Bao nhiêu lâu thay nhớt máy xúc

I. Bảo dưỡng hệ thống làm mát máy xúc lật SDLG

Loại bỏ tạp chất: Sau thời gian dài hoạt động, hệ thống làm mát tích tụ nhiều loại chất bẩn trong két nước, thường là kim loại nặng hoặc chất chống ăn mòn bị thoái hóa.

Các lỗi nghiêm trọng:

  1. Nhiệt độ nước động cơ quá cao.
  2. Nhiệt độ nước động cơ quá thấp.
  3. Rò rỉ hệ thống làm mát.

Có nhiều lý do làm động cơ quá nóng, phổ biến nhất là tạp chất làm tắc ống dẫn nước, hoặc bị thủng két nước. Khi đó cần tháo két để sửa chữa hoặc thay mới, giải pháp để không bị các lỗi trên là thay nước làm mát thường xuyên. Khi thay nước cần vệ sinh trước, tháo van xả hết nước cũ, khóa van, châm đầy chất tẩy rửa và nước máy, nổ máy giữ nguyên khoảng 30 phút, dùng nước máy sục vài lần nữa, cuối cùng dùng nước cất châm đầy, nổ máy đạp mạnh ga, kiểm tra rò rỉ và xả hết.

II. Phòng tránh nhiệt độ dầu thủy lực quá cao

Nhiệt độ dầu thủy lực quá cao dẫn đến ôxy hóa dầu, giảm độ nhớt,  giảm chức năng truyền tải và bôi trơn, gây rò rỉ, bào mòn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ dầu cao như sử dùng dầu không đủ tiêu chuẩn, nghẹt bộ lọc, lỗi hệ thống làm mát. Khắc phục và phòng tránh bằng những biện pháp sau:

  1. Chọn dầu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  2. Bảo trì thường xuyên, kiểm tra thông tắc bộ lọc, kiểm tra phớt và ron tránh rò rỉ, kiểm tra nước làm mát và độ căng của dây đai quạt thường xuyên.
  3. Kiểm tra nhiệt độ của bơm, nếu nhiệt độ bơm cao thì nhiệt độ dầu cũng cao, lỗi thường do hỏng hóc bên trong bơm, van thay đổi tốc độ,…

III. Bảo dưỡng xi lanh thủy lực

Sau thời gian dài sử dụng, xi lanh thủy lực (thường gọi là ty) xuất hiện các lỗ nhỏ, các lỗ này dẫn đến bào mòn phớt, gioăng dẫn đến rò rỉ dầu.

Các lỗ nhỏ này hình thành do bong bóng khí cực nhỏ hình thành khi nhiệt độ dầu quá cao và áp suất lớn. Một số biện pháp khắc phục là:

  1. Sử dụng dầu thủy lực chất lượng cao, loại dầu này có khả năng hạn chế hình thành bọt khí, giữ hệ thống thủy lực càng sạch càng tốt, thường xuyên kiểm tra chất lượng dầu, màu dầu, mức dầu.
  2. Ngăn ngừa nhiệt độ dầu quá cao, tạo điều kiện hình thành bọt khí. Vận hành êm ái, trơn tru, tránh bị sốc thủy lực.
  3. Xả hết khí trong quá trình bảo trì, nếu phát hiện các lỗ trên xi lanh cần đánh bóng để loại bỏ.

Quy trình bảo dưỡng cụ thể đối với máy xúc lật mini là:

  1. Thay nhớt động cơ sau 10 – 15 ngày làm việc, tương đương 80 – 120 giờ. Tiếp theo 2 tháng thay một lần.
  2. Sau mỗi 6 tháng phải thay dầu hộp số, dầu cầu trước và cầu sau, dầu thủy lực.
  3. Thay lọc nhớt mỗi khi thay nhớt động cơ. Thay lọc dầu, lọc gió sau 3 tháng đầu, lần tiếp theo 6 tháng thay một lần. Lọc gió yêu cầu vệ sinh thường xuyên, mỗi tuần một lần.
  4. Thường xuyên bơm mỡ vào tất cả vú mỡ có trên máy, khoảng 2 lần mỗi tuần.
  5. Trước khi vận hành, người điều khiển phải kiểm tra lượng dầu, nhớt, nước làm mát đủ để hoạt động.
  6. Khi vận hành nếu có tiếng động lạ cần báo ngay cho bên cung cấp. Trong thời gian bảo hành không tự ý tháo phụ tùng của máy.

Các lưu ý khác:

  1. Khi đổ gầu xuống cần phải quay lại mức gầu như ban đầu mới được phép nâng lên và hạ xuống, nếu thao tác không đúng thì tay cần của gầu sẽ bị phần thủy lực ép cong, gây ra hỏng tay cần.
  2. Những thao tác bằng thủy lực không nên thao tác hết cỡ.
  3. Không được đạp côn nửa chừng.

Đánh giá sản phẩm

Ngày

2018-12-16

Thiết bị

Bảo dưỡng

Điểm

4

Chuyên đề: Bảo dưỡng máy xúc lật

KIỂM TRA MỨC DẦU MÁY XÚC LẬT

KIỂM TRA MỨC DẦU ĐỘNG CƠ

Trong một số trường hợp, chủ xe thường hay gặp một số hỏng hóc do thừa nhớt hoặc thiếu nhớt như máy chạy không bốc, ì nặng máy rất khó chịu và đặc biệt rất nóng máy, gây nguy hại đến động cơ máy xúc lật.  Để đảm bảo thời gian thay nhớt  và chăm đủ lượng nhớt là điều quan trọng.

  1. Dừng máy ở chỗ bằng phẳng, về mo, kép phanh tay cho xe dừng hẳn, chèn bánh trước và sau.
  2. Mở cửa capo phía bên trái.
  3. Rút thăm dầu ra lau sạch, sau đó cho vào kiểm tra (làm đi làm lại ít nhất 2 lần)
  4. Nếu mức dầu thấp hơn vạch giới hạn dưới, cần bổ sung thêm dầu. Nếu mức dầu cao hơn vạch giới hạn trên, cần kiểm tra kỹ để tìm ra nguyên nhân, đồng thời xả bớt dầu. Nếu mức dầu ở khoảng giữa 2 vạch giới hạn là phù hợp, cho thăm dầu vào và đóng cửa capo.

Thăm dầu động cơ

Chú ý : Kiểm tra mức dầu động cơ trước khi làm việc hoặc sau khi dừng máy tắt động cơ 15 phút. Nếu thiếu dầu bôi trơn động cơ, hoặc sử dụng dầu động cơ kém chất lượng, hoặc làm việc trong thời gian dài không thay dầu động cơ có thể làm hỏng bạc và xi lanh.

Do máy xúc hoạt động với công suất cực lớn cho nên việc bảo dưỡng máy xúc cần diễn ra theo khoảng thời gian làm việc nhỏ hơn so với các loại máy khác. 

Việc bảo dưỡng máy xúc được quy định theo thời gian mà máy xúc làm việc và người ta tính theo giờ làm việc của máy xúc. Có thể là 10 giờ, 50 giờ, 125 giờ, 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ và 2000 giờ.

Máy xúc được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ sẽ hạn chế các vấn đề về sửa chữa máy xúc và giúp công việc được vận hành 1 cách tốt nhất

Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy xúc

Sau 10 giờ máy xúc hoạt động

Để máy xúc hoạt động được bình thường thì sau mỗi 10 giờ máy hoạt động thì những việc bạn cần phải làm là:

– Kiểm tra mức dầu động cơ, mức dầu nhiên liệu

– Kiểm tra đèn và dụng cụ báo hiệu

– Kiểm tra rò rỉ, các bộ phận bên ngoài

– Kiểm tra lốp (độ căng  và tình trạng lốp)

Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy xúc

Sau 50 giờ máy xúc hoạt động

Càng hoạt động nhiều thì máy xúc càng cần phải bảo dưỡng, sau khi máy hoạt động được 50 giờ thì bạn cần phải làm những việc này:

– Siết chặt các bu lông trước và sau trục truyền động.

– Cần kiểm tra mức dầu của trợ lực phanh, hộp số

– Kiểm tra phanh tay, áp suất lốp

– Bơm thêm mỡ vào các trục truyền động, vào gầm phụ và bơm vào các ổ bi.

Tuy nhiên nếu bạn làm thường xuyên những việc trên hàng tuần là tốt nhất.

Sau 125 giờ máy xúc hoạt động

125 giờ thì bạn phải làm những việc sau để giúp cho máy xúc làm việc ổn định là: kiểm tra mức dầu thủy lực, ắc quy, nắp máy và hệ thống làm mát.

Hướng dẫn bảo dưỡng máy xúc

Sau 250 giờ máy xúc hoạt động

Lúc này là lúc cần phải kiểm độ chặt của bu lông vành bánh xe và bu lông phanh đĩa, mức dầu của cầu trước và cầu sau. Tiếp đó cần siết chặt lại các bu lông của bộ phận điều khiển cơ khí và các trục trước sau.

Việc kiểm dây đai của động cơ, các bộ phận như máy nén khí và máy nạp là rất cần thiết. Sau đó là việc hiệu chỉnh lại phanh (bao gồm cả phanh chân và phanh tay). Cuối cùng là thay dầu nhớt cho động cơ để hoạt động được trơn tru.Sau 500 giờ máy xúc hoạt động

Các việc bạn cần làm là:

– Kiểm tra độ sạch của hộp số, làm sạch lọc dầu (có thể thay thế nếu cần thiết)

– Bổ sung dầu và phụ gia cho thùng dầu thuỷ lực.

– Thay nhớt cho động cơ và lọc tách nước (nếu cần thiết).

– Siết chặt các bu lông nối cầu trước và cầu sau.

– Kiểm tra khe hở cần ga.Sau 1000 giờ máy xúc hoạt động

Khi máy xúc làm việc được khoảng thời gian là 1000 giờ thì cần:

– Kiểm tra độ sạch của dầu truyền động. Nếu thấy vẩn đục thì phải thay dầu và làm sạch lọc tách nước.

– Thay lọc dầu diesel.

– Kiểm tra các loại đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.

– Kiểm tra độ chặt của ống hút và xả động cơ.Sau 2000 giờ máy xúc làm việc

2000 giờ là một khoảng thời gian làm việc dài nếu như máy xúc của bạn làm việc liên tục. Do đó cần phải:

– Thay dầu thuỷ lực làm sạch bình dầu và lọc tách nước, kiểm tra ống phụ gia.

– Thay dầu cầu trước và sau.

– Rửa sạch và kiểm tra trợ lực phanh và lò xo. Kiểm tra điều kiện làm việc của các gioăng và lò xo thành phần. Kiểm tra phanh có bị mòn không, có nhạy không?.

– Kiểm tra sự kín khít của van phân phối và các xi lanh bằng cách để cần điều khiển ở vị trí trung gian xem nó có bị tụt áp không ?

– Cuối cùng là kiểm tra độ nhạy của hệ thống lái.

Video liên quan

Chủ đề