Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?

Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?

Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?

Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?

 

 

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚCĐịa chỉ: Đường Trường Chinh, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Email: Khóa công khai (GPG PublicKey Tải về)

Điện thoại: 02713.879.251 - 02713.883.238Trưởng ban Biên tập website: ThS. Nguyễn Thanh Thuyên, Hiệu trưởng© 2018 - Bản quyền thuộc về trường Chính trị tỉnh Bình Phước.Ghi rõ nguồn "Trường Chính trị tỉnh Bình Phước" và dẫn đến URL nguồn tin khi phát hành lại thông tin từ website này.

Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật (Quyền riêng tư) Design by tichtac.net

Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?
Tranh của họa sĩ Phi Hoanh vẽ hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham gia hội nghị gồm đại diện Quốc tế Cộng sản: đồng chí Nguyễn Ái Quốc; đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng - các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh; đại biểu An Nam Cộng sản đảng - các đồng chí Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. (Ảnh tư liệu)

(Thanhuytphcm.vn) - Chánh cương vắn tắt của Đảng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được hội nghị thành lập Ðảng thảo luận, thông qua (tháng 2/1930). Đây là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có nội dung ngắn gọn, với 282 chữ, xác định các giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Chánh cương vắn tắt nêu rõ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn: tư sản dân quyền cách mạng (trong đó, có nhiệm vụ thổ địa cách mạng) và thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Chánh cương vắn tắt khẳng định đế quốc và phong kiến đều là đối tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng hai nhiệm vụ này không thực hiện đồng loạt. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhằm tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai.

Chánh cương chỉ rõ, về chính trị: đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội công nông.

Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu hết các sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu ruộng đất của tư bản Pháp và đại địa chủ để làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang phát triển công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, thực hiện phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Chánh cương vắn tắt cùng với Điều lệ vắn tắt và Chương trình vắn tắt thể hiện tinh thần cách mạng triệt để và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi kết hợp lý luận với thực tiễn, nhất là vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.

Trải qua hơn 9 thập niên xây dựng và phát triển, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện được nhiều thành tựu quan trọng theo định hướng của Chánh cương vắn tắt. Chúng ta đã đánh đổ ách thống trị của chế độ thực dân Pháp suốt gần 90 năm, lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm, tiếp đó, đánh bại các cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xâm phạm biên giới của Khmer Đỏ, bành trướng của thế lực bá quyền Trung Quốc… Chúng ta đã lập nên nhà nước Việt Nam độc lập, tự do, của nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và không ngừng nâng cao năng lực phục vụ nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam từ chỗ chỉ là một đội vũ trang tuyên truyền đến nay đã trở thành một đội quân hùng mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.

Về kinh tế, Việt Nam đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta đã nhiều lần thực hiện các chính sách về ruộng đất để bảo đảm người cày có ruộng, hiện đã miễn thuế nông nghiệp cho các hộ nông dân. Chúng ta phát triển đồng thời cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hướng ngày càng hiện đại, tiệm cận với trình độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Từ chỗ bị bóc lột tàn tệ, người lao động nước ta hiện nay thực hiện chế độ làm việc ngày 8 giờ, phần đông bảo đảm 40 giờ/tuần, các chế độ đãi ngộ được tôn trọng theo hướng trả công xứng đáng cho người lao động để có thể tự nuôi sống bản thân, gia đình, tái tạo sức lao động…

Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?
Ảnh tư liệu về Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, tháng 2/1930.

Về xã hội, các quyền tự do, dân chủ của người dân không ngừng được mở rộng; chất lượng sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, cả về vật chất lẫn tinh thần… Việt Nam tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người và bảo đảm thực hiện tốt các quyền con người phù hợp với điều kiện của đất nước và nhu cầu của người dân. Trong đó, quyền bình đẳng nam nữ được tôn trọng và ngày càng thể hiện đậm nét trên tất cả các mặt đời sống; quyền học tập được phát huy và nhờ đó, trình độ dân trí ngày được nâng cao; việc chăm sóc sức khỏe được bảo đảm; chất lượng dân số không ngừng được cải thiện…

Có thể nói, những định hướng lớn được nêu lên trong Chánh cương vắn tắt sau hơn 90 năm đã được thực hiện trọn vẹn và tiếp tục được nâng chất dưới nhiều hình thức. Đặc biệt, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, như lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Thực tế vẫn đan xen nhiều khó khăn với các điều kiện thuận lợi, những thách thức với các cơ hội, sự vận động tiến bộ trong xu hướng chung của nhân loại với các trở lực từ các “nguy cơ” nội tại và các thế lực xấu gây ra, nhưng nhìn chung, sự phát triển vẫn là chủ yếu. Từ việc đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tại Đại hội XIII, thể hiện khát vọng hùng cường của cả dân tộc, Đảng ta tiếp tục định hướng các vận hội mới của đất nước trong bối cảnh mới, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu trong một thời gian ngắn nữa. Và vì lẽ đó, những mục tiêu trong Chánh cương vắn tắt 92 năm trước sẽ tiếp tục được mở rộng về lượng, nâng cao về chất để không ngừng phục vụ nhân dân, phụng sự dân tộc ngày một tốt hơn.

Vân Tâm

Tin liên quan

QPTD -Thứ Năm, 11/12/2014, 22:01 (GMT+7)

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, một Cương lĩnh quân sự lịch sử của Đảng

Việc lãnh tụ Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là dấu mốc lịch sử trọng đại của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung của Chỉ thị là sự kết tinh, kế thừa có tính nhất quán, sáng tạo tư tưởng, đường lối chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng ta từ khi thành lập (3-2-1930).

Chỉ thị nào có giá trị như một cương lĩnh quân sự tóm tắt của đảng?
Chỉ thị thành lập Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (Ảnh tư liệu)

Cách đây 70 năm, một ngày trước Lễ thành lập Đội Tuyên truyền Giải phóng quân, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được Thư của Bác Hồ. Đó là Chỉ thị của Bác về việc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Tuy văn phong giản dị, ngắn gọn, nhưng bức thư hàm chứa đầy đủ nội dung của một Cương lĩnh quân sự lịch sử, có tính định hướng cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam sau này.

1- “Tên: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là một Đội tuyên truyền”[1].

Ngày 22-12-1944, vào lúc 17 giờ, Lễ thành lập Đội được cử hành trong khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Đoàn thể tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và nêu rõ nhiệm vụ của Đội.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp nói: “ Các đồng chí! Nhiệm vụ mà đoàn thể ủy thác cho chúng ta là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời. Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy, chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này”[2]. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự phát triển của cách mạng Việt nam đi từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng. Lực lượng tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng bao gồm: lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân; trong đó, lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở để xây dựng LLVT nhân dân - khác với quan điểm “súng đẻ ra Đảng, súng đẻ ra chính quyền”.

2- Tư tưởng về lực lượng vũ trang ba thứ quân.

Chỉ thị của Bác Hồ nêu: “Vì muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những đội du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.

Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì LLVT trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.

Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến”[3].

Tư tưởng về LLVT ba thứ quân của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm của dân tộc về xây dựng các thứ quân: “quân triều đình”, “quân các lộ” và “dân binh”. Đồng thời, là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Ăng - ghen, Lê-nin về xây dựng các “đội dân cảnh”, xây dựng “quân đội thường trực”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, LLVT ba thứ quân gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Trong đó, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương hợp thành Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về LLVT ba thứ quân đã phát triển và từng bước hoàn chỉnh theo quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam: từ xây dựng các đội tự vệ, đội du kích đến xây dựng đội chủ lực; từ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đến Việt Nam giải phóng quân, thống nhất LLVT trong cả nước, Vệ quốc đoàn, Quân đội nhân dân, Quân giải phóng miền Nam, Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” ngày nay.

3- Tư tưởng kháng chiến toàn dân.

Tư tưởng cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về chiến tranh đã được nêu rõ trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”[4]. Toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn dân tộc. Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc.

Tổ tiên ta đã sớm có ý thức đoàn kết chiến đấu để giữ nước, gắn bó Nước với Nhà: “Nước mất thì nhà tan”. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì toàn dân đứng lên đánh giặc. Trần Hưng Đạo đã nói: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, ấy là thượng sách của sự giữ nước”. Nguyễn Trãi cũng đã nói: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”; “tập hợp bốn phương manh lệ”. Mỗi khi có họa ngoại xâm, dân tộc ta đã nêu cao truyền thống “cả nước chung sức đánh giặc”, “bách tính vi binh”.

Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc, kết hợp với vận dụng nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Người luôn luôn nhắc nhở: “phải dựa vào dân, có dân là có tất cả”. Lịch sử đã chứng minh 70 năm qua, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã động viên được lực lượng toàn dân tham gia hai cuộc kháng chiến to lớn, chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta; do đó đã giành được thắng lợi vĩ đại.

4- Về chiến thuật.

Chỉ thị của Bác Hồ nêu rõ cách đánh của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân: “Về chiến thuật, vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung”[5].

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong chiến tranh toàn dân phải đánh địch bằng mọi cách: đánh du kích và tác chiến tập trung. Tác chiến du kích có vị trí chiến lược trong khởi nghĩa vũ trang với lực lượng tác chiến là những đội du kích, tự vệ. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân chủ lực đầu tiên nhưng quy mô còn nhỏ nên về chiến thuật, Bác Hồ đã chỉ đạo dùng lối đánh du kích. Từ tác chiến du kích tiến lên tác chiến tập trung và kết hợp chặt chẽ giữa hai hình thức tác chiến đó để tiêu hao, tiêu diệt địch là một nghệ thuật tác chiến đặc sắc của Quân đội ta.

5- Bác Hồ tiên đoán về sự phát triển của Quân đội ta.

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân kết thúc bằng hai câu: “Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội quân đàn em khác.

Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”[6].

Lời tiên đoán của Bác Hồ đã trở thành sự thực. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đội quân chủ lực nhỏ bé với 34 chiến sĩ đã lớn mạnh như Phù Đổng, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, xứng đáng với sự tin cậy của Bác, của Đảng, của nhân dân.

70 năm đã đi qua, nhưng Chỉ thị thành lập Đội Tuyên truyền Giải phóng quân của Bác Hồ vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn; tiếp tục soi rọi cho sự nghiệp xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” nói riêng; sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung./.

Trung tướng PHẠM HỒNG CƯ

Nguyên Phó Chủ nhiệm TCCT QĐND Việt Nam


[1] - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 539.

[2] - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký, Nxb QĐND, H. 2006, tr. 89.

[3] - Sđd - Tập 3, tr. 539.

[4] - Sđd - Tập 3, tr. 539.

[5] - Sđd - Tập 3, tr. 539.

[6] - Sđd - Tập 3, tr. 539, 540.