Cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất

Trong quá trình mang thai điều cấm kỵ đầu tiên là không được dùng thuốc vì vậy khi mùa hè đến mang theo bao nhiêu là dịch bệnh lây lan như dịch tả, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ… các mẹ bầu phải rất cẩn thận phòng tránh.

Thực tình mình muốn chia sẻ, nhắn nhủ tới các mẹ bầu từ lâu rồi nhưng còn mải chữa trị đôi mắt nếu không thì khó chịu lắm. Cái cảm giác khó chịu, nhói mắt, đau ở hốc mắt thường xuyên kéo dài khiến mình mệt mỏi cộng với thời tiết chuyển mùa trong mấy ngày đầu hè và sự quấy rầy của em bé trong bụng làm mình cảm thấy kiệt sức quá. Mà cũng lạ thật chẳng hiểu sao bệnh đau mắt lan nhanh đến vậy. Ở công ty mình khắp các phòng ban mọi người cứ tự truyền bệnh cho nhau. Mặc dù giám đốc đã cho một số người bị đau mắt đỏ nghỉ ở nhà để cách ly nhưng cứ người này khỏi thì người khác lại bị. Lúc đó mình đang mang thai được 8 tuần nên sợ và phòng thủ kỹ lắm, trong túi lúc nào cũng có một lọ nước muối sinh lí và tự trang bị cho mình một cặp kính trông rất trí thức nhé. Ấy vậy mà mình vẫn bị lây mới lạ chứ.

Vẫn biết bà bầu luôn là đối tượng nhạy cảm nên dễ bị lây nhiễm bệnh. Nhưng giữa một môi trường tập thể luôn phải giao tiếp cả với những người bị đau mắt đỏ thì thử hỏi tránh sao được kia chứ. Bác sĩ có nói nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ là do lây truyền qua đường hô hấp, đồ dùng cá nhân như khăn mặt, nguồn nước hay do virus adeno gây nên bởi hệ thống miễn dịch của bà bầu yếu, thường mệt mỏi tạo điều kiện cho virus dễ tấn công. Nếu không chữa trị kịp thời thì đau mắt đỏ có thể gây biến chứng như viêm giác mạc, để lại sẹo giác mạc, giảm thị lực…


Xông lá trầu không trị đau mắt đỏ an toàn cho mẹ bầu. (ảnh minh họa)

Câu nói “thứ nhất đau mắt thứ nhì nhức răng” của các cụ quả là đúng thật. Bực nhất là lúc thức giấc đôi mắt không tài nào mở ra ngay được bởi gỉ mắt dính chặt mí trên mí dưới làm mình thấy khó chịu không tưởng. Lúc đó mình chẳng dám uống thuốc mà chỉ cầu cứu vào lọ nhỏ mắt và nước muối loãng mỗi khi rửa mắt thôi. Thế mà 3-4 ngày trôi qua mắt chẳng thấy đỡ gì cả, cứ toét nhoèn cả ra nên mình lo lắng lắm. Không chữa khỏi thì hậu quả khó lường nhưng nếu uống thuốc thì càng không được vì sợ con mình có biến chứng. Thế nhưng đang lúc suy sụp tinh thần thì mình gặp được một vị cứu tinh, chị đã hướng dẫn rất tỷ mỉ cách chữa đau mắt đỏ rất an toàn mà không dùng thuốc.

Hôm đó vào ngày đi khám thai định kỳ ở phụ sản, mình đã rất mặc cảm khi phải đeo cặp kính râm vào khám. Mấy người mang bầu ngồi cạnh cứ dần dần đứng dậy đi ra khỏi ghế không dám ngồi cạnh mình. Lúc đó mình cảm thấy mình như một người bị mắc bệnh truyền nhiễm khiến ai cũng phải sợ, phải né tránh. Riêng có một chị khoảng 35-36 tuổi vẫn ngồi thản nhiên bên cạnh. Chị còn quay sang bắt chuyện hỏi mình bị đau mắt đỏ phải không? Mình cũng ậm ừ cho qua vì vẫn còn thấy ngại. Chị bảo sao không lấy lá trầu không để xông hơi đôi mắt. Như vậy mắt sẽ đỡ đau và khỏi hẳn đó. Mình ngạc nhiên vô cùng vì từ trước tới giờ nếu bị đau mắt đỏ thì mọi người thường phải uống bao nhiêu là loại thuốc. Đang mang thai ở giai đoạn đầu mình không dám uống vì thấy nhiều người khuyên không nên dùng thuốc mà.

Chị ấy còn nói con trai lớn nhà chị thường bị đau mắt đỏ nên chị hay lấy lá trầu không xông mắt cho con thêm vào đó dùng thuốc nhỏ mắt rửa mắt hàng ngày. Cách làm cũng rất dễ mà nhanh khỏi “chỉ cần 5 lá trầu không vò nát cho vào ca đổ ngập nước sôi thêm một chút muối trắng hạt to rồi cho nên xông hơi hai con mắt đau. Mỗi lần xông khoảng 5-10 phút vào sáng sớm và tối”.

Theo chị thì lá trầu không có tác dụng chống viêm, nước pha với lá trầu không được làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc. Thành phần quan trọng của lá trầu không là đường và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu chủ yếu là anethol, eugenol, carvacrol, estragol, methylpiperbetol… Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn nên có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào.

Tối đó mình đã thử nghiệm xông đôi mắt bằng lá trầu không theo hướng dẫn của chị. Mình cẩn thận rửa sạch lá trầu không rồi cho vào giã nát vắt lấy nước. Khi xông một cảm giác dễ chịu từ làn hơi sương của nước trầu không bay lên lan tỏa vào đôi mắt, đôi mắt như dịu hẳn xuống. Ba ngày liên tiếp áp dụng bài thuốc dân gian của chị mình thấy các khuẩn mủ xanh ở đầu mắt biến mất luôn. Sáng thức dậy không còn thấy rỉ mắt dính chặt hai mí mắt nữa. Vết đỏ trong mắt cũng "không cánh mà bay".

Thế là mấy hôm sau khi đi làm trở lại mình háo hứng kể cho mọi người nghe chuyện về lá trầu không thần dược chữa đau mắt đỏ. Ai cũng ngạc nhiên không tin vào điều kỳ diệu ấy. Nhưng với tài diễn thuyết của mình, mấy anh chị trong cơ quan cũng phải thán phục. Và quả thật lá trầu không không chỉ hiệu nghiệm với bản thân mình mà ngay cả những ai khi được mách bài thuốc dân gian này rồi tự điều trị đều cho được kết quả như ý muốn.

Xem thêm chủ đề Bệnh dịch

Theo Mẹ Chip (Khampha.vn)

Bà bầu bị viêm kết mạc không hiếm gặp, bệnh thường xảy ra vào thời điểm xuân hè. Vậy bị viêm kết mạc khi mang bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không và bệnh cần được xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc cũng như nắm được nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè do nhóm virus Adeno gây ra. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu bị suy yếu, nội tiết tố nữ thay đổi nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Mẹ bầu bị viêm kết mạc nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.

Do đó, bị viêm kết mạc, mẹ bầu đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên dùng bằng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt hàng ngày nhằm đẩy bớt virus ra khỏi mắt và làm êm dịu mắt.

Bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè do nhóm virus Adeno gây ra

2. Triệu chứng khi bà bầu bị viêm kết mạc

Tùy vào các tác nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau:

2.1 Bà bầu bị viêm kết mạc do virus gây ra

Viêm kết mạc do virus gây ra rất nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch bệnh, bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai mắt với các biểu hiện như:

– Kết mạc của mắt bị đỏ.

– Mắt bị ngứa, chảy nước mắt, cộm mắt.

– Mi bị phù, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt.

– Người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, nổi hạch…

– Những biến chứng nguy hiểm của viêm kết mạc có thể kể đến như: cảm giác bị chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc…

2.2 Bà bầu bị viêm kết mạc do vi khuẩn

– Người bệnh có các biểu hiện như: gỉ mắt màu xanh hay vàng dính ở 2 mí mắt khi thức dậy.

– Mắt ngứa và chảy nước mắt.

– Kết mạc mắt đỏ.

– Ở những trường hợp nặng có thể gây ra viêm loét giác mạc nặng, giảm thị lực không phục hồi.

2.3 Viêm kết mạc nguyên nhân do dị ứng

Với những trường hợp này, bệnh có thể xuất hiện theo mùa và hay tái phát, bao gồm các biểu hiện:

– Mắt ngứa nhiều và chảy nước mắt.

– Bệnh thường kèm theo viêm mũi dị ứng.

Bà bầu bị viêm kết mạc do virus gây ra sẽ có biểu hiện ngứa mắt, cộm mắt, chảy nước mắt

3. Những nguyên nhân và cách điều trị khi mẹ bầu bị viêm kết mạc

Viêm kết mạc tuy là bệnh cấp tính, dễ lây lan nhưng bệnh lại ít ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt, học tập của người bệnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp, bệnh kéo dài và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Dưới đây là các nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị viêm kết mạc mà bạn cần lưu ý:

– Nguyên nhân do virus: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, trong đó có khoảng 80% là do virus Adenovirus, bệnh thường dễ lây lan khi tiếp xúc với nước mắt mẹ bầu. Mẹ bầu bị viêm kết mạc di virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Việc điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng của bệnh như: chườm mát, rửa mắt bằng nước sạch, tránh cho mắt bị khô, ngứa bằng nước mắt nhân tạo kèm kháng sinh phòng bội nhiễm khuẩn.

– Nguyên nhân do vi khuẩn: Vi khuẩn bao gồm như tụ cầu, hemophilus, influenza… xâm nhập vào mắt. Bệnh có thể gây tổn thương mắt khi không được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể được kê kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt để điều trị bệnh và giảm các triệu chứng.

– Tác nhân dị ứng (Bụi, phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm, thuốc…): Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, bệnh xuất hiện tái đi tái lại nhiều lần có có tính chất theo mùa. Bệnh thường không lây lan và muốn điều trị dứt điểm người bệnh cần tìm ra tác nhân gây dị ứng. Sau đó tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc chống dị ứng, nước mắt nhân tạo phù hợp để giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Theo thống kê, có khoảng 80% trường hợp bị viêm kết mạc là do virus Adenovirus

4. Viêm kết mạc ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Viêm kết mạc thường không ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên nếu mẹ bầu tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Do đó, mẹ bầu khi bị viêm kết mạc không được tự ý xông lá, đắp thuốc hay áp dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có sự hướng dẫn, kiểm chứng bởi việc tự ý chữa trị có thể làm bệnh kéo dài và trầm trọng hơn.

Những lưu ý cho bà bầu để tránh bị viêm kết mạc:

– Bà bầu cần sử dụng khăn mặt và các vật dụng cá nhân riêng.

– Lưu ý không được dụi mắt, cần che miệng, mũi khi hắt hơi.

– Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là khi tiếp xúc với người bệnh.

– Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng, khi đeo cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ.

– Cần sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài đường hoặc làm việc ở môi trường khói bụi, hóa chất…

– Tăng cường bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt như: vitamin A, C, E cho mắt..

Khi mắt có các biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, mong rằng sẽ giúp các mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc về việc mẹ bầu bị viêm kết mạc có ảnh hưởng đến thai nhi không cũng như có thêm thật nhiều kiến thức để quá trình mang thai được suôn sẻ và an toàn. Khi mắt có các biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn để tìm ra nguyên nhân để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để.

Video liên quan

Chủ đề