Các dạng bài tập hóa 10 có lời giải năm 2024

Nhằm giúp các em học sinh lớp 10 học tốt hơn môn Hóa học 10, đặc biệt khi mới vừa vượt cấp còn nhiều bỡ ngỡ với cách học mới và các nội dung mới, THI247.com giới thiệu tài liệu Bài tập Hóa học 10 có lời giải chi tiết với hệ thống các bài tập trắc nghiệm và tự luận của tất cả các chương học trong chương trình Hóa học 10.

Tài liệu với 169 trang gồm các bài tập Hóa học 10 với đầy đủ các dạng toán, mức độ cơ bản đến nâng cao, rất thích hợp để học sinh ôn luyện sau mỗi bài học, lời giải các bài tập chi tiết và dễ hiểu.

Nội dung tài liệu gồm các chương: + Chương 1. Nguyên tử + Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học + Chương 3. Liên kết hóa học + Chương 4. Phản ứng hóa học + Chương 5. Nhóm Halogen + Chương 6. Nhóm oxi – lưu huỳnh

[ads]

Viết cấu hình e, phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử, ứng dụng định luật bảo toàn electron... là các dạng bài tập khó trong chương trình lớp 10.

Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, thầy Phạm Thắng, giáo viên môn Hóa tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra một số dạng bài tập khó, đòi hỏi học sinh cần chú tâm, có sự sự đầu tư nghiêm túc trong học tập.

Thầy Phạm Thắng, giáo viên môn Hóa tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Viết cấu hình e

Đây là dạng bài tập mới được học ở chương đầu tiên của môn Hóa 10 - chương Nguyên tử. Để viết đúng cấu hình e của các nguyên tố, học sinh cần nắm rõ các nguyên tắc quan trọng khi viết cấu hình, hiểu các khái niệm liên quan đến chu kì, lớp, phân lớp, mức năng lượng... Thực tế cho thấy, rất nhiều học sinh gặp khó khăn khi mới tiếp cận với dạng bài tập này, có thể tham khảo ở ví dụ dưới đây:

Bài tập tính toán các loại hạt

Đây là dạng bài khiến nhiều học sinh lớp 10 gặp nhiều khó khăn nhất. Để làm tốt bài toán dạng này, các em cần phải nắm chắc mối quan hệ giữa các loại hạt p, n, e trong nguyên tử, hiểu được khái niệm, các thuật ngữ như tổng số hạt, số khối, hạt mang điện, hạt không mang điện và mối quan hệ giữa chúng trong nguyên tử.

Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử, dạng bài tập áp dụng định luật bảo toàn electron

Đây là một trong những phần khó đối với nhiều học sinh. Dưới đây là một số ví dụ và hướng dẫn cách giải cụ thể mà thầy Phạm Thắng gợi ý:

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp đại số.

Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp bảo toàn electron với axit thường và với axit có tính oxi hóa mạnh.

Thầy Phạm Thắng cho biết thêm, để học tốt môn Hóa 11, 12, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngay từ lớp 10, các em cần tập trung nắm chắc lý thuyết, thực hành các dạng bài tập vận dụng liên quan đến Nguyên tử, sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Đây là nền tảng để học về các nguyên tố, các hợp chất quan trọng ở nhóm IVA và VA (nguyên tố C, Si nhóm IVA, các nguyên tố N, P nhóm VA).

Phân loại hợp chất hữu cơ.

"Vì các hợp chất quan trọng của các nguyên tố trên có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống như: CO, CO2, NOx, HNO3, H3PO4, các muối nitrat và photphat... Khi học đến nguyên tố đó, chúng ta cần phải hiểu cấu tạo phân tử, cấu hình electron, sự biến đổi tính chất lý hóa và ứng dụng của chúng để vận dụng làm tốt các dạng bài tập ở các mức độ khác nhau", thầy Phạm Thắng nhấn mạnh.

Phản ứng oxi hoa khử bằng hình vẽ.

Ngoài ra, để dễ dàng tiếp cận với chuyên đề Hóa học hữu cơ ở học kì II Hóa 11 và học kì I Hóa 12, việc nắm chắc kiến thức, các dạng bài tập liên quan đến bản chất liên kết hóa học, phản ứng hóa học (đặc biệt là phản ứng oxi hóa khử) từ lớp 10 cũng quan trọng. Khi đã hiểu bản chất liên kết giữa các nguyên tố trong phân tử, các em có thể đưa ra công thức cấu tạo phù hợp cho từng chất khác nhau. Ở phần vô cơ của Hóa 11, 12, học sinh sẽ gặp các dạng toán mà việc cân bằng đúng phương trình phản ứng oxi hóa khử quyết định lớn đến việc tìm ra câu trả lời cho bài toán.

Chủ đề