App hướng dẫn du lịch

Là một công ty hướng dẫn du lịch, Tripadvisor kết nối con người, niềm đam mê và các địa điểm lại với nhau. Chúng tôi muốn giúp bạn có một chuyến đi tuyệt vời hơn, từ lập kế hoạch du lịch, đặt chỗ đến thực hiện chuyến đi. Ứng dụng của chúng tôi giúp bạn tận hưởng tối đa chuyến đi – cho dù bạn đang lập kế hoạch hay đang trên đường đi. Hãy khám phá địa điểm lưu trú, hoạt động giải trí và địa điểm ăn uống dựa trên hướng dẫn từ hàng triệu khách du lịch đã từng trải nghiệm trước đó. Đừng quên tìm giảm giá cho khách sạn, đặt chỗ trải nghiệm, đặt bàn tại những nhà hàng tuyệt vời và khám phá các địa điểm thú vị lân cận. Dù bạn muốn thực hiện loại chuyến đi nào, ứng dụng Tripadvisor cũng giúp bạn lập kế hoạch dễ dàng và cho phép bạn hướng dẫn khách du lịch khác trên hành trình của họ.

NHẬN HƯỚNG DẪN DU LỊCH Truy cập hàng triệu đánh giá về khách sạn, nhà hàng, chuyến tham quan, điểm du lịch và trải nghiệm khác từ những khách du lịch như bạn

Khám phá các địa điểm lân cận được khách du lịch đề xuất và xem trên bản đồ

Đọc Hướng dẫn du lịch và khám phá các cách thức mới để trải nghiệm điểm đến thông qua lời khuyên từ chuyên gia du lịch

LẬP KẾ HOẠCH DU LỊCH Ở MỘT NƠI DUY NHẤT Đặt chỗ khách sạn, chuyến tham quan, hoạt động, trải nghiệm và các hoạt động giải trí khác, không mất phí khi hủy

Tìm địa điểm ăn uống tuyệt vời lân cận và đặt chỗ nhà hàng

So sánh giá thấp nhất từ hơn 200 trang web đặt phòng trên toàn thế giới để tìm giảm giá tuyệt vời cho khách sạn

Sử dụng Chuyến đi – công cụ lập kế hoạch của chúng tôi – để lưu và sắp xếp các địa điểm được khách du lịch đề xuất. Xem nội dung bạn đã lưu trên bản đồ, cũng như chia sẻ và cộng tác với bạn đồng hành du lịch.

Truy cập vé trên thiết bị di động của các chuyến tham quan, điểm du lịch, trải nghiệm và hoạt động giải trí khác đã đặt chỗ

DU LỊCH AN TOÀN Tự tin khi đi du lịch với thông tin về sức khỏe và an toàn trong đại dịch COVID-19 dành cho khách sạn, nhà hàng, chuyến tham quan và điểm du lịch

HƯỚNG DẪN KHÁCH DU LỊCH KHÁC Gửi đánh giá và ảnh của riêng bạn về các địa điểm bạn đã ghé thăm để hướng dẫn khách du lịch khác

Đăng và giải đáp các câu hỏi đến từ những khách du lịch có cùng sở thích với bạn trên các diễn đàn Tripadvisor

Việc du lịch giờ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi sự xuất hiện của các ứng dụng du lịch. Có rất nhiều ứng dụng và mỗi ứng dụng lại có một chức năng riêng. Cho nên việc lựa chọn ra một ứng dụng phù hợp và tận dụng hết công năng của nó không phải việc dễ dàng. Blog sau đây mình sẽ Tổng hợp và Review các app du lịch cần thiết cho mỗi chuyến đi. Tổng hợp và Review các app cần du lịch cần thiết

1. App đặt vé máy bay – Skyscanner, Trip.com, Traveloka

Nếu như ngày xưa, muốn check vé máy bay các hãng phải vào từng trang một để kiểm tra. Các ứng dụng như Skyscanner, Trip.com, Traveloka,… ra đời cho phép người dùng có thể tìm kiếm và đặt vé máy bay dễ dàng.

Nhìn qua thì có thể thấy các trang này giống nhau, nhưng không phải như vậy. Mỗi một trang sẽ cho kết quả khác nhau và giá khác nhau. Chi tiết về sự khác nhau giữa các ứng dụng này tham khảo bài sau.

Nhưng các bạn chỉ nên dừng lại ở việc tìm kiếm, chứ không nên đặt vé trên các trang này. Mà vào web của hãng hàng không đặt.

Bởi vì các ứng dụng này chỉ là bên trung gian thứ ba (giới thiệu sản phẩm và ăn hoa hồng). Nếu có vấn đề gì xảy ra, họ không phải là người quyết định mà sẽ là các hãng hàng không.

* VÍ DỤ:

Nếu bạn đặt vé máy bay qua trang ABC, nếu chuyến bay bị hủy vì dịch, sẽ phải làm việc với ABC, rồi ABC lại làm việc tiếp với các hãng hàng không.

Và có một số trường hợp các bạn sẽ không được hoàn tiền, mà sẽ nhận được các voucher du lịch cho lần sử dụng sau.

2. App đặt vé tàu, xe – Omio, 12go.asia

Sau khi đặt vé máy bay xong xuôi, sẽ tiến hành đặt vé tàu xe. Khác với các app đặt vé máy bay có thể sử dụng trên phạm vị toàn thế giới, thì các ứng dụng đặt vé tàu xe lại chỉ sử dụng trong phạm vi khu vực, hay chỉ quốc gia thôi.

Có thể kể đến là 12go.asia (Đông Nam Á) và Omio (Châu Âu). Các bạn chỉ cần nhập điểm đi và điểm đến, rồi hệ thống sẽ trả về kết quả.

3.1. App đặt phòng khách sạn – Booking.com, Agoda

Các app đặt phòng khách sạn du lịch phổ biến gồm có Booking.com, Agoda hayTraveloka. Với các app đặt phòng khách sạn, cứ bên nào rẻ hơn là đặt không cần phải suy nghĩ nhiều.

Khi so sánh giữa các trang, một trang giá rẻ hơn các trang còn lại cũng không có gì là bất thường cả. Vì mỗi khách sạn lại có chính sách giá khác nhau với mỗi nền tảng (bên nào bán tốt thì chắc phải cho người ta giá tốt hơn chứ).

3.2. App đặt homestay du lịch – Airbnb

Không phải lúc nào đi du lịch, các bạn cũng sẽ ở tại các khách sạn hay nhà nghỉ. Và các homestay là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn khám phá một chút gì đó dân dã một chút. Và Airbnb là ứng dụng cho phép bạn đặt homestay ở khắp nơi trên thế giới.

Ngoài ra, Airbnb còn có chương trình giới thiệu bạn bè đặt phòng, bạn bè của bạn thì đặt giảm giá, còn bạn các bạn sẽ nhận được credit sau một lần giới thiệu thành công. Các bạn có thể sử dụng tiền giới thiệu này để đặt phòng hoặc sử dụng các dịch vụ khác trên Airbnb.

* LƯU Ý:

– Trước khi đặt phòng, các bạn nên liên hệ trực tiếp với khách sạn hay chủ căn hộ để check giá. Thường giá đặt trực tiếp sẽ rẻ hơn vì không mất phí qua trung gian.

– Sau khi đặt phòng xong nên liên hệ với khách sạn hay chủ căn hộ để check xem họ đã nhận được booking của mình từ hệ thống chưa. Nếu chưa cần liên hệ ngay với trang đặt phòng để giải quyết ngay.

4. App bản đồ du lịch

4.1. App bản đồ du lịch online – Google Maps

Bản đồ là một trong những thứ không thể không có trong mỗi chuyến du lịch. Thay vì hồi xưa chỉ có thể nhờ cậy vào bản đồ giấy thì bây giờ có thể sử dụng các app bản đồ trên điện thoại.

Và tất nhiên cái tên luôn xuất hiện trong đầu mọi người đó chính là Google Maps. Cứ đi đâu mà không biết đường, chỉ gần hỏi chị Google một phát là ra luôn.

Google Maps rất hữu dụng ở các thành phố lớn nhưng với các thành phố nhỏ mà nhiều ngõ ngách như Đà Lạt thì tốt nhất không nên dùng.

Nói đến app phổ biến nhất, thì cũng có app gây thất vọng nhất, đó chính là ứng dụng Maps có sẵn trên iOs. Bỏ Google Maps để làm app riêng cuối cùng làm ra “thảm họa”. Địa điểm thì ít mà chỉ đường cũng rối.

4.2. App bản đồ du lịch offline – Maps.me

Tuy nhiên không phải khi nào đi du lịch các bạn cũng có wifi hay 4G để sử dụng các ứng dụng bản đồ. Trong trường hợp này thì chả còn sự lựa chọn nào khác là sử dụng các ứng dụng offline.

Và Maps.me là một ứng dụng bản đồ offline mà các bạn có thể gửi gắm. Vì là ứng dụng offline nên trước khi sử dụng các bạn nhớ tải bản đồ của thành phố mình đi du lịch về nhé. Đừng để đến nơi rồi mới tải về.

5. App gọi xe – Uber, Grab, Gojek

Nếu không muốn sử dụng phương tiện công cộng khi đi du lịch thì phải làm sao? Câu trả lời là lên các ứng dụng để gọi xe thôi. Các ứng dụng phổ biến gồm có Uber, Grab và Gojek.

Tiện dụng là vậy, tuy nhiên không phải quốc gia hay thành phố nào cũng sẽ cho phép các ứng dụng gọi xe hoạt động. Đơn cử như Hungary, Đức cấm Uber, Trung Quốc thì chỉ dùng Didi.

Cho nên, trước khi đi các bạn nên search google xem các ứng dụng đặt xe nào được phép sử dụng tại thành phố. Trước khi đi du lịch Seoul, mình sẽ search “taxi hailing app in Seoul” hay “is Uber ban in Seoul” chẳng hạn.

6. App dịch ngôn ngữ – Google Translate

Đến một địa điểm mới, mà tiếng Anh lại không được sử dụng rộng rãi (như Hàn Quốc hay Nhật Bản), thì các app dịch ngôn ngữ lại được dịp phát huy hết tác dụng. Và Google Translate là ứng dụng dịch ngôn ngữ phổ biến nhất.

Tuy có khả năng dịch hơn 100 loại ngôn ngữ khác nhau, thần thông quảng đại đến mấy, Google Dịch cũng phải bất lực trước “Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc”.

Vâng ứng dụng này không thể sử dụng ở Trung Quốc. Trong trường hợp này cũng có thể cân nhắc sử dụng các ứng dụng thay thế như Translate Now hoặc iTranslate Translator.

7. App check thời tiết – Accuweather

Cách đơn giản nhất để xem thời tiết địa điểm bạn chuẩn bị đi du lịch đang như thế nào là sử dụng ứng dụng Weather trên điện thoại.

Tuy nhiên ứng dụng này chỉ xem được thời tiết trong 7 ngày, mà việc lên kế hoạch cho chuyến đi có khi thường diễn ra trước 1 – 2 tháng, có khi là nửa năm. Trong trường hợp này, các bạn nên sử dụng Accuweather.

Ứng dụng này ngoài dự báo thời tiết từ 7 tuần đến 3 tháng tiếp theo, còn cho các bạn xem được số liệu thời tiết của các năm trước. Mình hay lấy cái này làm căn cứ để xác định xem thời tiết sẽ như thế nào.

Cũng phải nhớ rằng dự báo thời tiết này chỉ là tương đối thôi, không thể chính xác 100% được. Trước ngày mình đi Budapest check thời tiết thì mưa nguyên cả chuyến đi, nghĩ bụng chuyến này coi như bỏ rồi. Cuối cùng nắng đẹp không mưa một ngày nào cả.

8. App đặt vé các điểm tham quan – Klook, Getyourguide, Tiqets

Trong các chuyến du lịch điều mình sợ nhất không phải cuốc bộ hơn 10km/ngày mà đó là phải xếp hàng mua vé. Vâng, với những điểm tham quan nổi tiếng có khi phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ.

Để tránh mất công xếp hàng các bạn nên mua vé trước các điểm tham quan. Có rất nhiều cách để đặt vé trước các điểm tham quan. Dễ nhất là các bạn lên chính trang web của địa điểm đó.

Tuy nhiên thì việc này khá mất thời gian và nếu mua vé nhiều điểm thì lại khó quản lý. Trong trường hợp này, nên sử dụng các ứng dụng đặt vé điểm tham quan như Klook, Getyourguide hay Tiqets.

Mỗi các ứng dụng sẽ phục vụ một thị trường khác nhau (như Klook – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Getyourguide và Tiqets khu vực Châu Âu) và giá trên các trang là khác nhau (chỗ nào rẻ hơn thì đặt nhé).

9. App review du lịch – TripAdvisor

Có rất nhiều app review du lịch nhưng phổ biến nhất vẫn là TripAdvisor. Phạm vi review của TripAdvisor không chỉ gói gọn trong các địa điểm du lịch mà còn cả khách sạn, nhà hàng và các land tour nữa.

Và cách sử dụng TripAdvisor cũng rất đơn giản, chỉ cần có tài khoản là có thể review được. Chính vì lẽ đó, mà sẽ có nhiều review fake (khách không sử dụng dịch vụ mà cứ review như đúng rồi).

Các bạn cần tỉnh táo khi đọc các review để tránh thành con mồi ngon cho người khác. Tốt nhất là nên đọc các review không tốt trước, list ra các điểm bị chê nhiều nhất. Rồi từ đó đánh giá xem những điểm bị chê đó có ảnh hưởng đến bản thân không.

* VÍ DỤ:

Mình đọc review về khách sạn A trên TripAdvisor. Mình thấy mọi người chê về đồ ăn sáng chán, vị trí xa trung tâm và chất lượng phòng không tốt.

Nhưng sau khi cân nhắc một hồi mình vẫn đặt khách sạn A vì mình đặt phòng không có ăn sáng, vị trí khách sạn xa nhưng yên tĩnh, chất lượng phòng có thể thông cảm vì tiền nào của đó.

10. App đổi đơn vị tiền tệ – Xe Currency

Xe Currency là ứng dụng cho phép đổi đơn vị tiền tệ mà mình hay sử dụng nhất. Nhưng tỷ giá trên Xe Currency này chỉ là tương đối thôi, muốn biết chính xác tỷ giá các bạn nên vào web của Vietcombank hoặc gọi điện cho chỗ đổi tiền.

Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép bạn xem biến động tỷ giá trong 1 năm nữa. Cái này có thể nhiều bạn nghĩ không quan trọng. Nhưng nó sẽ giúp bạn tính được thiệt hơn khi mua hàng đó.

11. App chia tiền – Splitwise

Hồi xưa, nếu mà để chia tiền sau mỗi chuyến đi, bọn mình hay hay dùng file excel. Nhưng thực sự cách này khá cực vì đi chơi về ai cũng mệt, cùng lười. Sau này biết đến app Splitwise mới như “người tiền sử” được nền văn minh khai sáng.

App Splitwise này sử dụng rất đơn giản, các bạn chỉ cần nhập số tiền và người trả vào sau mỗi lần thanh toán. Đến cuối chuyến đi, app sẽ tổng kết rồi trả về số tiền, ai còn nợ ai bao tiền.

Giao diện của app Splitwise

12. App liên lạc – FB Messenger, Zalo

Trước và trong chuyến đi các thành viên trong nhóm cần có một kênh liên lạc chính để trao đổi, bàn luận. Cái này cũng rất là quan trong trong trường hợp mà có lỡ chẳng may lạc nhau thì còn có cái mà liên lạc.

Hầu như người Việt Nam sẽ dùng FB Messenger và Zalo. Tuy nhiên thì nếu mà có đi du lịch Trung Quốc, thì các bạn cần phải cài WeChat.

13. App chỉnh ảnh – Lightroom, VSCO

Có rất nhiều bạn hỏi mình chỉnh ảnh bằng app gì mà trông ảnh ảo diệu quá. Câu trả lời là Lightroom và VSCO Cam.

Mình sẽ chỉnh sánh “sương sương” trên Lightroom trước rồi sang đó sang VSCO để thêm các filter cho ảnh. Về cách chỉnh như thế nào mình sẽ hướng dẫn ở các bài sau. Ảnh dưới đây mình chỉnh bằng Lightroom và VSCO Cam.

Tổng kết: Tổng hợp và review các app du lịch

Bảng tổng hợp các app cần thiết khi đi du lịch

Dưới đây là bảng tổng hợp lại các ứng dụng cần thiết khi đi du lịch

1. App đặt vé máy bay Skyscanner

Trip.com

Traveloka

2. App đặt vé tàu xe Omio (Châu Âu)

12go.asia (Đông Nam Á)

3. App đặt phòng du lịch Booking.com

Agoda

Traveloka

4. App bản đồ du lịch Google Maps

Maps.me (sử dụng offline)

5. App gọi xe Uber

Grab

Gojek

6. App dịch ngôn ngữ Google Translate

Translate Now

iTranslate Translator

7. App thời tiết Weather

Accuweather

8. App đặt vé tham quan Klook

Getyourguide

Tiqets

9. App review du lịch TripAdvisor

Mafengwo (Trung Quốc)

10. App đổi tiền XE Currency 11. App chia tiền Splitwise 12. App liên lạc FB Messenger

Zalo

WhatApps

13. App chỉnh ảnh Lightroom

VSCO

Snapseed

Tips sử dụng các app du lịch

– Không phải ở quốc gia nào, thành phố nào các bạn cũng sẽ sử dụng các ứng dụng nói trên. Với mỗi quốc gia khác nhau, cần chọn các ứng dụng phù hợp.

* VÍ DỤ:

Khi du lịch Trung Quốc, các bạn nên sử dụng Trip.com để đặt khách sạn, vé tàu xe. Vì đây là ứng dụng do người Trung Quốc tạo ra nên sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các sản phẩm hay dịch vụ ở Trung Quốc.

– Sử dụng nhiều app một lúc sẽ tốn pin điện thoại. Với các bạn dùng iphone, nên bật chế độ Low Power Mode để hạn chế tối đa các ứng dụng không cần thiết.

Tổng kết

Các ứng dụng mà mình đã review trên đây sẽ chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho chuyến đi của bạn thôi. Không nên phụ thuộc quá nhiều, quan trọng vẫn là chuẩn bị kỹ càng.

Trên đây là bài viết Tổng hợp và Review các app du lịch cần thiết nhất cho mỗi chuyến đi. Nếu các bạn cần thêm thông tin gì có thể tham khảo các bài viết khác:

  • Review các trang đặt phòng khách sạn uy tín tốt nhất hiện nay
  • Review các trang săn vé máy bay giá rẻ
  • Review ứng dụng Klook: Klook là gì? Klook lừa đảo hay có uy tín không?
  • Review ứng dụng Booking.com và Hướng dẫn cách đặt phòng

Nếu thấy bài viết trên đây có ích, các bạn có thể giúp mình duy trì blog bằng cách nhấn vào link dưới đây nhé:

Chủ đề