Cà rốt nghĩa là gì trong tuổi ten năm 2024

Cà rốt là loại rau phổ biến trên thế giới. Lịch sử ghi chép rằng khoảng năm 900 trước Công nguyên, cà rốt xuất hiện lần đầu ở Afghanistan. Sau đó, loại củ hấp dẫn này này được nhân sang khu vực lân cận, cụ thể là Trung Đông, Bắc Phi. Từ đó, cà rốt du nhập đến Tây Ban Nha, cho đến thập niêm 1300, nó đã xuất hiện ở Bắc Âu và Trung Quốc.

Crème de Lite, Long Orange và Scarlet Nantes đều là cà rốt

Chúng ta biết có cà rốt hoang dã và cà rốt nhà. Tuy nhiên, cà rốt có rất nhiều loại. Loại Long Oranges, loại Early Short Horn nhỏ nhắn mà chắc khỏe Half-long Horns dẹp, loại Jaune Obtuse du Doubs to lớn, Danvers mập mạp, Imperator dài và gầy, loại Paris Markets tròn và có cả loại Berlicums-chúng được đặt tên dựa vào hình dạng củ mà chúng ta thấy. Ngoài ra, các giống cà rốt chính gồm The Crème de Lite, Sirkana, Top Cut, Red Core Chantenay, Scarlet Nantes và Little Finger-một giống cà rốt được phát triển ở Pháp.

Cà rốt có 88% là nước

Điều đó là chính xác. Khi bạn muốn giảm cơn đói bằng cách ăn cà rốt, phần lớn bạn chỉ nhận được nước mà thôi nhưng đó không có gì là tệ. Nếu so ra, con người cũng có đến 60% là nước.

Cà rốt có nhiều màu sắc

Ngoài màu da cam, bạn có thể tìm được cà rốt màu trắng, màu vàng và màu tím. Cà rốt tím và cà rốt trắng là những loại cà rốt đầu tiên.

Cà rốt có màu da cam như hiện nay là do phát triển từ quá trình đột biến gene của cà rốt màu tím. Trên thế giới có khoảng 20 loại cà rốt sẽ không ngạc nhiên khi cà rốt có nhiều màu.

Cà rốt nấu chín tốt hơn ăn sống cà rốt

Khi nấu cà rốt, bạn sẽ giải phóng các beta-carotene tiềm ẩn. Trong thực tế, khi ăn sống bạn chỉ có thể có được 30% beta-carotene nhưng khi nấu chín, bạn có thể có được 40%. Vì vậy, hãy thử xay nhuyễn cà rốt vào món súp, thái lát mỏng làm salad, om, nướng, nấu cho đến khi chúng mềm. Cà rốt có đặc tính là dù nướng bao lâu cũng không bị nhũn.

Cà rốt là nguồn beta-carotene

Beta-carotene có trong những loại rau củ có màu da cam và được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Beta-carotene không giúp tăng thị lực, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sức khỏe da.

Baby carrot không phải là một loại cà rốt

Hiện tượng "baby carrots' là những củ cà rốt chưa trưởng thành nên chúng có kích thước nhỏ hay dưới dạng những miếng to, mảnh. Mike Yurosek, một nông dân ở bang California, Mỹ không muốn bỏ những củ cà rốt có vết hư và tiến hành gọt vỏ rồi cắt thành những miếng nhỏ hơn để sử dụng.

Vào năm 2010, nông dân trồng cà rốt đã cùng nhau hợp tác khuyến khích dùng cà rốt như một loại thức ăn nhanh - một chiến dịch thành công đã thu hút rất nhiều người dùng cà rốt thay cho khoai tây chiên.

Vùi cà rốt dưới đất để bảo quản lâu hơn

Sau khi thu hoạch, nếu bạn muốn bảo quản cà rốt được lâu. Bạn nên lót một chút lá khô rồi vùi cà rốt xuống đất-nơi khô ráo. Phương pháp này có thể giúp cà rốt không bị hỏng suốt mùa đông.

Đường của cà rốt sẽ được tập trung và củ sẽ ngọt hơn bao giờ hết. Làm món tráng miệng với loại cà rốt rất phù hợp với ai thích ăn ngọt.

Cà rốt có hạt

Chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến điều này khi ăn cà rốt. Nhưng đó là sự thật. Bạn nghĩ loại củ này duy trì nòi giống bằng cách nào khác không? Người ta thu hoạch hạt giống từ những bông hoa trắng mọc trên đất.

Điều thú vị là cà rốt không tạo ra hạt bình thường. Loại quả khô đa noãn, có hạt bên trong. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hạt cà rốt dại 5000 tuổi ở Châu Âu. Hơn nữa, nhờ vào đặc tính có hương thơm, loại hạt này đã được sử dụng như một loại gia vị và vị thuốc.

Cà rốt chứa đường

Có lẽ bạn nghĩ rằng mình đang ăn một loại củ bổ dưỡng. Đúng như bạn nghĩ nhưng phải lưu ý thêm rằng cà rốt có đến 4 loại đường khác nhau: glu-cô-zơ, fruc-tô-zơ, đường mía, xy - lô - zơ. Dù vậy, cà rốt chứa rất ít tinh bột. Do đó, bạn có thể thoải mái ăn cà rốt mà không sợ tăng cân.

Thêm vào đó, bạn vẫn có thể được cung cấp lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin A,C,K và B6, magie, can xi, và rất nhiều chất xơ, phôt pho.

Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người Lã Mã gọi Cà rốt là nữ hoàng của các loại rau. Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng rau của ta đang trồng phổ biến hai loại Cà rốt: một loại có củ màu đỏ tươi, một loại có củ màu đỏ ngả sang màu da cam.

- Loại vỏ đỏ (Cà rốt đỏ) được nhập trồng từ lâu, nay nông dân ta tự giữ giống; loại cà rốt này có củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh, kém ngọt.

- Loại vỏ màu đỏ ngả sang màu da cam là cà rốt nhập của Pháp (Cà rốt Tim tôm) sinh trưởng nhanh hơn loài trên; tỷ lệ củ trên 80%, da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.

Thành phần hóa học của cà rốt

- Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8. Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.

Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.

Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).

Tác dụng dược lý cà rốt

Về tác dụng dược lý, cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, kháng khuẩn, giải độc, làm hạ đường máu, dự phòng tích cực các bệnh lý do thiếu vitamin A, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh cà rốt còn có tác dụng chống lão hóa và dự phòng tích cực bệnh lý ung thư.

Vị thuốc cà rốt

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị, tác dụng của cà rốt

Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng.

Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích.

Công dụng

Cà rốt có các tính chất: bổ, tiếp thêm chất khoáng, trị Thiếu máu (nó làm tăng lượng hồng cầu và huyết cầu tố) làm tăng sự miễn dịch tự nhiên, là yếu tố sinh trưởng kích thích sự tiết sữa, làm cho các mô và da trẻ lại. Nó còn giúp điều hoà ruột (chống ỉa chảy và đồng thời nhuận tràng), chống thối và hàn vết thương ở ruột, lọc máu, làm loãng mật, trị ho, lợi tiểu, trị giun và hàn liền sẹo.

Chỉ định, phối hợp

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng), trị thiếu máu (một số trường hợp thiếu thị lực) ỉa chảy trẻ em và người lớn, bệnh trực tràng coli, viêm ruột non kết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày ruột, bệnh phổi (ho lao, ho gà mạn tính, hen) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da, ký sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn... Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da (eczema, nấm, chốc lở tại chỗ) dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.

Cách dùng - liều dùng

Người ta thường sử dụng Cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống (làm nộm, trộn dầu giấm), xào, nấu canh, hầm thịt. Hoặc dùng Cà rốt ép lấy dịch, phối hợp với các loại rau quả khác làm nước giải khát, hoặc nước dinh dưỡng. Để uống trong, người ta dùng dịch Cà rốt tươi (ngày dùng 50-100g sáng và chiều, tốt nhất vào sáng sớm lúc đói uống 1 cốc). Cũng dùng dịch tươi làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khản tiếng. Củ Cà rốt được dùng phổ biến trong các thang thuốc bổ Đông y, và nấu xúp cho trẻ em bị ỉa chảy ăn thay sữa dưới hình thức ẩm thực trị.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc cà rốt

Chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu:

Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón (Lê Trần Đức).

Ỉa chảy trẻ em

Dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).

Giun sán:

Bột Cà rốt 12-18g, dùng trong ngày

Chữa trẻ nhỏ lên sởi:

Củ cà-rốt, củ mã thầy (còn gọi là củ năn, bột tê), mỗi thứ 150-200g, rau mùi 100g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Thứ trà này có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sởi, thường áp dụng vào thời kì cuối, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm sinh tân.

Chữa ho gà:

Củ cà-rốt 200g, táo tầu (hồng táo, đại táo) 12 quả, nước 1500ml, sắc còn 500ml, hoà thêm chút đường phèn vào cho dễ uống, uống 3 lần/ngày, liên tục trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng 500g củ cà-rốt, ép lấy nước, thêm chút đường phèn vào rồi hấp nóng lên, uống ngày 2-3 lần. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, sinh tân, giải độc, ... Thường sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

Chữa ho khan:

Củ cà-rốt rửa sạch, ăn sống, nhai nuốt dần, ăn nhiều lần trong ngày.

Tham khảo

Kiêng kị

- Không cho trẻ ăn cà rốt liên tục trong nhiều ngày liền có thể gây ngộ độc.

- Người lớn không nên uống quá 3 cốc nước ép cà rốt trong 1 tuần có thể gây bệnh vàng da, vàng mắt.

- Không nấu cà rốt quá kỹ ở nhiệt độ cao: vì nitrat trong cà rốt có thể biến thành nitri gây hại cho cơ thể.

Món ngon từ cà rốt

Từ cà rốt, có thể tạo ra các loại đồ uống thơm ngon vừa có tác dụng giải khát bổ dưỡng vừa giúp phòng chống bệnh tật. Sau đây là một số công thức:

- Cà rốt 150 g, mật ong 50 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi dùng vải bọc lại, vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước vừa đủ, quấy đều rồi uống. Dịch thể thu được có màu quất chín rất hấp dẫn, mùi vị thơm ngon tự nhiên. Nước có công dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, giúp phòng chống bệnh cao huyết áp.

- Cà rốt 150 g, táo tây (loại táo quả to nhập từ Trung Quốc hoặc châu Âu) 150 g, nước ép chanh 15 ml, mật ong 10 ml. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng rồi dùng máy ép lấy nước (với táo nên ép ngay vì để lâu sẽ bị biến màu, nếu cần thì ngâm trong dung dịch nước muối 2-3%), cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ và uống hàng ngày. Đây là loại thức uống giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp phục hồi sức khỏe rất tốt.

- Cà rốt 500 g, lê tươi 500 g, nước chín để nguội 1.000 ml, mật ong 20 ml. Lê rửa sạch để ráo nước, ngâm với nước muối 3% trong 15 phút, sau đó thái miếng, dùng máy ép lấy nước; cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, dùng máy ép lấy nước. Hòa hai thứ nước ép với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Đây cũng là một loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cường thân kiện lực, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư, đặc biệt thích hợp với những người ở tuổi trung và lão niên.

- Cà rốt 100 g, mía 500 g, chanh quả 80 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng vải lọc lấy nước; mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước. Hòa nước cà rốt và nước mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được có màu hồng vàng, mùi thơm, vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt. Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống ung thư.

- Cà rốt 250 g, quất 100 g, chuối tiêu chín 150 g, đường phèn vài miếng. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; quất vắt lấy nước cốt. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, quấy thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước này có mùi thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp và chán ăn.

- Cà rốt 1.000 g, trám tươi 250 g, đường trắng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ; trám bỏ hạt, thái lát mỏng. Hai thứ đem ép lấy nước rồi đun sôi lên, chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát và bổ dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm gan...

Tag: cay ca rot, vi thuoc ca rot, cong dung ca rot, Hinh anh cay ca rot, Tac dung ca rot, Thuoc nam

Cà rốt có tên khác là gì?

Củ cải đỏ có tên khoa học là Dacus carota hay còn gọi là củ cà rốt, lớp vỏ ngoài có màu sắc bắt mắt, thường gặp nhất là màu vàng cam sậm, một số khác có màu đỏ, vàng hay tía tùy vào từng giống cụ thể.

Tên cà rốt có ý nghĩa gì?

Tên cà rốt là tên phiên âm từ tiếng La tinh và tiếng Pháp ra, vì cây này là một cây chúng ta mới di thực vào.

Biệt danh cà rốt có ý nghĩa gì?

Cà rốt hay còn gọi là hồ la bặc, băn - các - đanh (Thái), cà lốt (Tày).

Ngày nào cũng ăn cà rốt có tốt không?

Ăn cà rốt mỗi ngày có thể mang lại rất nhiều lợi ích, từ tăng cường sức khỏe mắt đến ngăn ngừa nguy cơ tim mạch. Có nhiều cách để đưa cà rốt vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cà rốt có thể chế biến theo rất nhiều cách, từ ăn sống, cắt nhỏ cho vào món rau salad, luộc chín, xay nhuyễn, ép thành nước, hầm hay nấu súp.

Chủ đề