Áp thầu là gì

Trong thời đại công nghệ hiện phát triển như hiện nay, việc áp dụng đấu thầu qua mạng được chú ý và vận dụng linh hoạt. Dưới đây là phạm vi và nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định của pháp luật.

Phạm vi áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng là đấu thầu được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hiện nay, việc đấu thầu qua mạng được triển khai khá rộng và nhận được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc đấu thầu qua mạng chỉ được áp dụng đối với một số dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 84 Luật đấu thầu 2013, việc lựa chọn nhà thầu qua mạng được thực hiện đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và hỗn hợp có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và chỉ định thầu.

Xem thêm: Lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên theo quy định mới nhất

Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?

Nguyên tắc áp dụng

Khi tiến hành lựa chọn nhà thầu qua mạng cần thiết phải đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 85 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, bao gồm:

Thứ nhất: Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, bên mời thầu, nhà thầu phải thực hiện đăng ký một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thứ hai: Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thứ ba: Đối với mỗi gói thầu, nhà thầu chỉ nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Thứ tư: Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng; trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải gia hạn thời điển đóng thầu.

Thứ năm: Các văn bản điện tử giao dịch qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được coi là văn bản gốc, có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy, làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.

Xem thêm: Những quy định chung nhất về quy trình lựa chọn nhà thầu

Một số quy định về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Phạm vi và nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Câu hỏi: Chỉ định thầu là gì? Mua sắm trực tiếp là gì? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp nào? Phân biệt hình thức chỉ định thầu và hình thức mua sắm trực tiếp.

Trả lời

Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.

Mua sắm trực tiếp là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu cung cấp hàng hóa trên cơ sở kết quả đấu thầu đó được đơn vị tổ chức thực hiện trong năm. Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu.

Một chủ DN tư nhân sẽ áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp:

a)Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;

b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

e) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

Phân biệt hình thức chỉ định thầu và hình thức mua sắm trực tiếp.

Chỉ định thầuMua sắm trực tiếp
Khái niệmlà hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồnglà hình thức chọn trực tiếp nhà thầu cung cấp hàng hóa trên cơ sở kết quả đấu thầu đó được đơn vị tổ chức thực hiện trong năm
Áp dụng– Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay

– Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

– Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

– Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

– Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.

áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng.
Đơn giáTùy thuộc vào tình chất từng gói thầuKhông vượt quá đơn giá gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước
Lựa chọn nhà thầu-Lựa chọn một nhà thầu trong một số trường hợp đặc biệt hay giá trị nhỏ, đơn giản

-Hạn chế lựa chọn nhà thầu, yêu cầu cao đối với nhà thầu trong một số trường hợp

-Lựa chọn một nhà thầu đã từng thực hiện gói thầu có nộ dung tương tự trước đó.

– Không được lựa chọn nhà thầu khác những nhà thầu đã thực hiện.

Áp thầu là gì

BV công trên địa bàn thành phố lo hết thuốc, sở đề nghị áp thầu.

Tại sao phải áp thầu?

Câu hỏi đặt ra, tại sao có hiện tượng thiếu thuốc xảy ra và TPHCM là một TP lớn lại triển khai áp thầu theo giá trúng thầu của Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy? Báo Lao Động xin nói rõ về việc trên để bạn đọc được hiểu: Ngay từ đầu tháng 7.2013, nhiều lãnh đạo BV chuyên khoa, đa khoa ở TPHCM lên tiếng cảnh báo sẽ thiếu thuốc điều trị do hợp đồng cung ứng thuốc đã hết hiệu lực.

Một tháng sau, việc cảnh báo đã trở thành hiện thực. Các BV đã nhanh chóng gửi báo cáo đến Sở Y tế TPHCM và đề nghị đưa ra phương án tìm nguồn thuốc cung ứng, nếu không sẽ không có thuốc điều trị trong thời gian tới. Tuy vậy, đến giữa tháng 8, sở vẫn chưa có hướng dẫn mới, không đưa ra hình thức mua sắm để cho các BV tìm được nguồn thuốc chữa bệnh.

Lãnh đạo Sở Y tế cho rằng, sẽ không gia hạn thầu mà phải đấu thầu tập trung vì nghi ngờ có “lợi ích nhóm” trong việc đấu thầu thuốc tại các BV. Việc đấu thầu sẽ giao Trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công (thuộc Sở Y tế) đảm nhận. Nghịch lý ở chỗ, trung tâm này đã được thành lập 9 tháng nhưng chỉ có... 2 nhân sự hoạt động và chưa có giám đốc. Trong khi đó, nhiệm vụ đặt ra rất cấp bách và nặng nề như đấu thầu thuốc tập trung, mua sắm trang thiết bị, hóa chất... cho tất cả các BV công trên địa bàn TP, với ước tính bằng số lượng của 30 tỉnh, thành cộng lại.

 Chính vì chưa có sự chuẩn bị và kế hoạch rõ ràng, nên Trung tâm đấu thầu không thể triển khai kịp tiến độ đề ra. Điều này đã dẫn đến hệ quả: BV chắc chắn thiếu thuốc do hợp đồng gia hạn cung ứng thuốc năm 2012 đã hết hiệu lực từ tháng 6.2013.

Để giải quyết chuyện này, TP đã chủ trương lấy kết quả trúng thầu thuốc của BV Chợ Rẫy áp cho các BV của thành phố trong khi chờ đấu thầu. Câu hỏi đặt ra, liệu giá thuốc trúng thầu vào BV Chợ Rẫy có thực sự là giá tốt nhất và danh mục thuốc mà BV Chợ Rẫy có bao phủ được tất cả trong khi BV này không có thế mạnh về sản, nhi?

 Giá áp thầu có thực sự chuẩn?

Giá thuốc cao sẽ là gánh nặng cho cơ quan bảo hiểm và cả người bệnh.

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, bên cạnh một số mặt hàng giảm giá, nhiều mặt hàng thuốc trúng thầu vào BV Chợ Rẫy có giá cao bất thường. Chẳng hạn thuốc Esomeprazole Sodium 40mg của Ấn Độ do Cty dược Vĩnh Phúc cung cấp trúng thầu vào BV Chợ Rẫy có giá 8.500 đồng, trong khi trúng thầu vào Sở Y tế Quảng Ninh chỉ hơn 4.300 đồng; thuốc Gabapentin viên 400mg, của Cty VN Pharma trúng thầu vào BV Chợ Rẫy có giá gần 6.400 đồng, trong khi trúng thầu vào Sở Y tế Bình Phước với giá 4.200 đồng…

Đó là chưa kể thuốc có hàm lượng lạ vào BV với giá trúng thầu cao như thuốc Ciprpfloxaci của Việt Nam sản xuất có hàm lượng 400mg/200ml trúng thầu ở BV Chợ Rẫy giá 95.000 đồng, trong khi ở Đồng Nai hàm lượng 200mg/100ml chỉ hơn 17.000 đồng; Tobramycin Inf 80mg/ 100ml cũng có giá cao gần gấp hai lần so với kết quả trúng thầu vào Hậu Giang.

 Trước thông tin UBND TP chỉ đạo sẽ áp theo giá thầu của BV Chợ Rẫy (tuyến trung ương), ngay lập tức BHXH VN đã có công văn gửi đến UBND TP và khẳng định việc này có thể gây lãng phí về nguồn lực tài chính cho thuốc chữa bệnh.

 Theo ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng Giám đốc BHXH VN - việc gần như chỉ áp dụng kết quả đấu thầu thuốc năm 2013 của một BV sẽ gây áp lực cho nhà thầu, khả năng không cung ứng đủ lượng thuốc cho nhu cầu điều trị của các cơ sở khám - chữa bệnh trên toàn địa bàn TP; tạo thế độc quyền cho nhà thầu, do vậy nếu giá thuốc trúng thầu cao, cũng khó thực hiện thương thảo điều chỉnh giảm giá thuốc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Chỉ thị số 06/CT- BYT ngày 14.6.2013; thuốc của một BV sẽ không đầy đủ các hoạt chất cần thiết cho nhiều BV khác nhau…Vì thế, TPHCM cần lựa chọn thuốc dựa trên kết quả trúng thầu thuốc của nhiều địa phương và sử dụng giá thuốc phổ biến sẽ giúp tiết kiệm được nhiều nguồn lực tài chính cho BV, đem lại lợi ích thiết thực cho người bệnh, đặc biệt người bệnh BHYT.

 Việc căn cứ giá trúng thầu của BV tuyến trung ương để yêu cầu BV công tại TPHCM áp theo giá thầu trên là không hợp lý. Báo Lao Động cũng xin dẫn về việc đấu thầu thuốc có nhiều bất thường tại BV Trung ương Cần Thơ năm 2013, đó là chưa kể khoảng 30 BV tỉnh, thành phố có kết quả trúng thầu nhưng trong đó xuất hiện nhiều chiêu tăng giá thuốc bằng cách tạo hàm lượng lạ không có trong dược thư để “một mình một chợ” trúng thầu. Chỉ một mặt hàng “hớ giá” theo cả nghĩa khách quan lẫn chủ quan, nhưng nếu có số lượng lớn thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào…

Theo Võ Tuấn

Lao động