Anh chỉ hay giải thích tại sao dntn lại không có tư cách pháp nhân

Tại sao Doanh nghiệp tư nhânkhông có tư cách pháp nhân

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Khi nhắc đến loại hình Doanh nghiệp tư nhân, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân? Và để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần làm rõ một số vấn đề như sau:

1. Quy định của pháp luật về pháp nhân

1.1. Điều kiện để trở thành pháp nhân

Tại Điều 74. Pháp nhân Luật dân sự 2015 quy định:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Xem thêm: Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân?

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, để có tư cách pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện theo quy định như Được thành lập theo quy định tại các luật có liên quan và Có cơ cấu tổ chức, Có tài sản độc lập với cá nhân tức là việc pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và quy định, Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân nhưng lưu ý về các trường hợp luật có quy định khác về trường hợp loại trừ . Các tổ chức đã có tư cách pháp nhân thì khi hoạt động phải tuân thủ theo các quy định về pháp nhân.

1.2. Thành lập, đăng ký pháp nhân

– Pháp nhân có quyền được thành lập theo sáng kiến của cá nhân và pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Việc Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

– Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật

1.3. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

Cơ cấu tổ chức của pháp nhân quy định:

Xem thêm: Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

– Pháp nhân phải có cơ quan điều hành và Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hay trong quyết định thành lập pháp nhân

– Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật quy định

1.4. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Tại Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân quy định:

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Theo đó thì muốn trở thành pháp nhân và có tư cách pháp nhân cần có Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định như khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp theo quy định, Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân theo quy định Đối với các pháp nhân không đủ Năng lực pháp luật dân sự thì không được coi là pháp nhân và nếu không có đầy đủ các diều kiện trên thì không được coi là pháp nhân.

Tin cùng chuyên mục

  • Infographic: Căn cước gắn chip tích hợp những thông tin gì?
  • Thư mời thử việc có giá trị pháp lý không?
  • Giết người xong tự sát: Vụ án đi về đâu?
  • Nên nhận lương theo hình thức nào để được lợi nhất?
  • Không đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha?