Chế độ cổ đại phương đông là gì

Chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do vua đứng đầu. Mọi quyền lực đều nằm trong tay của nhà vua. Vua có toàn quyền quyết định đến mọi việc của đất nước.

Giúp việc cho vua chính là tầng lớp quan lại, quý tộc mà ở nhà nước phương Đông thì đứng đầu là quan tể tướng. Bên cạnh đó còn có các tầng lớp bóc lột đó chính là nhân dân tự do và nô lệ.

Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông là gì? Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông là một trong những nhà nước phong kiến đầu tiên của thế giới. Vậy nhà nước chuyên chế cổ đại Phương Đông là gì? Hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.

  1. Nguồn gốc hình thành nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Tigrơ và Ơphrat, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang.

 Trên lưu vực sông Nin, vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai

Cập cổ đại đã khá đông đúc, sống tập trung theo từng công xã.

 Ở lưu vực Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước

nhỏ của người Su - me đã được hình thành.

 Ở lưu vực sông Ấn, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã ra đời từ khoảng giữa

thiên niên kỉ III TCN.

 Ở lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang, chế độ công xã nguyên thủy ở

Trung Quốc tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Xã hội có giai cấp nhà nước đầu tiên được hình thành vào khoảng thế kỉ XXI TCN, mở đầu là vương triều nhà Hạ. Nguyên nhân là do các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, con người bắt đầu phải tìm cách để liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số tiểu quốc ra đời đứng đầu là vua, tiểu quốc được hình thành từ các công xã được hợp với nhau. Mọi quyền hành của các tiểu quốc đều tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế. Vua là người chỉ huy tối cao, nắm cả vương quyền và thần quyền. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế. Ở Ai Cập vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà vua được gọi là là Enxi. Còn ở Trung Quốc vua được gọi là Thiên tử.

  1. Bộ máy nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông Xã hội lúc bấy giờ phân chia thành 2 giai cấp chính là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, cụ thể:

 Giai cấp thống trị:

Vua đứng đầu giai cấp thống trị, nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa

tướng (Trung Quốc). Họ tiến hành thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội. Quý tộc gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, chủ ruộng đất, tăng lữ. Tầng lớp này sống giàu sang dựa vào sự bóc lột, bổng lộc do nhà nước cấp và các chức vụ đem lại.

 Giai cấp bị trị:

Nông dân công xã họ là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, đến cuối vụ phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc. Nô lệ đây là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại, trong đó, đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc (họ làm các việc như thu thuế, xây dựng các công trình công cộng, chỉ huy quân đội). Nhờ sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các cư dân phương Đông đã sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước ngay từ buổi đầu của thời đại đồ đồng. Từ thiên niên kỉ IV đến thiên niên kỉ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đều đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng và Hoàng Hà. Xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, tức là nhiều bộ lạc có quan hệ thân thuộc với nhau, liên kết với nhau do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mang tính chất của một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua. Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. Vua trở thành vua chuyên chế mà người Ai Cập gọi là Pharaon (cái nhà lớn), người Lưỡng Hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên tử (con trời)... Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (Trung Quốc). Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. Như vậy, chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó, vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

nghiệp là thủ công nghiệp phát triển mạnh hơn; xã hội sớm phân hóa thành giai cấp và nhà nước cũng sớm ra đời.

Lịch sử của các quốc gia cổ đại phương Đông bắt đầu với sự hình thành xã hội chiếm hữu nô lệ và nhà nước chiếm hữu nô lệ vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên. Tuy nhiên, các quốc gia chiếm hữu nô lệ không ra đời cùng một lúc ở các vùng khác nhau của châu Á và châu Phi, cũng không kết thúc cùng một lúc ở các xã hội cổ đại khác nhau của phương Đông. Nếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước chiếm hữu nô lệ xuất hiện sớm nhất vào cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên, thì ở khu vực sông Ấn và sông Hằng, cũng như ở khu vực Hoàng Hà và Trường Giang, nhà nước đó xuất hiện muộn hơn một ít vào thiên niên kỷ III trước công nguyên.

Mặt khác nếu chúng ta xem sự sụp đổ của đế quốc Ba Tư hồi thế kỷ IV trước công nguyên và sự thành lập đế quốc Tần ở Trung Quốc thế kỷ III trước công nguyên là những sự kiện lịch sử đánh dấu sự tan rã của xã hội cổ đại ở miền Trung Cận Đông và ở Trung Quốc, thì xã hội Ấn Độ cổ đại còn kéo dài mãi đến những thế kỷ đầu tiên của công nguyên khi những quan hệ sản xuất phong kiến bắt đầu hình thành và phát triển ở miền Bắc Ấn.

2. Đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông đều có những đặc trưng chung của một xã hội chiếm hữu nô lệ, ví như việc phân chia xã hội thành hai giai cấp đối kháng: giai cấp quý tộc chủ nô thống trị và giai cấp nô lệ bị áp bức, bóc lột một cách tàn nhẫn và thô bạo nhất. Nhưng các quốc gia đó cũng có nhiều đặc điểm riêng làm cho người ta có thể phân biệt chúng với các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Tây như Hy Lạp và La Mã cổ đại bởi những đặc điểm riêng biệt chủ yếu là như sau:

  1. Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kỳ mà sức sản xuất xã hội đang còn ở trình độ thấp kém, vào khoảng cuối của thời đại đồ đá mới tiến lên thời đại đồ đồng. Trình độ sức sản xuất thời ấy không cho phép các quốc gia đó phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ của mình một cách nhanh chóng, khiến cho trước sau các quốc gia đó không trở thành những xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thành thục và điển hình.
  2. Sự tồn tại dai dẳng và ngoan cố của những tổ chức công xã nông thôn (hay công xã láng giềng), tàn tích của chế độ xã hội thị tộc thời

nguyên thủy, và sự phát triển rất yếu ớt của chế độ tư hữu về ruộng đất trong các xã hội cổ đại phương Đông. 3. Sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và của các hình thức áp bức, bóc lột kiểu gia trưởng, việc sử dụng lao động của nô lệ chưa được phổ cập trong các ngành sản xuất xã hội và vai trò của nô lệ trong sản xuất kinh tế chưa chiếm địa vị chủ đạo. 4. Sự xuất hiện và phát triển của một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mạnh mẽ, gọi là chủ nghĩa chuyên chế phương Đông mà đặc trưng chủ yếu là quyền lực vô hạn của các đế vương, nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và về thần dân trong cả nước.

Những đặc điểm của chế độ chiếm hữu nô lệ của các quốc gia cổ đại phương Đông nêu trên, đều có thể coi là những nguyên nhân gây nên tình trạng trì trệ tương đối của các xã hội cổ đại phương Đông. Tuy nhiên không thể phủ nhận hoặc đánh giá thấp vai trò và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Đông đối với tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đó là vì phương Đông cổ đại là nơi chôn rau cắt rốn của những nền văn minh tối cổ của nhân loại, là nơi đặt nền móng cho một nền văn hóa vật chất và tinh thần mà những thành tựu rực rỡ của nó là những cống hiến vô cùng quý báu và phong phú cho kho tàng văn hóa của thế giới cổ kim.

Phương Đông cổ đại là nơi đã phát triển kinh tế rất sớm, đã trải qua một quá trình thống nhất về chính trị và hưng thịnh về văn hóa rất sớm. phương Đông cổ đại cũng là nơi dựng lên những kim tự tháp hùng vĩ, những đền đại, cung điện nguy nga, những bức trường thành vạn dặm, là nơi đã phát sinh ra những tư tưởng triết học duy vật và vô thần sớm nhất, nơi nảy sinh những tri thức đầu tiên của loài người về khoa học và kỹ thuật, về văn hóa và nghệ thuật.

Chủ đề