tập hợp H hay u ∉ H. Do đó C sai.

t thuộc tập hợp H hay t ∈ H. Do đó D sai.

Đáp án: A

Câu 4. Cho tập hợp P = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}. Viết tập hợp P bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng.

A. P = {x ∈ N*| 10 < x < 19}.

B. P = {x ∈ N*| 11 < x < 20}.

C. P = {x ∈ N*| 9 < x < 20}.

D. P = {x ∈ N*| 9 < x < 19}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các phần tử của P là các số tự nhiên khác 0, vừa lớn hơn 9 vừa nhỏ hơn 20.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết: P = {x ∈ N*| 9 < x < 20}.

Đáp án: C

Câu 5. Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”. Ba bạn An, Bình, Nam, Nhi lần lượt viết được các tập M sau đây. Cho biết bạn nào viết đúng tập hợp M.

A. Bạn An viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; I; Ê; N; P; H; U}.

B. Bạn Bình viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; N; P; H; U}.

C. Bạn Nam viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; P; U}.

D. Bạn Nhi viết: M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” là Đ; I; Ê: N; B; I; Ê; N; P; H; U.

Vì trong tập hợp mỗi phần tử chỉ được liệt kê đúng một lần nên ta viết:

M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.

Vậy bạn Nhi viết đúng.

Đáp án: D

III. Vận dụng

Câu 1. Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp sau: Tập hợp K các tháng (dương lịch) có 31 ngày trong năm.

A. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 9; tháng 11};

B. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12};

C. K = {tháng 2; tháng 4; tháng 6; tháng 8; tháng 10; tháng 12};

D. K = {tháng 1; tháng 3; tháng 4; tháng 7; tháng 8; tháng 11; tháng 12};

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các tháng (dương lịch) có 31 ngày trong năm là: tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12.

Vậy K = {tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10; tháng 12}.

Đáp án: B

Câu 2. Cho tập hợp U = {x ∈ N | x là số chia hết cho 3 và x nhỏ hơn 10}

Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:

(I) U = {0; 3; 6; 9}.

(II) 12 ∈ U.

(III) 5 ∉ U.

A. 0; B. 1; C. 2; D. 3.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 3 là: 0; 3; 6; 9.

Khi đó, ta viết: U = {0; 3; 6; 9}. Do đó (I) là phát biểu đúng.

Suy ra 12 không thuộc tập hợp U hay 12 ∉ U. Do đó (II) là phát biểu sai.

5 không thuộc tập hợp U hay 5 ∉ U. Do đó (III) là phát biểu đúng.

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Đáp án: C

Câu 3. Tập hợp M là tập hợp các loại phương tiện cơ giới đường bộ.

A. M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự}.

B. M = {xe ô tô; xe máy; xe đạp; xe tải; xe container}

C. M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe đạp; xe xích lô; xe xúc vật kéo}..

D. M = {môtô; xe đạp; xe gắn máy; xe ô tô; xe taxi; xe buýt}.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Các loại phương tiện cơ giới đường bộ bao gồm:

Xe ô tô

Máy kéo

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo

Xe mô tô hai bánh

Xe mô tô ba bánh

Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Khi đó, ta viết: M = {xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự}.

Đáp án: A

Câu 4.Gọi Q là tập hợp các nước tham gia khối ASEAN. Chọn đáp án đúng.

A. Việt Nam không thuộc tập hợp Q.

B. Singapore thuộc tập hợp Q.

C. Brunei không thuộc tập hợp Q.

D. Nga thuộc tập hợp Q.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Khối ASEAN gồm Brunei; Singapore; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Philippines; Thái Lan, Việt Nam; Campuchia.

Q = {Brunei; Singapore; Indonesia; Lào; Malaysia; Myanmar; Philippines; Thái Lan, Việt Nam; Campuchia}.

Do đó B là phát biểu đúng.

Đáp án: B

Câu 5.Cho các tập hợp sau:

X = {0};

Y = {1; 2; 3; …; 49; 50}.

N = {0;1;2;3;...}.

Trong các tập hợp trên tập hợp nào hữu hạn phần tử?

A. X và N; B. Y và N; C. N ; D. X và Y.

Hiển thị đáp án

Lời giải

Tập hợp X có 1 phần tử.

Tập hợp Y có 50 phần tử;

Tập hợp có vô số phần tử.

X và Y là những tập hợp có một số hữu hạn các phần tử. Nên D đúng.

Đáp án: D

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó

❮ Bài trước Bài sau ❯

Bài 2 trang 9 Toán 6 SGK Chân trời sáng tạo: Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30...

Giải bài 2 trang 9 Toán 6 tập 1 Sách chân trời sáng tạo – Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Câu hỏi:Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng, khẳng định nào là sai?

a) 31B; b) 32B; c) 2002B; d) 2003B.

Giải:

a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Sai


    Bài học:
  • Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Chân trời sáng tạo)
  • Chương 1: Số Tự Nhiên (Chân trời sáng tạo)

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Toán 6 Sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcBài 1 trang 9 Toán 6 SGK Chân trời sáng tạo: Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12
Bài tiếp theoBài 3 trang 9 Toán 6 SGK Chân trời sáng tạo: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu):

Video liên quan

Chủ đề