Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Thay mặt kính và thay màn hình điện thoại có mức chi phí chênh lệch nhau rất lớn. Thông thường, giá thay màn hình nguyên bộ luôn có mức giá cao hơn dịch vụ thay mặt kính từ 2 đến 5 lần, tùy thuộc vào từng dòng máy. Vì thế, một số trung tâm thiếu uy tín có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để chèn ép giá.

Đây cũng chính là lý do vì sao bạn phải xác định được trường hợp hư hỏng mình gặp phải cần thay mặt kính riêng bên ngoài hay thay màn hình chính hãng nguyên bộ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và có được sự chuẩn bị tài chính tốt nhất cho bản thân trước khi sử dụng dịch vụ.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Trước kia, khi smartphone bị nứt mặt kính, hư cảm ứng, hay bể màn hình điện thoại,... thì khách hàng thường phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn để thay màn hình nguyên bộ cho máy. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của kĩ thuật công nghệ, bạn có thể thay riêng từng bộ phận này với chi phí rẻ hơn. Vậy cụ thể, cách phân biệt thay kính và thay màn hình điện thoại được thực hiện như thế nào?

=> Có thể bạn quan tâm: Điện thoại tự tắt nguồn mở không lên

Hướng dẫn phân biệt thay mặt kính và thay màn hình điện thoại

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng điện thoại khác nhau như Samsung, iPhone, Sony, Oppo, Xiaomi... Và bạn có thể không biết rằng cấu tạo màn hình của mỗi dòng là khác nhau. Xét trên phương diện cấu tạo màn hình, các dòng smartphone có mặt trên thị trường hiện nay được chia thành 2 loại chính.

❶ Loại thứ nhất có mặt kính đi liền cảm ứng, màn hình hiển thị riêng.

❷ Loại thứ hai có mặt kính riêng, cảm ứng đi liền màn hình hiển thị.

Tất nhiên mỗi loại màn hình đều có cách sửa chữa riêng (Thay màn hình - Thay mặt kính) và tùy thuộc vào sự cố hư hỏng. Như vậy trước tiên, bạn cần xác định cấu tạo màn hình của chiếc smartphone mình đang sở hữu thuộc loại nào.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Thay màn hình và thay mặt kính điện thoại khác nhau như thế nào??Các dòng máy có mặt kính đi liền cảm ứng, màn hình hiển thị riêng

Dòng máy có mặt kính đi liền cảm ứng hiện nay khá phổ biến và dưới đây là những dòng máy sử dụng màn hình có cấu tạo như thế này:

➤ Xiaomi (Trừ máy Redmi 5)

➤ HTC (Trừ One A9)

➤ Zenfone

➤ Sony (Trừ dòng XA, Xperia X, XA Ultra, XA1, XA1 Ultra, XZ)

➤ Sky (Trừ máy Sky A910)

➤ LG (Trừ máy G4)

Ngoài ra dòng màn hình OPPO vẫn sử dụng cấu tạo này ngoại trừ các máy: R7/R7 Lite, R7 Plus, R7s, F1 Plus, F5, F3/F3 Plus.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Với các dòng máy này, cách phân biệt thay mặt kính và thay màn hình nguyên bộ như sau:

+ Thay mặt kính khi:

Dưới đây là một số trường hợp nếu gặp thì bạn sẽ cần thay mặt kính cảm ứng điện thoại:

✪ Mặt kính bên ngoài của điện thoại bị nứt, trầy xước hoặc bị bể hoàn toàn.

✪ Cảm ứng của máy bị đơ, liệt, loạn, bấm không ăn, hoạt động không ổn định.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Trường hợp Sony Z3 chỉ vỡ kính ngoài nên chỉ cần thay mặt kính cảm ứng

Và màn hình hiển thị bên trong của máy vẫn hoạt động TỐT, không hề bị sọc, đốm, chảy mực hay bất kì dấu hiệu bất thường nào khác thì bạn chỉ cần thay mặt kính cảm ứng cho máy thôi là được.

»» Bài liên quan: Phân biệt màn hình cảm ứng điện trở và màn hình cảm ứng điện dung

+ Thay màn hình nguyên bộ:

Bạn sẽ phải thay màn hình nguyên bộ khi gặp tình trạng dưới đây:

➢ Màn hình hiển thị bên trong bị mờ, hiển thị màu không chính xác

➢ Hiển thị sai tông màu, bị loang màu, chảy mực, có đốm, sọc

➢ Màn hình không thể hiển thị...

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Sony Z3 bị hư hỏng màn hình buộc phải thay mới

Nói chung nếu gặp sự cố liên quan đến chức năng hiển thị thì bạn sẽ phải thay màn hình nguyên bộ cho chiếc điện thoại của mình.

Các dòng máy có mặt kính riêng, cảm ứng đi liền màn hình hiển thị

Có rất nhiều dòng máy đang sử dụng màn hình có cấu tạo màn hiển thị đi kèm với cảm ứng. Dưới đây là thông tin bạn có thể tham khảo:

➤ Tất cả các máy của dòng Samsung.

➤ Tất cả các máy của dòng iPhone.

Xem thêm: Các Tuyến Xe Khách Chạy Bắc Nam, Top 5 Nhà Xe Uy Tín, Chất Lượng Chạy Tuyến Hà Nội

➤ Một số máy của OPPO như: R7/R7 Lite, R7 Plus, R7s, F1 Plus, F5, F3/F3 Plus (Mình đã có đề cập ở trên).

➤ Dòng máy Sony XA, Xperia X, XA Ultra, XA1, XA1 Ultra, XZ.

Hiện nay có lẽ rằng Samsung và iPhone là 2 dòng máy sử dụng loại màn hình hiển thị đi liền cảm ứng nhiều nhất. Do đó mình đặc biệt làm 2 video nói về cấu tạo và các trường hợp hư hỏng cũng như cách sửa chữa liên quan đến 2 dòng máy này.

Bên dưới đây là 2 video bạn nên xem qua để biết chính xác là cần thay màn hình hay mặt kính cho dòng Samsung, iPhone.

Video hướng dẫn phân biệt màn hình và mặt kính iPhone

Video hướng dẫn phân biệt thay màn hình và mặt kính trên các máy Samsung

Nếu bạn sở hữu một chiếc smartphone có cấu tạo màn hình như trên, bạn có thể phân biệt các trường hợp thay mặt kính và thay màn hình nguyên bộ như sau:

+ Thay mặt kính khi:

Mặt kính bên ngoài của điện thoại bị hư hỏng với các dấu hiệu dễ nhận biết như trầy xước, nứt, bể vỡ. Nhưng điều này không làm ảnh hưởng tới các chức năng cảm ứng và hiển thị của máy. Với những dấu hiệu này thì bạn chỉ cần thay mặt kính mới là OK.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

S8 Plus bị vỡ ở một góc không ảnh hưởng đến chức năng khác nên chỉ cần thay mặt kính

Tuy nhiên cần lưu ý rằng: Nếu tình trạng hư hỏng kính của bạn quá nặng như vỡ vụn. Trong những trường hợp như thế thì bạn cần hiểu thay mặt kính có xác xuất là hư luôn cái màn hình. Do đó bạn sẽ phải lựa chọn giữa thay màn hình và mặt kính. (Riêng trường hợp này thì mình khuyên bạn nên cân nhắc về việc thay nguyên bộ, mặc dù đắt nhưng đỡ mất tiền khoản thay kính).

+ Thay màn hình nguyên bộ khi:

Dưới đây là một số trường hợp bạn sẽ phải thay màn hình nguyên bộ khi gặp phải. Tất cả các lỗi đều liên quan đến việc cảm ứng hoặc màn hình hiển thị bị hư hỏng:

➤ Cảm ứng có thể bị đơ, không nhận thao tác người dùng, không phản hồi.

➤ Cảm ứng bị loạn, phản hồi không chính xác, bị liệt ở một vài điểm. Nặng hơn thì trên toàn bộ màn hình.

➤ Màn hình hiển thị bên trong bị nhòe, mờ.

➤ Xuất hiện những vết sọc ngang dọc, sọc nhiễu hoặc đốm đen, đốm sáng, đốm màu.

➤ Màn hình còn bị chảy mực, loang màu, hiển thị màu không chính xác.

➤ Màn hình không thể hiển thị mà chỉ có một màu đen. Trong một số trường hợp màn hình còn bị ố vàng, xanh.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Samsung s7 edge lỗi sọc hồng buộc phải thay màn hình nguyên bộ

*** Lưu ý: Bạn đang gặp tình trạng hư hỏng cảm ứng? Có thể IC cảm ứng của máy bị hư hỏng chứ không phải màn hình. Tình huống này phải được kỹ thuật viên kiểm tra kỹ càng thì mới biết được. Nếu hỏng IC thì thay IC thôi.

Xem thêm: Bài Tập Chia Động Từ Tiếng Anh Lớp 8 Tài Liệu Ôn Tập Lớp 8 Môn Tiếng Anh Lớp 9

Kết luận

Với những hướng dẫn nêu trên, hy vọng bạn đã biết cách phân biệt thay mặt kính điện thoại và thay màn hình điện thoại. Dù phải cần tới dịch vụ nào, bạn cũng đừng quên đến với vantaiduongviet.vn để được sử dụng những dịch vụ có chất lượng tốt nhất.

Nếu bạn không thật sự rõ về sự cố mà mình đang gặp phải thì có thể gọi đến HOTLINE 1800 2057 để được tư vấn thêm nhé! Hoặc để lại Comment bên dưới mình sẽ trả lời nhanh chóng nhất có thể.

Màn hình cảm ứng là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màn hình cảm ứng

Còn nhớ cách đây năm năm, ngày “hãng táo” ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, cả thế giới đều bán tín bán nghi về sự thành công của màn hình cảm ứng. Vậy mà giờ đây, cái ý tưởng từng được cho là điên rồ ấy lại trở thành xu hướng điện thoại thông minh trên toàn cầu.

Màn hình cảm ứng là gì?

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Một cách đơn giản, màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể đáp ứng lại sự điều khiển của người dùng thông qua thao tác tiếp xúc của ngón tay hay những chiếc bút cảm ứng trong các điện thoại trước đây. Lợi thế của màn hình cảm ứng là khả năng tùy chỉnh giúp cho các nhà sản xuất có được nhiều cách thiết kế về mặt giao diện cũng như tính năng cho một chiếc smartphone. Bên cạnh đó, với việc bỏ đi các hệ thông phím bấm vật lý truyền thống trước đây, người dùng có thể được trải nghiệm những màn hình có kích thướt lớn hơn, thoáng hơn khiến cho một số chức năng như xem phim, lướt web, chơi game… trên điện thoại trở nên phổ biến và khả thi hơn.

Cấu tạo

Tùy vào mỗi loại mà màn hình cảm ứng có cấu tạo khác nhau. Điển hình, một màn hình smartphone sẽ có cấu tạo gồm nhiều lớp chất liệu mà dưới cùng là chất hỗ trợ hiển thị. “Chất nền” này có thể được làm từ một hỗn hợp dẻo, mỏng với màn hình mềm trong các loại điện thoại thời trước, hoặc là chất cứng như điện thoại hiện nay.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Phủ trên chất nền là yếu tố tạo độ sáng (như đèn chiếu từ phía sau cho màn hình LCD), trên nữa là lớp TFT (thin-film transitor - màng bán dẫn mỏng), sử dụng bóng bán dẫn để giữ cho các điểm ảnh vẫn sáng cho đến khi hình ảnh bị thay đổi.

Tiếp theo là lớp cảm ứng với các màng và bộ lọc để giảm bớt sự chói. Cuối cùng là lớp bao phủ, có thể nằm trên cùng như một lớp riêng biệt, hoặc có thể đi cùng với lớp cảm ứng. Điển hình trong việc chế tạo lớp này là hãng Corning với Gorilla Glass.

Gorilla Glass là loại kính mỏng được làm từ hợp kim kiềm - aluminosilicate, có mức cường lực cao hơn nhiều lần so với loại kính truyền thống. Với loại kính này, các thiết bị sử dụng có thể giảm thiểu những vết trầy xước, lõm, nứt nếu chẳng may bị va đập hay tiếp xúc vật cứng, nhọn trong quá trình sử dụng.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Hiện nay, Gorilla Glass đang được sử dụng trên rất nhiều thiết bị như laptop, máy tính bảng, smartphone thậm chí là các tivi LCD. Mặc dù không được công bố chính thức nhưng một số nguồn tin cho rằng iPhone 4 cũng được Apple sử dụng loại kính này. Hiện nay phiên bản thứ hai của Gorilla Glass đã được ra mắt với một số cải tiến đáng chú ý như mỏng hơn 20% mà vẫn giữ nguyên độ bền vững, sáng hơn, hỗ trợ tốt hơn khả năng cảm ứng. Đặc biệt, Corning còn cho biết Gorilla Glass 2 sẽ hoạt động rất tốt với những chiếc máy tính bảng chạy Windows 8.

Nguyên lý hoạt động

Bất kì một màn hình cảm ứng nào đều có nhiệm vụ chính là “số hóa” vị trí tiếp xúc thành một tọa độ xy trong không gian hai chiều và dĩ nhiên là ngay lập tức. Công việc này được thực hiện thông qua ba thành phần là cảm biến, bộ điều khiển (phần cứng) và phần mềm điều khiển.

Khi chạm màn hình cảm ứng, có hàng loạt quy trình diễn ra, nhưng với thời gian trong tích tắc.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng điện thoại

Cảm biến chính là lớp cảm ứng như đã đề cập ở phần cấu tạo. Nó được làm từ thủy tinh hay nhựa trong suốt, trên bề mặt là các cảm biến để nhận dạng những tiếp xúc từ tay hay bút. Tùy theo loại màn hình mà người ta có các cách tạo lưới hay “giăng bẫy” sau đó thông qua sự thay đổi của điện áp, điện dung, điện trở trên màn hình để xác định tọa độ của điểm cảm ứng.

Bộ điều khiển là một mạch điện tử đóng vai trò trung gian để biên dịch các tín hiệu từ cảm biến để các thiết bị cũng như phần mềm điều khiển hiểu được chúng. Sau đó, với mỗi thiết bị cụ thể phần mềm điều khiển sẽ được tích hợp để giúp hệ điều hành và các ứng dụng khác hiểu được những tín hiệu này và đáp ứng lại phù hợp với những chức năng mà người dùng muốn tương tác với thiết bị của mình.

Nguồn biên soạn