Cách trả lời phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ

Nhiều người cho rằng visa Mỹ thuộc nhóm khó nhất hành tinh, thường cảm tính, “may rủi” và “khó đoán”, điều này có có đúng không? Hãy nghe chia sẻ từ bà Mary Trechok – Viên chức lãnh sự Mỹ tại TP. HCM trực tiếp chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích được đúc kết từ các trường hợp thực tế về tình trạng đậu, rớt khi xin visa du lịch Mỹ.

Kinh nghiệm xin visa du lịch Mỹ: Không hề có chuyện cảm tính!

Đó là lời khẳng định của bà Trechock tại buổi tọa đàm visa du lịch Mỹ trước câu hỏi đầy bức xúc từ khán giả xem truyền hình trực tuyến gửi đến chương trình: “Tại sao chỉ với 2, 3 câu hỏi đơn giản lúc phỏng vấn như: Đi Mỹ làm gì? Mà Viên chức Mỹ có thể đánh rớt visa du lịch của tôi? Tôi có cảm giác mình bị đánh rớt vì cảm tính, vì họ không thích tôi!”.

Buổi tọa đàm cùng viên chức lãnh sự Mỹ.

Theo bà Trechock thì Viên chức lãnh sự Mỹ không được phép cấp hoặc từ chối visa của bất kỳ ai, dựa vào yếu tố thích hay không thích người đó. Họ luôn phải tuân thủ những quy chuẩn, theo đúng quy định mà thực thi. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là xác định đương đơn có ý định ở lại Mỹ hay không, nhất là đối với những visa không di dân như visa du lịch Mỹ.

Bà Mary Trechok – Viên chức lãnh sự Mỹ chia sẻ các câu hỏi xoay quanh visa du lịch.

Nhưng làm sao để họ có thể xác định được điều đó? Trước khi đến với cuộc phỏng vấn, hồ sơ visa Mỹ của đương đơn đã được xem xét kỹ lưỡng. Còn trong cuộc phỏng vấn, việc chứng minh không có ý định ở lại Mỹ là nhiệm vụ của đương đơn – Đó là những lời chia sẻ thẳng thắn từ bà Trechock.

Bí quyết phỏng vấn khi xin visa du lịch Mỹ

Thật sự xin visa Mỹ không hề khó nếu như quý khách đã chuẩn bị thật đầy đủ các thủ tục hồ sơ liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, để có thể có thể tăng tỉ lệ đậu visa bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hãy thật cụ thể khi xin visa du lịch

Để xin visa, bà Mary Trechok nhấn mạnh rất nhiều lần đến từ “cụ thể”. Điều đó có nghĩa là trong lời khai và kể cả lúc trả lời phỏng vấn, khi được hỏi về nghề nghiệp, bạn hãy thật cụ thể.

Buổi tọa đàm xoay quanh các vấn đề thắc mắc của độc giả về visa.

Rất nhiều người khi được hỏi về công việc chỉ nói rất ngắn gọn họ làm “giám đốc” hoặc “kinh doanh”. Có đến 50% những người xin visa du lịch Mỹ hoạt động kinh doanh mà bà từng phỏng vấn đều nói họ là giám đốc!

Còn dưới con mắt của người xét visa, chỉ 2 chữ “giám đốc” không nói lên được gì. Bởi giám đốc một tập đoàn lớn lâu năm có đông nhân viên, hoàn toàn khác với một hộ kinh doanh cá thể có vài ba nhân công mới thành lập.

Do đó, nếu bạn làm chủ doanh nghiệp, làm giám đốc hoặc làm bất kỳ công việc nào, khi khai hồ sơ lẫn lúc trả lời phỏng vấn visa du lịch Mỹ, bạn cần thể hiện rõ:

  • Doanh nghiệp thành lập từ khi nào?
  • Kinh doanh lĩnh vực gì?
  • Quản lý bao nhiêu nhân viên?
  • Doanh thu hàng tháng ra sao?

Để tăng tỉ lệ thành công visa, sự chuẩn bị, tập dượt trước rất quan trọng, từ những chi tiết nhỏ như sắp xếp hồ sơ. Đôi khi chỉ qua một lần giao tiếp, các tư vấn viên của Hoàn Mỹ đã nhìn thấy ngay lý do rớt visa.

Chẳng hạn như trường hợp, có người khi được hỏi đến giấy phép kinh doanh, phải lục lọi cả 5 phút trong đống hồ sơ lộn xộn. Hay trường hợp người khai có anh em bên Mỹ nhưng lại không nắm nhân thân của họ. Một trường hợp khác nữa là người xin visa nhưng lại không thể trả lời rõ ràng về lịch trình chuyến đi… Hầu hết các trường hợp này sau khi được tư vấn, tập dượt đều thành công.

“Đi Mỹ để làm gì?”

Câu thứ hai cũng quan trọng không kém, bạn phải trả lời rõ ràng, chi tiết, cụ thể “Đi Mỹ để làm gì?”.

Bà Tiêu Thụy Thùy Trang – Phó giám đốc Du lịch Hoàn Mỹ chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi trả lời phỏng vấn visa.

Về câu hỏi này, Bà Tiêu Thụy Thùy Trang – Phó giám đốc Công ty Du lịch Hoàn Mỹ, chia sẻ kinh nghiệm thực tế: Khi xin visa Mỹ. Nếu đi theo tour, du khách nhất định phải trả lời càng cụ thể càng tốt các thông tin như:

  • Chương trình tour cụ thể
  • Biết rõ những những thành phố và điểm du lịch sắp đến
  • Chi phí do ai chi trả?
  • Sau tour sẽ đi thăm người nhà gồm những ai?
  • Ở bao lâu?
  • Ở những thành phố nào?

Một số điều cần chú ý khi làm visa du lịch Mỹ

Đang có hồ sơ định cư Mỹ có ảnh hưởng đến kết quả visa du lịch Mỹ không? Đây là vấn đề về hồ sơ được rất nhiều khách hàng quan tâm và mong muốn được giải đáp.

Độc thân có phải là “cái lỗi” để Lãnh sự quán từ chối cấp visa Mỹ?

Những câu hỏi về visa du lịch.

Bạn đang tìm hiểu về visa du lịch Mỹ, bạn từng xin visa Mỹ nhưng không thành công. Hãy liên hệ ngay và kể cho Du lịch Hoàn Mỹ nghe cụ thể trường hợp của mình để có thể nhận được những lời khuyên, tư vấn tận tình, chu đáo.

Du lịch Hoàn Mỹ


22/07/2019 | Views: 12796

Một đương đơn khi muốn Xin Visa Du lịch Mỹ bắt buộc phải trải qua vòng phỏng vấn. Trong vòng này, Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi để kiểm tra về hồ sơ, tình trạng cũng như tính trung thực của từng người, từ đó sẽ quyết định xem có cấp Visa Mỹ cho người đó hay không. Tuy mỗi đương đơn sẽ gặp phải những câu hỏi khác nhau, nhưng cũng có một số câu hỏi mà Lãnh Sự Quán sẽ đặt ra trong suốt quá trình Phỏng vấn Visa Mỹ với tất cả các đối tượng. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ chỉ ra 20 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn Visa Du lịch Mỹ, cũng như ý nghĩa và cách trả lời từng câu hỏi sao cho hợp lý nhất.
 


1. Bạn sang Mỹ để làm gì?

Đây là Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ đầu tiên mà Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra cho hầu như tất cả những đương đơn muốn xin Visa Du lịch Mỹ, dùng để kiểm tra mục đích của các đương đơn muốn sang Mỹ để làm gì. Câu hỏi này tưởng chừng như rất đơn giản và dễ dàng để trả lời nhưng lại là một câu hỏi mang tính chất quan trọng, vì có rất nhiều trường hợp chỉ vì trả lời câu hỏi không rõ ràng mà đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình phỏng vấn, thậm chí còn bị đánh rớt Visa Mỹ.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mỗi đương đơn sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo rằng câu trả lời của bạn phải đáp ứng được yêu cầu là mục đích cụ thể, rõ ràng của chuyến đi, để tạo niềm tin với các Viên chức Lãnh Sự rằng bạn có một mục đích rõ ràng và chính đáng nên mới cần phải sang Mỹ. Vì thế, khi gặp phải câu hỏi này, vần tránh những câu trả lời quá ngắn gọn, thiếu lịch sự hay không cung cấp đủ thông tin mà người phỏng vấn cần biết, chẳng hạn như “Tôi sang Mỹ để đi du lịch.” Hay “Tôi đi Mỹ vì đi nhiều nước rồi, giờ muốn đi đến đây thử cho biết.”. Nhưng một số câu trả lời quá dài dòng lan man cũng không được đánh giá cao, như: “Tôi đến Mỹ để được tận mắt chứng kiến tượng Nữ Thần Tự Do biểu tượng của nước Mỹ cũng như được đến thăm thành phố Las Vegas nơi có những sòng bài nổi tiếng thế giới.”

Bạn nên đưa ra một câu trả lời ví dụ như: “Tôi sang Mỹ để đi du lịch thăm các thành phố Los Angeles và Las Vegas.”. Đây là câu trả lời ngắn gọn, nhưng chứa đựng đủ các thông tin rằng bạn sẽ đến Mỹ để đi du lịch, đồng thời thể hiện rõ với Viên chức Lãnh Sự rằng bạn đã có một lịch trình về chuyến đi này, thể hiện qua ý “sẽ đến thăm Los Angeles và Las Vegas”.


 

2. Khi nào bạn đến nước Mỹ và du lịch Mỹ bao lâu? Với câu hỏi này, Viên chức Lãnh Sự muốn kiểm tra xem bạn đã có sự chuẩn bị và kế hoạch chi tiết cho chuyến đi này chưa, thông qua việc bạn có nắm rõ thời gian chính xác mà bạn sẽ đi Mỹ không và dự định khoảng thời gian mà bạn sẽ ở lại Mỹ.

Đặc biệt, Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ này còn là cách để họ xác minh tời gian bạn ở Mỹ có quá dài cho một chuyến du lịch hay không? Vì thường một người đi du lịch Mỹ sẽ có thời gian lưu lại Hoa Kỳ ít khi quá 1 tháng, nên nếu bạn khai với Viên chức Lãnh Sự rằng bạn ở Mỹ quá lâu cũng sẽ khiến họ thắc mắc và nghi ngờ.

Chính vì vậy, bạn cần trả lời với người phỏng vấn một cách rõ ràng về thời gian bạn sẽ đến Mỹ, chính xác cả ngày, tháng, năm. Đôi với thời gian lưu trú tại Hoa Kỳ, hãy trả lời một cách trung thực và cố gắng sắp xếp chuyến đi của bạn không kéo dài quá lâu. Nhưng nếu trong trường hợp bạn muốn lưu lại Mỹ trong một thời gian dài từ 2 – 3 tháng trở lên vì một lý do gì đó, hãy chuẩn bị một lý do thật hợp lý để giải thích với Viên chức Lãnh Sự rằng bạn là có việc cần nên mới phải lưu lại Mỹ một thời gian dài như vậy và chắc chắn bạn sẽ trở lại Việt Nam sau khi chuyến đi kết thúc.


 

3. Bạn đi du lịch Mỹ cùng với ai? Việc bạn sẽ đồng hành cùng ai trong chuyến hành trình sang Mỹ cũng là một điều quan trọng mà Lãnh Sự Quán quan tâm. Họ sẽ có nhiều cách khác nhau để hỏi về vấn đề này, như “Vợ/chồng bạn hay cha/mẹ/anh/chị/em bạn có đi Mỹ cùng bạn không?”. Họ quan tâm đến người đồng hành bởi thông thường, sẽ có ít người chỉ đi du lịch một mình mà sẽ đi cùng với một ai đó thân thiết. Đồng thời, những người đi sang Mỹ một mình mà không có người thân bên cạnh thì việc trốn lại hay lao động bất hợp pháp cũng sẽ dễ dàng hơn. Với Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ này, bạn chỉ cần trả lời tất cả những người bạn đồng hành sẽ đi cùng mình trong chuyến du lịch Mỹ. Trong trường hơp chỉ đi một mình, bạn cũng nên trình bày sự thật với các Viên chức Lãnh Sự, nhưng cần phải chuẩn bị thêm một lý do vì sao bạn không đi cùng ai, để khi được hỏi thì có thể giải thích rõ ràng và cặn kẽ.

Lưu ý rằng dù bạn đi một mình, đừng đưa ra một câu trả lời kèm lý do quá dài dòng, vì bản chất câu hỏi là Lãnh Sự Quán chỉ yêu cầu bạn trình bày những người đi cùng bạn. Việc bạn đưa ra câu trả lời có lý do có thể sẽ bị thừa thông tin và khiến người phỏng vấn nghi ngờ rằng bạn đang lo lắng điều gì hoặc có động cơ gì đó, nên mới phải đưa ra ngay một lý do để giải thích cho câu trả lời của mình dù chưa được hỏi đến. Bạn chỉ nên trả lời “Tôi đi Mỹ cùng…” hoặc “Tôi đi Mỹ một mình.” mà thôi.


 

4. Bạn có người thân ở Mỹ không?

Dù bạn sang Mỹ để làm gì, Viên chức Lãnh Sự vẫn thường hay hỏi về vấn đề thân nhân, hay các mối quan hệ của bạn ở Mỹ. Cũng sẽ có nhiều cách để họ đề cập đến vấn đề này, nhưng câu hỏi phổ biến nhất luôn là tìm hiểu xem bạn có người thân ở Mỹ không. Bạn chỉ cần trả lời đơn giản là có hoặc không, và nếu có thì đó là ai. Nhưng bạn phải lưu ý rằng những người được xem là người thân phải thật sự là những người họ hàng gần gũi với bạn, những người mà bạn có thể nắm rõ các thông tin về họ. Vì Viên chức Lãnh Sự thường sẽ hỏi rất kỹ về vấn đề thân nhân nếu bạn có người thân đang sống ở Mỹ. Nên trong trường hợp bạn chỉ có bà con xa đang ở Hoa Kỳ, hãy nói rõ rằng đó là họ hàng xa của bạn mà bạn không thật sự thân thiết, hoặc nếu là họ hàng quá xa, bạn không nhất thiết phải kể ra.


 

5. Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du lịch mà không phải là những quốc gia khác?

Viên chức Lãnh Sự sẽ rất quan tâm đến lý do mà bạn sang Mỹ, nên họ thường đặt ra những câu hỏi để xoáy sâu vào điều này, và đây là một Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ như vậy. Bạn cần đưa ra một câu trả lời để chứng minh rằng lý do mà bạn đến Mỹ phải thật sự hợp lý và chính đáng, chẳng hạn như: Bạn đã từng đi một số nước trước đây nhưng Mỹ là quốc gia bạn muốn đặt chân tới một lần trong đời; hoặc bạn có người thân ở Mỹ đã lâu không gặp, nên bạn muốn có dịp sang để thăm và xem hiện tại cuộc sống của người thân này có tốt không;… Bạn không cần phải đưa ra một lý do quá phóng đại như: yêu mến đất nước và con người Mỹ, hay muốn xem Mỹ giàu đẹp thế nào,… vì những điều này sẽ không được Viên chức Lãnh Sự xem là một lý do quan trọng đủ để thuyết phục họ cấp Visa Mỹ cho bạn, hãy tìm những lý do thiết thực, hợp lý và gần gũi với bạn hơn.


 

6. Ai tài trợ và trả chi phí cho chuyến đi du lịch Mỹ của bạn?

Mỹ là một quốc gia phát triển và có mức sống khá đắt đỏ, lại cách rất xa Việt Nam. Chính vì vậy vấn đề tài chính trong chuyến du lịch đến Mỹ cũng rất quan trọng mà Lãnh Sự Quán quan tâm ở mỗi đương đơn. Họ sẽ chú ý đến việc bạn có đủ khả năng để chi trả các chi phí cho chuyến hành trình này không, cũng như làm cách nào mà bạn có đủ tài chính chi trả cho chuyến đi này. Đặc biệt, câu hỏi này thường đặt ra với những người có hồ sơ tài chính không quá nổi bật, thu nhập chỉ ở mức trung bình nhưng nộp Hồ sơ xin Visa Mỹ. Bạn cần trả lời trung thực rằng tài chính bạn đang sở hữu từ đâu mà có. Và nếu có một ai đó hỗ trợ tài chính cho bạn, thì người đó hỗ trợ vì lý do gì? Nếu bạn không thể đưa ra được một câu trả lời với thông tin rõ ràng, cụ thể, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ không tin vào tài chính của bạn, thậm chí cho rằng bạn đang tìm cách sang Mỹ để tìm đường làm “chui” thêm thu nhập vì cuộc sống ở Việt Nam của bạn không thật sự ổn định.


 

7. Thu nhập của bạn hàng tháng / hàng năm là bao nhiêu?

Đây cũng là câu hỏi để kiểm tra yếu tố tài chính của bạn. Lãnh Sự Quán sẽ dựa vào mức thu nhập hàng tháng hoặc hàng năm để đánh giá sức mạnh tài chính của từng đương đơn. Nên khi gặp câu hỏi theo dạng này, bạn cần trình bày rõ mức thu nhập của mình với Lãnh Sự Quán. Đặc biệt, bạn chỉ nên khai phần thu nhập có thể chứng minh bằng các giấy tờ, hóa đơn với Viên chức Lãnh Sự. Vì một số đương đơn có những công việc bên ngoài có thể sinh lợi, nhưng thu nhập này không được đóng thuế và cũng không có giấy tờ gì để chứng minh. Một số người phỏng vấn sau câu hỏi này sẽ hỏi kỹ và yêu cầu đương đơn phải xuất trình các giấy tờ cần thiết liên quan đến thu nhập, nên bạn cần lưu ý về điểm này.


 

8. Bạn có gia đình chưa?

Một trong những yếu tố mà Lãnh Sự Quán Mỹ đánh giá Hồ sơ xin Visa Mỹ của đương đơn là việc người đó đã kết hôn hay chưa. Bởi Mỹ thường hay lo lắng về tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Họ luôn xem xét mỗi người nước ngoài trước khi nhập cảnh vào Mỹ hiện đang có một sợi dây liên hệ chặt chẽ với đất nước mà họ đang sống hay không.

Khi một người đã kết hôn, việc ràng buộc với vợ / chồng, con cái và các tài sản chung,... sẽ làm cho mối quan hệ gắn bó với gia đình càng chặt chẽ hơn. Vì những ràng buộc về tình cảm sẽ làm cho việc rời bỏ gia đình để trốn lại Mỹ sẽ là ít hơn rất nhiều, nên hồ sơ của những người đã kết hôn cũng phần nào đáng tin cậy hơn, đảm bảo hơn cho việc sau khi kết thúc chuyến du lịch, những người này sẽ trở về với gia đình.

Vì vậy, khi gặp phải câu hỏi này, nếu bạn đã lập gia đình tại Việt Nam thì xin chúc mừng bạn, vì hồ sơ của bạn đã có thêm một điểm mạnh nữa để có thể gia tăng khả năng đậu Visa Mỹ. Bạn chỉ cần trình bày với người phỏng vấn rằng “Tôi đã kết hôn được … năm.” Nhưng trong trường hợp vẫn độc thân, bạn cũng không nên quá lo lắng và trả lời đúng theo sự thật, vì nếu các yếu tố khác của bạn đảm bảo thì bạn vẫn có thể được cấp Visa Du lịch Mỹ. Bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn và thành thật: “Tôi vẫn chưa kết hôn.”


 

9. Bạn đang làm gì?

Côn việc ổn định luôn được xem là một yếu tố chính trong hồ sơ của mỗi đương đơn, để đảm bảo rằng người này đang có một cuộc sống tốt với sự nghiệp phát triển tại Việt Nam, nên không có lý do phải bắt đầu lại từ đầu ở Mỹ. Nên trong quá trình Phỏng vấn Visa Mỹ, Viên chức Lãnh Sự thường sẽ đặt ít nhất một câu hỏi về vấn đề công việc của bạn. Bên cạnh việc trả lời thành thật về công việc mà bạn đang làm, bạn cũng nên trình bày rõ về chức vụ và tên công ty bạn đang công tác trong câu trả lời của bạn, để câu trả lời được đầy đủ thông tin và gây thêm thiện cảm với người phỏng vấn. Ví dụ, một câu trả lời “Tôi đang làm phó phòng kế toán của công ty giày da X.” chắc chắn sẽ ghi điểm hơn rất nhiều câu trả lời theo dạng “Tôi đang làm nhân viên văn phòng.”


 

10. Đây có phải là lần đầu tiên bạn xin Visa Mỹ không?

Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ này thực chất chỉ mang tính kiểm tra những đương đơn xem họ đã từng làm Hồ sơ xin Visa Mỹ trước đây hay chưa. Nếu chưa từng xin Visa Mỹ, bạn chỉ cần trả lời thành thật và ngắn gọn là “Tôi chưa từng xin Visa Du lịch Mỹ trước đây.” Tuy nhiên, với những đương đơn đã từng xin Visa nhưng thất bại, bạn cần phải trả lời hoàn toàn đúng sự thật rằng bạn đã xin Visa Mỹ vào thời gian nào, ở đâu. Vì có một số người sau khi xin Visa thất bại ở các lần trước, đã không trả lời thành thật câu hỏi này vào lần phỏng vấn kế tiếp vì cho rằng Viên chức Lãnh Sự sẽ không thể biết được, hoặc nghĩ rằng câu trả lời này sẽ làm cho việc xin Visa khó khăn hơn.

Nhưng thực chất, Lãnh Sự Quán có thể kiểm tra toàn bộ các thông tin cá nhân của một đương đơn khi họ nộp hồ sơ để Phỏng vấn Visa Mỹ, kể cả những lần phỏng vấn thất bại trước đây. Nên nếu bạn cố tình trả lời không đúng sự thật, điều này sẽ gây ra cho bạn những bất lợi còn lớn hơn nhiều so với việc đã từng rớt Visa ở những lần xin trước. Vì suy cho cùng, những gì Viên chức Lãnh Sự quan tâm nhất trong những câu trả lời phỏng vấn của bạn vẫn là sự thành thật.


 

11. Bạn đã từng đi du lịch nước nào trước đây?

Đối với những người muốn xin Visa Mỹ, đặc biệt là những ai còn trong độ tuổi lao động, thì lịch sử du lịch là một trong những yếu tố quan trọng giúp Hồ sơ xin Visa Mỹ của bạn sẽ mạnh hơn. Đặc biệt, nếu bạn đã từng đi nhiều nước và trong số đó có nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ, Úc, Canada,…. Trong vòng Phỏng vấn Visa Mỹ, Viên chức Lãnh Sự thường sẽ hỏi bạn về vấn đề này theo nhiếu dạng. Có thể họ sẽ hỏi rằng “Bạn đã đi đâu trong vòng 5 năm qua?” hoặc “Bạn đã từng đi đến nước nào phải xin Visa chưa?”. Đối với những câu hỏi dạng này, bạn chỉ cần trả lời đúng dựa trên sự thật, liệt kê ra các quốc gia bạn đã từng đến. Bạn cũng nên chú ý rằng với những quốc gia bạn đến nhiều lần, bạn nên liệt kê toàn bộ số lần mình ghé thăm cho Nhân viên Lãnh Sự biết. Và quan trọng hơn, câu hỏi này mang tính chất để bạn có thể “ghi điểm” với Lãnh Sự Quán, nên bạn đừng ngần ngại kể ra những nơi mà mình đi du lịch trước đây nhé.


 

12. Bạn sẽ ở Mỹ trong bao lâu?

Việc bạn lưu trú tại Mỹ trong khoảng thời gian dài hay ngắn sẽ là điều mà Lãnh Sự Quán Mỹ luôn quan tâm. Thông thường, đối với mục đích du lịch hoặc thăm thân, thời gian phù hơp mà một đương đơn lưu lại Mỹ là khoảng 1 tháng. Lãnh Sự Quán Mỹ luôn lo lắng rằng người nước ngoài sau khi đến Mỹ lưu trú trong một khoảng thời gian quá dài sẽ có thể nảy sinh ra nhiều vấn đề, hoặc có thể lợi dụng điều đó để trốn lại Mỹ. Nên với những câu hỏi theo dạng này, bạn cần phải lưu ý trả lời thật chính xác thời gian mình sẽ lưu trú tại Hoa Kỳ. Nếu bạn có thể dự định được cả ngày đi và ngày về thì đây sẽ là một lợi thế của bạn, vì điều đó sẽ chứng minh được rằng bạn đã lên một kế hoạch từ trước cho chuyến đi Mỹ, góp phần tạo thêm niềm tin với Lãnh Sự Quán.


 

13. Bạn đang sở hữu những tài sản gì ở Việt Nam?

Đây là một dạng Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ thường gặp khác mà Viên chức Lãnh Sự đặt ra để kiểm tra khả năng tài chính cũng như sự gắn bó của bạn với Việt Nam. Vì nếu bạn đang sở hữu nhiều nhà cửa, xe cộ, tài sản,… ở Việt Nam, điều này sẽ thể hiện rằng bạn có một tài chính dồi dào. Và hơn thế nữa, khi bạn đã có một cuộc sống sung túc ở Việt Nam với quá nhiều thứ, bạn sẽ không có lý do gì để rời bỏ đất nước và bắt đầu lại từ đầu ở một quốc gia khác. Đây cũng là một dạng câu hỏi “ghi điểm” nên bạn cần liệt kê một cách chi tiết những tài sản mà bạn có. Ví dụ “Tôi đang sở hữu một ngôi nhà ở đường Hai Bà Trưng, quận 3 và một chiếc xe ô tô hiệu Toyota.” Cũng nên lưu ý rằng tài sản mà bạn liệt kê ra phải là do bạn đứng tên hoặc đồng sở hữu, tránh gây hiểu lầm với Viên chức Lãnh Sự để họ cho rằng bạn đang nói sai sự thật, ảnh hưởng đến việc xin Visa Mỹ.


 

14. Bạn đã đặt vé khứ hồi chưa?

Có nhiều yếu tố mà Lãnh Sự Quán thường quan tâm để cấp xét Visa Du lịch Mỹ cho một người. Nhưng xét cho cùng, điều mà họ chú ý nhất luôn là việc người nước ngoài sau khi kết thúc chuyến hành trình tại Hoa Kỳ có quay trở về đất nước của họ hay không. Câu hỏi về việc đặt vé máy bay này là một minh chứng cho điều đó. Bạn cần lưu ý đặt vé máy bay theo dạng thanh toán sau, để khi được hỏi có thể xuất trình được vé khứ hồi cho Viên chức Lãnh Sự kiểm tra, để họ có thể chắc chắn hơn rằng bạn sẽ quay trờ về Việt Nam sau khi lịch trình của bạn tại Mỹ kết thúc.


 

15. Bạn có thể cho tôi xem lịch trình du lịch của bạn ở Mỹ không?

Nếu bạn đang nộp Hồ sơ xin Visa Mỹ theo diện du lịch, nhiều khả năng bạn sẽ được Viên chức Lãnh Sự hỏi câu này. Bởi một khi bạn đã có ý định du lịch đến Mỹ, bạn cần phải ít nhất lập ra một kế hoạch và lịch trình những nơi bạn sẽ đi, những thành phố bạn sẽ đến. Vì vậy, lịch trình tour thời gian ở Mỹ cũng là một giấy tờ quan trọng mà bất cứ ai cũng phải mang theo trong buổi Phỏng vấn Visa Mỹ, dù đây không phải là một loại giấy tờ bắt buộc được yêu cầu trong hồ sơ. Cũng có một số trường hợp, Lãnh Sự Quán sẽ không yêu cầu bạn phải đưa ra tờ lịch trình chi tiết, mà sẽ trực tiếp hỏi bạn về những địa điểm bạn muốn đến, muốn ghé thăm. Nên bạn cần phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về yếu tố này, để khi gặp câu hỏi thì có thể trả lời một cách rành mạch, chính xác nhất.


 

16. Bạn sẽ lưu trú tại đâu trong thời gian ở Mỹ?

Có những dạng câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản và thường gặp nhưng lại rất quan trọng trong khi Phỏng vấn Visa Mỹ, mà nếu bạn không chú ý trả lời một cách hợp lý thì khả năng được cấp Visa Du lịch Mỹ của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một câu hõi như vậy. Bạn không những phải xác định rõ những nơi mà bạn sẽ ở trong thời gian sang Mỹ, mà còn phải nhớ được địa chỉ của những địa điểm ấy, hoặc ít nhất là tên đường, khu vực và thành phố mà nơi ấy tọa lạc. Việc đưa ra những câu trả lời thiếu thông tin như “Tôi sẽ ở nhà người thân tôi.” Hay “Tôi sẽ lưu trú tại khách sạn trong suốt thời gian ở Mỹ.” đôi khi sẽ khiến cho Viên chức Lãnh Sự hỏi xoáy sâu thêm về vấn đề này, làm cho quá trình phỏng vấn của bạn gặp nhiều khó khăn hơn.


 

17. Tại sao bạn quyết định đi Mỹ trong thời điểm này?

Đây cũng là một dạng Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ mà bạn sẽ thường gặp khi xin Visa Du lịch Mỹ. Nên khi có dự định sẽ thực hiện một chuyến du lịch đến Hoa Kỳ, bạn cần nghiên cứu trước một số yếu tố về phong cảnh, địa điểm, lễ hội, ẩm thực,… mà bạn có thể lựa chọn để trình bày với Viên chức Lãnh Sự. Hoặc nếu bạn có ý định thăm người thân ở Mỹ, bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này dựa theo thời gian rảnh của người thân bạn. Chẳng hạn như: “Tôi muốn sang Mỹ dịp này vì em gái tôi được nghỉ 1 tuần. Em tôi sẽ đưa tôi đi tham quan một vài điểm như Universal Studio, khu Little Saigon,…”. Câu trả lời mà bạn đưa ra nên gần gũi, thật sự có ý nghĩa và phù hợp. Bạn đừng nên lạm dụng những câu trả lời sáo rỗng như “Tôi muốn đi vì dịp này Mỹ đang là mùa thu, cảnh sắc rất đẹp.” vì những câu này sẽ không đủ độ thuyết phục để Viên chức Lãnh Sự dựa vào đó mà cấp Visa Mỹ cho bạn.


 

18. Tôi có thể xem thư mời của người thân bạn không?

Nếu dự định của bạn khi sang Mỹ là để thăm thân nhân, đây là dạng câu hỏi mà hầu như Viên chức Lãnh Sự nào cũng đặt ra. Thư mời của người thân tuy đơn giản nhưng lại vô cùng giá trị để chứng minh được rằng người thân của bạn đang cam kết sẽ bảo lãnh cho bạn trong suốt thời gian lưu trú tại Mỹ. Mặt khác, nếu bạn đã khai rằng sang Mỹ để thăm thân nhân nhưng người thân của bạn lại không có một giấy tờ gì để chứng minh được rằng bạn sẽ qua thăm họ, đây sẽ là một điểm khiến Viên chức lãnh Sự nghi ngờ về tính xác thực trong lý do chuyến đi của bạn. Bạn cần lưu ý điều này và chuẩn bị từ trước khi phỏng vấn, để có thể xuất trình thư mời ngay khi được hỏi.


 

19. Nếu có cơ hội, bạn có muốn ở lại Mỹ không?

Trong suốt quá trình Phỏng vấn Visa Mỹ, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ đặt ra câu hỏi để “bẫy” bạn, và đây là một dạng câu hỏi “bẫy” thường gặp. Khi gặp câu hỏi này, điều chắc chắn là bạn phải trả lời rằng bạn sẽ không ở lại Mỹ sau khi chuyến đi kết thúc. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn phải trả lời thế nào cho hợp lý. Vì nếu bạn chỉ đơn thuần trả lời là bạn sẽ không ở lại, câu trả lời của bạn sẽ không đủ thuyết phục với Viên chức Lãnh Sự. Trong khi đó, nếu bạn trả lời một cách quá chắc chắn, lời nói của bạn có thể sẽ làm người phỏng vấn nghi ngờ vì nghe không hoàn toàn chân thật. Bởi xét cho cùng, việc được ở lại Mỹ là một trong những “giấc mơ” của nhiều người và có những điểm hấp dẫn mà không ai có thể phủ nhận.

Vì vậy, khi gặp phải câu hỏi này, bạn cần trả lời rằng việc được định cư tại Mỹ tuy rất hấp dẫn, nhưng bạn vẫn quyết định quay về bởi ở Việt Nam bạn còn nhiều thứ gắn kết với bạn hơn. Đừng quá phủ định rằng bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện được định cư tại Mỹ, nhưng phải làm nổi bật việc ở Việt Nam có gia đình, sự nghiệp, các mối quan hệ,… khiến bạn phải quay về vào lúc này. Trong một số trường hợp, bạn có thể đưa ra một số dẫn chứng rằng bạn chỉ quen sống ở Việt Nam, còn việc định cư ở một nước khác lâu dài sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chẳng hạn như câu “Tôi bị say xe nên sống ở Mỹ là quá khó khăn với tôi, vì ở Mỹ đi đâu thì cũng phải lái xe.” tưởng chừng rất nhỏ nhưng cũng rất hợp lý trong tình huống này, đặc biệt là khi bạn đang trả lời dựa trên sự thật, khiến Viên chức Lãnh Sự có thêm niềm tin về việc bạn sẽ quay về.


 

20. Bạn có chắc không? Sau những câu trả lời của bạn, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ hỏi câu này để kiểm tra kỹ xem bạn có đang trả lời đúng sự thật không, sau đó dựa vào thái độ và câu trả lời tiếp theo của bạn mà đánh giá. Câu hỏi này sẽ rất có tác dụng, đặc biệt là với những đương đơn có câu trả lời không đúng sự thật, họ sẽ có phản ứng giật mình, ấp úng, thiếu tự nhiên. Chính vì vậy, lưu ý đầu tiên là bạn cần phải luôn trả lời dựa trên sự thật. Và nếu gặp phải câu hỏi này từ phía người phỏng vấn, bạn nên khẳng định lại rằng mình chắc chắn và lặp lại ý mà mình vừa trả lời lúc nãy. Nếu cần thiết, bạn có thể giải thích sâu hơn một chút về ý mà mình đã trình bày. Thái độ của bạn lúc này cũng là rất quan trọng vì Viên chức Lãnh Sư có thể sẽ chú ý vào điều đó. Bạn nên giữ một phong thái thật bình tĩnh, tự tin trước những gì mình trình bày.

Bên cạnh Câu hòi Phỏng vấn Visa Mỹ này, một số câu khác cũng thường được người Phỏng vấn Visa Mỹ sử dụng với mục đích kiểm tra thông tin. Ví dụ như lặp lại câu hỏi một lần nữa, hay hỏi rằng: “Bạn có thể trình bày rõ hơn không?”. Cách trả lời cho những câu hỏi dạng này cũng tương tự. Và bạn cần lưu ý rằng: Sự thật luôn là điều mà Viên chức Lãnh Sự quan tâm nhất. Nên nếu đưa ra câu trả lời dựa trên sự thật, bạn sẽ chẳng có gì phải lo sợ khi gặp phải câu hỏi này cả.


 

Trên đây là 20 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Visa Du lịch Mỹ, theo đó là phân tích và cách trả lời gợi ý mà VYC Travel đã chia sẻ với bạn. Chúc bạn có một cuộc Phỏng vấn Visa Mỹ thành công.


Xem thêm

Gia hạn Visa Mỹ - vì sao hồ sơ bị từ chối ngày càng tăng?

Giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn Visa - Du Học - Định Cư của VYC Travel

4 Lý do không nên khai Hồ sơ Visa Mỹ không trung thực và các rủi ro tiềm ẩn

Hướng dẫn chi tiết Phỏng Vấn Visa Mỹ trong Lãnh Sự Quán

Những trường hợp nào thì xin được lịch hẹn Phỏng Vấn Visa Mỹ sớm?

Các loại chi phí xin Thị Thực / Visa Mỹ

Giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn Visa - Du Học - Định Cư của VYC Travel
 

Xem ngay Video Giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn Visa - Du Học - Định Cư của VYC Travel

☎ MỌI CÂU HỎI QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÁC TƯ VẤN VIÊN

VYC TRAVEL
178 – 180 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp.HCM

PHÒNG TƯ VẤN VISA - DU HỌC - ĐỊNH CƯ


Xem Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Từ Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Tại Việt Nam - USCIS

   Thẻ APEC ảnh hưởng gì việc xin visa Mỹ


Visa Mỹ du lịch / công tác ngắn hạn B1 B2 là gì?


Điều gì sẽ xảy ra khi tôi nhập cảnh tại Mỹ?


Hộ Chiếu Hết Hạn - Visa Mỹ Còn Hạn Thì có sử dụng được visa Mỹ nữa không


Hộ Chiếu/Passport hết trang - Visa Mỹ còn hạn phải làm sao?


Làm gì khi mất hộ chiếu/pasport có thị thực/visa Mỹ?


Tôi làm cách nào để đọc và hiểu thị thực/visa Mỹ của mình?


Đương đơn có thể làm cách nào để chứng minh "sự ràng buộc chặt chẽ"?


Ai có thể đi cùng tôi đến buổi phỏng vấn Visa Mỹ


Visa Mỹ - Đặt lịch hẹn - Khai form DS-160


Tôi có hai quốc tịch. Tôi nên sử dụng Hộ Chiếu/Passport nào để đến Hoa Kỳ?


Hỏi đáp về hộ chiếu khi xin visa Mỹ

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Page 2

Thông thường, với những đương đơn xin Visa theo diện công tác, Viên chức Lãnh Sự ngoài những câu hỏi thông thường về bản thân, cá nhân sẽ thường xoáy sâu vào các yếu tố công việc, trình độ,… của đương đơn. Trong một số trường hợp, họ cũng có thể chuyển sang phỏng vấn với bạn bằng tiếng Anh thay vi tiếng Việt như khi xin Visa du lịch thông thường.

Những câu hòi thường gặp khi xin Visa Công tác Mỹ có thể được chia theo các dạng:

•    Những câu hỏi cơ bản về cá nhân

Đây là những câu hỏi mà bất kỳ một đương đơn nào khi Phỏng vấn Visa Mỹ đều có thể gặp phải. Những câu hỏi về bản thân, gia đình, về mục đích đi Mỹ, những sự chuẩn bị sơ lược trước khi bắt đầu chuyến công tác,… chủ yếu là để Viên chức Lãnh Sự có cái nhìn tổng quát hơn về bản thân bạn. Tuy nhiên, không phải vì đây là những câu đơn giản mà lại thiếu đi tầm quan trọng. Vì nếu bạn trả lời những câu hỏi này một cách sơ sài, thiếu thông tin hay không rõ ràng, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ nghi ngờ về những gì bạn khai. Hãy trả lời một cách trung thực, đầy đủ thông tin và tự tin trước những câu hỏi như thế này.

Một số câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ mà bạn có thể sẽ gặp liên quan đến dạng này là:

1.    Bạn sang Mỹ để làm gì? (Câu hỏi bắt buộc mà hầu như ai cũng sẽ được hỏi)

2.    Bạn có người thân ở Mỹ không? (Câu hỏi để kiểm tra xem bạn ngoài nơi công tác còn có thể đến nơi nào khác ở Mỹ nữa không)

3.    Bạn có gia đình chưa? (Câu hỏi về cá nhân bạn. Nếu bạn đã có gia đình đây sẽ là lợi thế cho việc xin Visa của bạn)

4.    Bạn đã đặt vé khứ hồi chưa? (Câu hỏi để kiểm tra xem bạn đã chuẩn bị lịch trình đi / về của chuyến đi hay chưa)

5.    Ai sẽ coi sóc tài sản/công việc/ nhà cửa/ gia đình của bạn trong lúc bạn đi Mỹ? (Câu hỏi để kiểm tra xem bạn đã sắp xếp kỹ càng về chuyến đi Mỹ của mình hay chưa)

6.    Đây có phải là lần đầu tiên bạn xin Visa Mỹ không? (Câu hỏi để kiểm tra thông tin cá nhân thông thường, bạn chỉ cần trả lời thành thật là “Có” hoặc “Không”)

•    Những câu hỏi về công việc tại Việt Nam

Những câu hỏi liên quan đến phần này thường khá quan trọng vì nó sẽ giúp Viên chức Lãnh Sự có cái nhìn tổng quát và chính xác về công việc hiện tại của đương đơn, từ đó đánh giá xem công việc này có thực sự ổn định và có khả năng để đươc xem xét đi công tác / đi học ở nước ngoài hay không. Vì tính chất công việc của Lãnh Sự Quán là luôn xem xét và kiểm tra tất cả các yếu tố để đánh giá một người ngoại quốc nhập cảnh vào Mỹ có ý đồ trốn lại hay không, nên họ sẽ phải tìm hiểu kỹ tất cả các mặt của một đương đơn trước khi đưa ra quyết định cụ thể. Trong trường hợp này, người xin Phỏng vấn Visa Mỹ có ý định vào Mỹ để phục vụ cho mục đích công việc, nên Lãnh Sự Quán sẽ chú ý hơn về những yếu tố công việc của người này. 

Đối với những câu hỏi về công việc, bạn cần lưu ý ngoài việc trả lời một cách trung thực, còn phải đưa ra những câu trả lời chính xác và cặn kẽ. Bởi Viên chức Lãnh Sự muốn tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin đó, nên nếu câu trả lời của bạn không chứa đựng đủ thông tin hay chỉ nói vắn tắt, phần phỏng vấn của bạn cũng không được đánh giá cao. 

Đây là một số Câu hỏi Phỏng vấn Visa Mỹ về công việc thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

7.    Bạn làm gì ở Việt Nam? (câu hỏi về nghề nghiệp hiện tại của bạn)

8.    Nghề nghiệp cụ thể của bạn là gì? (khi gặp câu hỏi này, bạn nên trình bày chi tiết về vị trí, bộ phận mà bạn đang làm cho viên chức lãnh Sự)

9.    Mô tả sơ lược về công việc của bạn ở Việt Nam? (bạn phải trình bày sơ lược về quá trình làm việc của bạn. Đây là câu hỏi tuy đơn giản nhưng có tính chất quan trọng để kiểm tra xem bạn có thực sự đang làm việc trong lĩnh vực mà bạn đã khai hay không)

10.    Địa chỉ công ty của bạn ở Việt Nam là ở đâu? (câu hỏi kiểm tra thông tin thông thường, bạn chỉ cần trả lời đầy đủ và chính xác địa chỉ công ty, gồm số, tên đường, phường / xã, quận / huyện, tỉnh / thành phố)

11.    Bạn đã làm việc tại công ty hiện tại bao lâu rồi? 12.    Bạn có từng làm cho một công ty nào khác trước đây chưa? 13.    Bạn đã làm việc trong ngành nghề hiện tại được bao lâu?

14.    Chức vụ của bạn trong công ty là gì? (4 câu hỏi này chỉ mang tính chất kiểm tra thông tin của đương đơn, bạn chỉ cần trả lời chi tiết và đúng sự thật)

15.    Bạn đã từng đi làm/công tác ở nước ngoài bao giờ chưa? (câu hỏi để kiểm tra lịch sử công tác nước ngoài, bạn chỉ cần trả lời đơn giản và thành thật)

16.    Bạn có thể kể tên một vài đồng nghiệp của bạn không? (Lãnh Sự Quán sẽ có nhiều cách khác nhau để dò hỏi và xác thực về công việc của bạn, mà đây là một trong những câu hỏi như vậy. Trừ khi bạn đang khai không đúng sự thật về công việc, bạn chỉ cần trả lời đúng với ý câu hỏi là được)

•    Những câu hỏi về thu nhập, tài sản

Yếu tố thu nhập, tài sản luôn được Lãnh Sự Quán quan tâm đối với bất kỳ đương đơn nào muốn xin Visa Mỹ. Vì dù cho bạn muốn nhập cảnh vào Mỹ để làm gì, bạn cũng cần phải có môt tài chính đảm bảo để chi trả cho chuyến đi, cùng với một số những tài sản có giá trị để chắc chắn rằng sau khi chuyến đi Mỹ kết thúc, bạn sẽ quay trở về quê nhà.

Trong phần trả lời cho những câu này, bạn cần lưu ý những câu trả lời về mức lương, thu nhập cần phải chính xác với những gì bạn đã khai trong Form DS-160, đồng thời các khoản thu này cũng phải có giấy tờ để minh chứng. Vì trong một số trường hợp, Viên chức Lãnh Sự sẽ yêu cầu bạn phải trình ra những giấy tờ, hóa đơn về thu nhập để họ xem xét. Nên nếu bạn có những nguồn thu bên ngoài mà không đóng thuế, bạn không nên liệt kê ra mà chỉ nên trình bày khoản thu nhập mà bạn có thể chứng minh được thông qua giấy tờ, hóa đơn.

Đây là một số câu hỏi thường gặp:

17.    Thu nhập của bạn hàng tháng / hàng năm là bao nhiêu? (Bạn cần lưu ý đưa ra con số chính xác, không nên đưa ra con số ước lượng)

18.    Bạn có sở hữu thẻ tín dụng không? (câu hỏi để kiểm tra rằng bạn có khả năng chi tiêu trong thời gian ở Mỹ thông qua ngân hàng. Bạn cần làm thẻ tín dụng trước khi xin Visa Mỹ để có thể chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề này. Một câu trả lời “có” có thể sẽ ghi điểm cho bạn)

19.    Bạn có đóng thuế đều đặn không? (đây cũng là câu hỏi “ghi điểm”, vì bạn sẽ có thêm lợi thế trong khi phỏng vấn nếu trả lời là “có”. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đóng thuế thì nên trả lời thành thật và đưa ra lý do hợp lý với Viên chức Lãnh Sự.)

20.    Bạn có đứng tên ngôi nhà / tài sản nào tại Việt Nam không? (câu hỏi kiểm tra khả năng tài chính của bạn, chỉ cần trả lời thành thật những tài sản có giá trị mà bạn đang sở hữu)

21.    Bạn có đang sở hữu bất động sản hay cơ sở kinh doanh ở nước ngoài không? (đây cũng là một câu hỏi kiểm tra khả năng tài chính)

22.    Mức lương của bạn hiện tại là trước hay sau thuế? (câu hỏi để kiểm tra thông tin và là cách để họ xem bạn có đang khai không đúng sự thật về mức lương của bản thân không)

•    Những câu hỏi về trình độ học vấn

Vì tính chất chuyến đi Mỹ của bạn là liên quan đến công việc, nên những thông tin về trình độ học vấn, học vị của bạn cũng sẽ thường được các Viên chức Lãnh Sự quan tâm. Vì việc bạn được công ty cử đi tham dự một khóa đào tào hay một hội thảo nào đó ở Mỹ sẽ chứng tỏ rằng bạn phải có một trình độ, một sự hiểu biết nhất định để có thể hiểu và tiếp thu được nội dung của buổi hội thảo, khóa học. Bạn chỉ cần trả lời một cách tự tin và thành thật với những câu hỏi này, bởi Viên chức lãnh Sự chỉ đang đơn thuần muốn tìm hiểu về học vấn của bạn chứ không hề có ý định nào khác. Viên chức lãnh Sự sẽ thường đặt ra những câu hỏi như sau:

23.    Học vị cao nhất mà bạn đã từng đạt được là gì? (bạn chỉ cần trả lời về bậc học cao nhất của bạn, cùng chuyên ngành của bạn. Ví dụ như: “Tôi tốt nghiệp cử nhân ngành kỹ sư xây dựng.”)

24.    Bạn có thể mô tả quá trình học vấn của bạn được không? (với câu hỏi này, bạn cần kể rõ mình đã từng học ở đâu một cách chính xác và ngắn gọn nhất. Càng những bậc học cao hơn, bạn càng phải trình bày chi tiết)

25.    Bạn tốt nghiệp đại học ngành gì? (Câu hỏi này chỉ để kiểm tra về chuyên ngành bạn học trước đây. Bạn chỉ cần trả lời thành thật và ngắn gọn)

26.    Bạn tốt nghiệp cử nhân ngành thương mại, vậy tại sao bạn lại công tác trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn? / Vì sao công việc của bạn hiện tại khác với ngành học của bạn trước đây? (tuy câu hỏi này có phần đặc biệt, nhưng thực chất Viên chức Lãnh Sự chỉ đang thắc mắc về việc bạn làm trái ngành. Bạn chỉ cần giải thích một cách chân thực để họ hiểu là được.)

•    Những câu hỏi về chuyến công tác

Nếu bạn xin Visa Mỹ với mục đích công tác, thì đây được xem như phần quan trọng nhất mà Viên chức Lãnh Sự sẽ tập trung để phỏng vấn bạn. Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra để Lãnh Sự Quán kiểm tra xem bạn có thực sự nắm rõ toàn bộ những gì liên quan xoay quanh chuyến công tác hay khóa học này không. Vì đây là một chuyến công tác chứ không phải là chuyến du lịch thông thường, nên những thông tin về lịch trình, dự định, nội dung,… đều sẽ được quan tâm và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu rõ. 

Cách tốt nhất để bạn có thể trả lời những câu hỏi trong phần này tốt nhất chính là nắm rõ những thông tin về những gì mình sẽ đến, sẽ làm, sẽ trải qua trong suốt quá trình tham dự hội thảo / khóa đào tạo tại Mỹ. Vì tùy theo từng tính chất công việc, Viên chức Lãnh Sự sẽ lựa chọn ra những câu hỏi khác nhau để phỏng vấn bạn. Ngoài ra, việc chi trả những khoản phí trong thời gian bạn công tác cũng là điều mà Lãnh Sự Quán Mỹ quan tâm. Họ sẽ ưu tiên hơn với những chuyến công tác hay khóa học do công ty của đương đơn chịu toàn bộ chi phí, vì điều này sẽ thể hiện tính chất quan trọng của chuyến công tác, cũng như đảm bảo rằng mục đích sang Mỹ đi công tác mà đương đơn đã khai để xin Visa Mỹ là đúng sự thật.

Những câu hỏi mà Viên chức Lãnh Sự thường đặt ra cho các đương đơn về chuyến công tác bao gồm:

27.    Địa chỉ nơi công tác của bạn ở Mỹ? (Bạn cần trả lởi chi tiết về công ty hay hội trường nơi bạn sẽ tham dự buổi họi nghị, chuyến công tác, bao gồm cả số nhà, tên đường, khu vực, tỉnh, thành phố, bang,…)

28.    Bạn có thể cho tôi xem lịch trình công tác của bạn ở Mỹ không? (Bạn cần chuẩn bị chi tiết lịch trình những ngày mà bạn đi Mỹ để công tác. Một số Viên chức Lãnh Sự sẽ yêu cầu bạn kể về lịch trình thay vì xem trên giấy, lúc này bạn không cần phải kể chi tiết như bản lịch trình soạn sẵn, nhưng bạn cần nắm những sự kiện chính của buổi hội thảo hay việc làm chính trong chuyến công tác để có thể trình bày cho Lãnh Sự Quán.)

29.    Bạn có dự định sẽ ghé thăm bạn bè/người thân của bạn khi ở Mỹ không? (Câu hỏi này chỉ mang tính chất kiểm tra thông tin thông thường, nhưng bạn nên trả lời là “Không” vì nếu bạn có dự định sẽ thăm người thân, bạn bè của mình ở Mỹ trong quá trình công tác hay sau khi hoàn thành công việc, bạn nên nói rõ điều này ngay khi Viên chức Lãnh Sự hỏi câu đầu tiên “Bạn đi Mỹ để làm gì?.”)

30.    Bao nhiêu người trong công ty của bạn sẽ đi Mỹ công tác cùng với bạn? (Đây cũng là một câu hỏi để xác nhận thông tin, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn những gì bạn nắm rõ về những đồng nghiệp sẽ cùng đi với bạn, hoặc nếu bạn là người duy nhất được cử đi, hãy trình bày rõ với Lãnh Sự Quán.) 

31.    Ngoài mục đích công tác, bạn còn có dự định tham gia khóa học nào ở đây không? (Thông thường, nếu bạn có dự định thực hiện việc gì hay học thêm một lớp nào đó ngoài những lịch trình công tác chung tại Mỹ, hãy trình bày rõ ràng điểm này trong lịch trình, hay tốt hơn là ngay khi được hỏi “Bạn đi Mỹ để làm gì?”. Việc bạn kể thêm về một hoạt động mà trong lịch trình chưa đề cập sẽ khiến Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ việc đi Mỹ của bạn.)

32.    Bạn có thể nói chi tiết về cuộc họp sắp tới mà bạn sẽ tham dự ở Mỹ không? (Bạn cần kể ra những mục tiêu, vấn đề chính mà buổi hội nghị bạn tham dự ở Mỹ sẽ đề cập đến, bởi Lãnh Sự Quán đang muốn kiểm tra thử bạn đang nắm rõ về mục đích chuyến đi của mình như thế nào)

33.    Tôi có thể xem thư mời họp của bạn không? (Bạn cần chuẩn bị sẵn thư mời họp của đối tác hay công ty tại Mỹ trong hồ sơ bồ sung, để có thể đưa ra cho Lãnh Sự Quán kiểm tra.)

34.    Đối tác của bạn ở Mỹ tên gì? (Bạn chỉ cần đơn giản trình bày tên công ty ra cho Viên chức Lãnh Sự. Đôi khi, bạn sẽ tạo được thiện cảm hơn nếu Viên chức Lãnh Sự biết về công ty của bạn.)

35.    Công ty mà bạn sẽ đến ở Mỹ có mối quan hệ gì với công ty của bạn ở Việt Nam? (Đây là điều mà bạn cần phải hỏi trước với cấp trên nắm rõ trước khi Phỏng vấn Visa Mỹ, vì Lãnh Sự Quán có thể hỏi về bất kỳ điều gì liên quan đến việc công tác của bạn, trong đó mối quan hệ giữa hai công ty cũng là vấn đề có thể sẽ được đề cập.)

36.    Đối tác của bạn đang làm trong lĩnh vực nào? (Cũng tương tự với câu trên, bạn cần phải nắm rõ điều này trước khi vào phỏng vấn.)

37.    Ai sẽ chi trả các khoản phí cho chuyến công tác của bạn? (Lãnh Sự Quán sẽ ưu tiên hơn cho những trường hợp đương đơn được công ty thanh toán toàn bộ chi phí cho chuyến công tác sang Mỹ, nhưng nếu bạn phải tự chi trả thì cũng không sao cả, hãy trả lời một cách trung thực. Nếu tự trả phí để tham gia hội thảo, bạn nên giải thích lý do cho Viên chức Lãnh Sự biết vì sao bạn phải làm như vậy.)

38.    Bạn sẽ có được lợi ích gì sau khi hoàn thành khóa học / tham dự buổi hội thảo này ở Mỹ? (Câu hỏi này tuy đơn giản nhưng lại mang tính chất quan trọng, vì việc bạn sẽ học hỏi hay thu lại được lợi ích gì sau chuyến đi sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho mục đích chuyến đi của bạn. Khi bạn được cử đi hoặc quyết định tahm dự một buổi hội nghị xa xôi tận nửa vòng Trái Đất, nhưng lại không hề có mục tiêu nào rõ ràng có thể sẽ làm Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ về tính xác thực chuyến đi của bạn.)

•    Những câu hỏi đặc biệt để kiểm tra đương đơn

Trong vòng phỏng vấn Visa Công tác Mỹ, ngoài những câu hỏi thông thường, đôi khi Viên chức Lãnh Sự cũng sẽ đặt ra những câu hỏi có phần “khó nhằn” nhằm kiểm tra những yếu tố hoặc phản ứng của đương đơn. Tùy vào mỗi người mà Lãnh Sự Quán sẽ đặt ra những câu hỏi khác nhau và cách trả lời cho từng câu hỏi là khác nhau. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp:

39.    Bạn sẽ làm gì nếu được ai đó đề nghị ở lại làm việc tại Mỹ?

Câu hỏi này thường được Viên chức Lãnh Sự sử dụng để kiểm tra xem đương đơn có ý định muốn lưu trú tại Mỹ sau khi hoàn thành xong công việc hay không. Điểm đặc biệt của câu hỏi là việc họ đưa ra cho bạn một cơ hội – tức là việc bạn được một ai đó đề nghị ở lại Mỹ làm việc là hoàn toàn có thể xảy ra và cũng không có gì là không chính đáng, trừ việc điều này sẽ không đúng với tính chất loại Visa Mỹ mà bạn xin (Visa công tác ngắn ngày, sau khi hoàn thành công việc sẽ ngay lập tức trở về Việt Nam). Nên trong câu hỏi này, việc bạn đưa ra một câu trả lời phủ định hoàn toàn, theo dạng “Tôi chắc chắn sẽ không ở lại Mỹ sau khi lịch trình kết thúc.” Sẽ khộng khiến cho Viên chức Lãnh Sự tin tưởng. Bạn cần trả lời một cách khéo léo, khẳng định rằng việc được mời làm việc tại Mỹ có thể là mọt cơ hội tốt, nhưng nhấn mạnh vào những gì bạn đang có ở Việt Nam, để khiến cho người phỏng vấn tin rằng chắc chắn sau chuyến đi, bạn sẽ trở về.

40.    Tôi có thể có danh thiếp của bạn không? Đây là một câu hỏi khá thông thường nhưng lại khiến cho nhiều đương đơn gặp phải bất ngờ hay bối rối vì không có sự chuẩn bị trước. Khi bạn là một nhân viên cao cấp hoặc lãnh đạo của một công ty, bạn cần phải mang theo danh thiếp bên mình, hoặc ít nhất là chuẩn bị sẵn một bản để có thể đưa cho Nhân viên Lãnh Sự xem khi được yêu cầu. Đôi khi, Lãnh Sự Quán không yêu cầu bạn phải đưa ra bất kỳ hồ sơ bồ sung nào, mà chỉ muốn xem danh thiếp của bạn, vì trong đó có chứa đầy đủ các thông tin về công việc của bạn, từ tên và địa chỉ công ty, chức vụ, số điện thoại, hộp mail cũng như các thông tin cần thiết khác.   41.    Vì sao công ty lại chọn bạn để tham gia chuyến công tác này thay vì những người khác? Câu hỏi này tuy có phần đặc biệt, nhưng việc trả lời lại khá đơn giản. Vì khi bạn được cử đi để tham dự hội thảo / khóa học, bạn đã phải nắm rõ những thế mạnh của mình để có thể có được suất tham dự ấy. Nên khi gặp phải câu này, bạn chỉ cần trình bày một cách súc tích những thế mạnh khiến bản thân phù hợp với chuyến đi, để Viên chức Lãnh Sự tin tưởng ở bạn. 42.    Tầm quan trọng của bạn trong buổi hội thảo này là thế nào? Bạn có nhất thiết phải đến buổi hội thảo này không? Cũng tương tự như câu hỏi ở trên, nhưng lần này, điều bạn cần chứng minh với Viên chức Lãnh Sự là những lợi ích mà bạn và công ty bạn sẽ có được sau khi tham dự buổi hội thảo / cuộc họp và tầm quan trọng mà sự kiện này đối với bạn. Hoặc nếu có thể, bạn hãy thể hiện rằng mình có một vai trò gì đó hoặc là một đại diện mang tính quan trọng trong sự kiện này. Hãy trả lời một cách súc tích để gây ấn tượng với người phỏng vấn.  43.    Bạn từng đến những quốc gia trước đây để làm gì?

Lịch sử du lịch là một yếu tố luôn được các Viên chức lãnh Sự quan tâm khi Phỏng vấn Visa Mỹ. Nên dù cho việc bạn xin Visa Mỹ là để đi công tác, bạn vẫn có thể được hỏi về những quốc gia mà mình từng ghé đến trước đây. Bạn cần liệt kê những quốc gia mình đã từng ghé thăm cùng với mục đích của từng chuyến đi, là du lịch, du học hay công việc. Bằng cách này, họ còn có thể tìm hiểu thêm rằng bạn có phải là người hay đi công tác ở nước ngoài hay không – vốn sẽ có thể là một điểm cộng trong hồ sơ xin Visa Mỹ của bạn mà trong tờ khai hay hộ chiếu không thể thể hiện ra được.

44.    Khi nào thì bạn sẽ kết thúc hợp đồng lao động với công ty của bạn? Đây là một trong những câu hỏi đặc biệt mà đôi khi Lãnh Sự Quán sẽ đặt ra, với mục đích kiểm tra mức độ gắn bó của bạn với công ty. Đặc biệt là khi công ty đang có ý định cử bạn đi công tác hay dự hội thảo ở nước ngoài, điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn phải có mọt sự gắn bó đặc biệt với công ty ấy, hoặc là một nhân viên sẽ có khả năng đồng hành lâu dài với cơ quan mà bạn đang công tác. Nên nếu bạn là một nhân viên ngắn hạn, chỉ có hợp đồng lao động 6 tháng nhưng lại được cử đi công tác thì điều này sẽ có vẻ không hợp lý.  45.    Bạn dự định sẽ làm gì sắp tới? Câu hỏi này được Viên chức Lãnh Sự đề ra với mục đích tìm hiểu những dự định sau chuyến đi công tác của bạn, vì họ cho rằng việc bạn đã lên kế hoạch sau khi đi Mỹ trở về sẽ là minh chứng rằng bạn sẽ quay trở về Việt Nam. Bạn cần chuẩn bị sẵn một kế hoạch sơ lược về những dự định trong tương lai, rằng bạn sẽ đi Mỹ về rồi sau đó tiếp tục làm gì, để gặt hái được điều gì,… Viên chức Lãnh Sự sẽ ấn tượng và có thêm niềm tin vào chuyện quay trở về của bạn khi được nghe một kế hoạch hợp lý. 46.    Bạn có đang dự định đổi công việc không? Đối với câu hỏi này, bạn tuyệt đối phải trả lời là “Không”. Vì lý do mà Lãnh Sự Quán đặt ra câu hỏi này là để kiếm tra sự gắn bó của bạn với công ty. Việc bạn đi học hay dự hội thảo để cải thiện CV bản thân, tìm kiếm một cơ hội việc làm mới có thể khiến Lãnh Sự Quán nghi ngờ và không tin ở bạn. Vì nếu bạn đã có ý định ra đi khỏi công ty cũ, biết đâu bạn sẽ tìm kiếm cơ hội mới tại Mỹ. Chính vì vậy, bạn phải tìm ra những lý lẽ thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn sẽ còn muốn gắn bó tiếp tục với công ty hiện tại, ít nhất là trong một thời gian nữa.  47.    Ngoài tiền lương ra, bạn còn khoản thu nhập bên ngoài nào khác không? Trong trường hợp gặp phải dạng câu hỏi này, nếu bạn còn một khoản thu nhập đáng kể nào ở bên ngoài mà có thể dùng cách nào đó minh chứng được, bạn có thể trả lời cho Viên chức Lãnh Sự biết. Nhưng bạn nên liệt kê toàn bộ các khoản thu nhập có thể chứng minh được của bạn ra ngay từ lúc khai tờ khai, vì những thu nhập không được chứng minh hoặc việc khai các thông tin tài chính không khớp nhau có thể khiến Lãnh Sự Quán nghi ngờ bạn. Nên điều quan trọng trong việc trả lời, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài chính phải là sự trùng khớp giữa các thông tin. 48.    Tôi có thể đến thăm / liên hệ với công ty của bạn được không? Lãnh Sự Quán Mỹ hoàn toàn có thể liên hệ với công ty của bạn để xác thực các thông tin cần thiết. Nên câu hỏi này chủ yếu là mang tính chất kiểm tra và gậy bối rối với những người có vấn đề về lời khai trong công việc. Nếu bạn thực sự đang công tác tại công ty, bạn chỉ cần đồng ý và chào đón họ đến nơi bạn làm việc. 49.    Bạn có chắc không? Sau những câu trả lời của bạn, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ hỏi câu này để kiểm tra kỹ xem bạn có đang trả lời đúng sự thật không, sau đó dựa vào thái độ và câu trả lời tiếp theo của bạn mà đánh giá. Câu hỏi này sẽ rất có tác dụng, đặc biệt là với những đương đơn có câu trả lời không đúng sự thật, họ sẽ có phản ứng giật mình, ấp úng, thiếu tự nhiên. Chính vì vậy, lưu ý đầu tiên là bạn cần phải luôn trả lời dựa trên sự thật. Và nếu gặp phải câu hỏi này từ phía người phỏng vấn, bạn nên khẳng định lại rằng mình chắc chắn và lặp lại ý mà mình vừa trả lời lúc nãy. Nếu cần thiết, bạn có thể giải thích sâu hơn một chút về ý mà mình đã trình bày. Thái độ của bạn lúc này cũng là rất quan trọng vì Viên chức Lãnh Sư có thể sẽ chú ý vào điều đó. Bạn nên giữ một phong thái thật bình tĩnh, tự tin trước những gì mình trình bày.  50.    Bạn có đang mắc bệnh gì không? Tuy không thật sự liên quan đến vấn đề công việc, nhưng vấn đề sức khỏe của bạn cũng sẽ là yếu tố để Lãnh Sự Quán quyết định bạn có được nhập cảnh vào Mỹ hay không. Vì nếu sức khỏe của bạn không tốt, bạn sẽ cói nhiều khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe, mắc bệnh và thậm chí là nhập viện trong thời gian ở Mỹ. Đây là điều không ai mong muốn và Lãnh Sự Quán Mỹ cũng vậy. Nên bạn cần phải chuẩn bị một sức khỏe tốt, để đảm bảo mình sẽ không mắc phải bệnh gì trước chuyến hành trình đến Mỹ.

Trên đây là 50 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Visa công tác Mỹ, cũng như những phân tích và cách trả lời tham khảo mà VYC Travel muốn chia sẻ cho bạn, giúp bạn có thể hiểu rõ và chuẩn bị thật tốt trước khi làm hồ sơ xin Visa Công tác Mỹ. VYC Travel chúc các bạn xin Visa thành công.

Page 3

Việt Nam đã bắt đầu tiền hành chuyển đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với người dân trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại thẻ này cũng như những lợi ích của nó. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ trình bày cho bạn về thẻ căn cước công dân là gì, hướng dẫn các bước thủ tục làm thẻ căn cước công dân cũng như lợi ích của thẻ căn cước công dân.Việt Nam đã bắt đầu tiền hành chuyển đổi và sử dụng thẻ căn cước công dân với người dân trong nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại thẻ này cũng như những lợi ích của nó. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ trình bày cho bạn về thẻ căn cước công dân là gì, hướng dẫn các bước thủ tục làm thẻ căn cước công dân cũng như lợi ích của thẻ căn cước công dân. THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN LÀ GÌ? Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nói theo cách khác, Thẻ căn cước công dân là một dạng Chứng minh nhân dân thế hệ mới, trong đó thể hiện các thông tin cá nhân của tất cả các công dân Việt Nam và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Từ ngày 01/01/2016, Chứng minh nhân dân loại cũ sẽ được thay thế bằng Thẻ Căn cước công dân. Chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực theo quy định, nhưng sau một thời hạn nhất định sẽ phải đổi hoàn toàn sang Thẻ Căn cước công dân. Theo luật Căn cước công dân, các công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Theo quy định, mặt trước của thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: ảnh, số thẻ căn cước công dân, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn. Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ, dấu của cơ quan cấp thẻ. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Công dân sẽ được miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. LỢI ÍCH CỦA THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Thẻ Căn cước công dân hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các công dân khi sử dụng, nổi bật trong đó là: + Thẻ căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, sổ bảo hiểm xã hội,… + Trong tương lai, Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. + Công dân sẽ được miễn phí cấp Thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân. + Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử, giúp người dân loại bỏ khá nhiều loại giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THỦ TỤC LÀM THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Theo Luật, công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục căn cước nhanh, chính xác theo quy định. 1. Về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân a) Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân; b) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; Trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu; Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu. c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định. Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt; Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân; e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định. 2. Trình tự thực hiện cấp thẻ căn cước công dân Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh hoặc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các quận, huyện, thị xã nơi công dân đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin công dân kê khai với thông tin của công dân trong Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành nhận dạng, thu nhận thông tin, vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, thu lệ phí theo quy định, viết giấy hẹn trả Căn cước công dân cho công dân. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại. Trường hợp không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3: Trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Theo luật của nước này, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Thành phần hồ sơ a) Sổ hộ khẩu; b) Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01). + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước: + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an; + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Tại cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; + Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. 3. Lệ phí làm thẻ Căn cước công dân Nếu làm lần đầu (14 tuổi): Miễn phí. Đổi Căn ước ông dân vào năm 25, 40, 60 tuổi: Miễn phí. Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang Căn cước công dân: 30 nghìn đồng. Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị hư hỏng, sai sót thông tin cần đổi: 50 nghìn đồng (Nếu sai sót thông tin do cán bộ thì miễn phí). Đã được cấp Căn cước công dân nhưng bị mất, cấp lại: 70 nghìn đồng. Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định,… 4. Thời gian cấp thẻ căn cước công dân Theo Luật Căn cước công dân năm 2014 tại Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây: + Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; + Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp; + Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

Chi tiết

Video liên quan

Chủ đề