Các giai đoạn phát triển của học thuyết trọng thương

+ Thứ nhất, họ đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. Theo họ “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giầu có tích luỹ được dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”.

Tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải, đồng nhất tiền với của cải và sự giàu có, là tài sản thực sự của một quốc gia. Quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ.

Tiền để đánh giá tính hữu ích của mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp.

+ Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương, họ cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”, “muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi.

+ Thứ ba, họ cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác (mua rẻ, bán đắt).

+ Thứ tư, Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.

Thời kỳ đầu: (còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ - “Bảng cân đối tiền tệ”)

Từ giữa thế kỷ thứ XV kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVI, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:

- Starford (người Anh)

- Xcanphuri (người Italia)

Tư tưởng trung tâm của thời kỳ này là: bảng hệ thống (cân đối) tiền tệ. Theo họ “cân đối tiền tệ” chính là ngăn chặn không cho tiền tệ ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. Để thực hiện nội dung của bảng “cân đối tiền tệ” họ chủ trương thực hiện chính sách hạn chế tối đa nhập khẩu hàng ở nước ngoài, lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hoá trong nước, giảm lợi tức cho vay để kích thích sản xuất và nhập khẩu, bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải sử dụng số tiền mà họ có mua hết hàng hoá mang về nước họ.

Giai đoạn đầu chính là giai đoạn tích luỹ tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, với khuynh hướng chung là biện pháp hành chính, tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề kinh tế.

Thời kỳ sau: (còn gọi là học thuyết về bảng cân đối thương mại)

Từ cuối thế kỷ thứ XVI kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVIII, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:

- Thomas Mun (1571 – 1641), thương nhân người Anh, giám đốc công ty Đông Ấn;

- Antonso Serra (thế kỷ XVII), nhà kinh tế học người Italia;

- Antoine Montchretien (1575 – 1621), nhà kinh tế học Pháp.

Thời kỳ này chủ nghĩa trọng thương được coi là chủ nghĩa trọng thương thực sự: Họ không coi “cân đối tiền tệ” là chính mà coi “cân đối thương nghiệp” là chính: cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hoá trong nước và các xí nghiệp công nghiệp - công trường thủ công. Đối với nhập khẩu: tán thành nhập khẩu với quy mô lớn các nguyên liệu để chế biến đem xuất khẩu. Đối với việc tích trữ tiền: cho xuất khẩu tiền để buôn bán, phải đẩy mạnh lưu thông tiền tệ vì đồng tiền có vận động mới sinh lời, do đó lên án việc tích trữ tiền.

So với thời kỳ đầu, thời kỳ sau có sự phát triển cao hơn (đã thấy được vai trò lưu thông tiền tệ và phát triển sản xuất được quan tâm đặc biệt). Trong biện pháp cũng khác hơn, không dựa vào biện pháp hành chính là chủ yếu mà dựa vào biện pháp kinh tế là chủ yếu. Tuy vậy vẫn cùng mục đích: Tích luỹ tiền tệ cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, chỉ khác về phương pháp và thủ đoạn.

Nhìn chung học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ở hai giai đoạn đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu và phải tích luỹ tiền tệ. Tuy nhiên các phương pháp tích luỹ tiền tệ là khác nhau. Vào cuối thế kỷ thứ XVII, khi nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản phát triển chủ nghĩa trọng thương đã đi vào con đường tan rã, sớm nhất là ở Anh.

Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương:

Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương là một tất yếu vì:

+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển sang cả lĩnh vực sản xuất. Ảo tưởng làm giàu, bóc lột nước nghèo thuần tuý nhờ hoạt động thương mại không thể tồn tại. Tính chất phiến diện của chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ.

+ Thực tế đòi hỏi phải phân tích, nghiên cứu sâu sắc sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: bản chất các phạm trù kinh tế (hàng hoá, giá trị, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận,…), nội dung và vai trò của các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu,…). Chủ nghĩa trọng thương không giải quyết được các vấn đề kinh tế đặt ra.

+ Các chính sách theo quan điểm trọng thương đã hạn chế tự do kinh tế, mâu thuẫn với đông đảo tầng lớp tư bản công nghiệp trong giai cấp tư sản, trong nông nghiệp, nội thương.

Với sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương, các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời thay thế trong đó nổi bật là học thuyết của chủ nghĩa trọng nông Pháp và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh.

a. Thời kỳ đầu: (còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ - "Bảng cân đối tiền tệ")

Từ giữa thế kỷ thứ XV kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVI, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:

- Starford (người Anh)

- Xcanphuri (người Italia)

Tư tưởng trung tâm của thời kỳ này là: bảng hệ thống (cân đối) tiền tệ. Theo họ "cân đối tiền tệ" chính là ngăn chặn không cho tiền tệ ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. Để thực hiện nội dung của bảng "cân đối tiền tệ" họ chủ trương thực hiện chính sách hạn chế tối đa nhập khẩu hàng ở nước ngoài, lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hoá trong nước, giảm lợi tức cho vay để kích thích sản xuất và nhập khẩu, bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải sử dụng số tiền mà họ có mua hết hàng hoá mang về nước họ.

Giai đoạn đầu chính là giai đoạn tích luỹ tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, với khuynh hướng chung là biện pháp hành chính, tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề kinh tế.

b. Thời kỳ sau: (còn gọi là học thuyết về bảng cân đối thương mại)

Từ cuối thế kỷ thứ XVI kéo dài đến giữa thế kỷ thứ XVIII, đại biểu xuất sắc của thời kỳ này là:

- Thomas Mun (1571 - 1641), thương nhân người Anh, giám đốc công ty Đông Ấn;

- Antonso Serra (thế kỷ XVII), nhà kinh tế học người Italia; - Antoine Montchretien (1575 - 1621), nhà kinh tế học Pháp.

Thời kỳ này chủ nghĩa trọng thương được coi là chủ nghĩa trọng thương thực sự: Họ không coi "cân đối tiền tệ" là chính mà coi "cân đối thương nghiệp" là chính: cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thương mại trung gian, thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ kiểm soát xuất nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu và bảo vệ hàng hoá trong nước và các xí nghiệp công nghiệp - công trường thủ công. Đối với nhập khẩu: tán thành nhập khẩu với quy mô lớn các nguyên liệu để chế biến đem xuất khẩu. Đối với việc tích trữ tiền: cho xuất khẩu tiền để buôn bán, phải đẩy mạnh lưu thông tiền tệ vì đồng tiền có vận động mới sinh lời, do đó lên án việc tích trữ tiền.

So với thời kỳ đầu, thời kỳ sau có sự phát triển cao hơn (đã thấy được vai trò lưu thông tiền tệ và phát triển sản xuất được quan tâm đặc biệt). Trong biện pháp cũng khác hơn, không dựa vào biện pháp hành chính là chủ yếu mà dựa vào biện pháp kinh tế là chủ yếu. Tuy vậy vẫn cùng mục đích: Tích luỹ tiền tệ cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, chỉ khác về phương pháp và thủ đoạn.

Nhìn chung học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương ở hai giai đoạn đều cho rằng nhiệm vụ kinh tế của mỗi nước là phải làm giàu và phải tích luỹ tiền tệ. Tuy nhiên các phương pháp tích luỹ tiền tệ là khác nhau. Vào cuối thế kỷ thứ XVII, khi nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản phát triển chủ nghĩa trọng thương đã đi vào con đường tan rã, sớm nhất là ở Anh.

c. Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương:

Sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương là một tất yếu vì:

+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất, thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển sang cả lĩnh vực sản xuất. Ảo tưởng làm giàu, bóc lột nước nghèo thuần tuý nhờ hoạt động thương mại không thể tồn tại. Tính chất phiến diện của chủ nghĩa trọng thương đã bộc lộ.

+ Thực tế đòi hỏi phải phân tích, nghiên cứu sâu sắc sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa như: bản chất các phạm trù kinh tế (hàng hoá, giá trị, tiền tệ, tư bản, lợi nhuận,...), nội dung và vai trò của các quy luật kinh tế (quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu,...). Chủ nghĩa trọng thương không giải quyết được các vấn đề kinh tế đặt ra.

+ Các chính sách theo quan điểm trọng thương đã hạn chế tự do kinh tế, mâu thuẫn với đông đảo tầng lớp tư bản công nghiệp trong giai cấp tư sản, trong nông nghiệp, nội thương.

Với sự tan rã của chủ nghĩa trọng thương, các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển ra đời thay thế trong đó nổi bật là học thuyết của chủ nghĩa trọng nông Pháp và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh. 

Nguồn: CN. Nguyễn Quang Hạnh (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Video liên quan

Chủ đề