Ado trong bảo hiểm là gì

Ado-trastuzumab emtansine là thuốc có tác dụng điều trị ung thư bằng cách sử dụng kháng thể đơn dòng giúp tiêu diệt các tế bào khối u. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về loại thuốc này.

Thuốc Ado-trastuzumab emtansine là một kháng thể đơn dòng gắn với một tác nhân hóa trị gọi là emtansine (một chất ức chế vi ống). Các kháng thể đơn dòng được tạo ra nhằm gắn vào các mục tiêu được tìm thấy trên các loại tế bào ung thư cụ thể. Chúng có nhiệm vụ “kêu gọi” hệ thống miễn dịch tấn công tế bào được gắn vào để giết chết tế bào. Những kháng thể này có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, bao gồm kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào, ngăn chặn sự phát triển của tế bào hoặc thực hiện các chức năng khác cần thiết cho sự phát triển của tế bào.

Thuốc Ado-trastuzumab emtansine nhắm vào các tế bào ung thư vú HER-2 dương tính. Các thụ thể HER-2 trên tế bào gửi tín hiệu để phát triển và phân chia. Ung thư biểu hiện quá mức HER-2 có quá nhiều thụ thể, khiến các tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn. Ado-trastuzumab emtansine tự gắn vào thụ thể HER-2 và đẩy hóa trị vào tế bào.

Ado-trastuzumab emtansine được truyền bằng đường tĩnh mạch (IV) đi vào cơ thể. Liều lượng bác sĩ chỉ định sẽ dựa trên thể trạng và tần suất bệnh nhân sử dụng thuốc. Thuốc cần được sử dụng chính xác về liều lượng và cẩn thận vì có thể gây ra cảm giác bỏng, đau. Nếu thuốc bị rò rỉ ra ngoài tĩnh mạch tại vị trí tiêm thì rất dễ dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng. Nếu vùng tiêm trở nên đỏ, sưng hoặc đau bất cứ lúc nào trong hoặc sau khi tiêm thì cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc y tá.

Một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng Ado-trastuzumab emtansine bao gồm:

  • Độc tính trên gan

Thuốc này có thể gây nhiễm độc gan nên cần phải theo dõi thường xuyên bằng cách thực hiện xét nghiệm chức năng gan. Nếu các thông số chức năng gan tăng cao thì bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc. Khi có bất kỳ dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm hoặc nâu hoặc đau ở bụng thì cần báo ngay cho bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc gan.

  • Vấn đề về tim mạch

Thuốc này có thể gây ra các vấn đề về tim như suy giảm chức năng tim và suy tim sung huyết. Khi xuất hiện các triệu chứng như tăng cân nhanh, sưng phù ở chân và mắt cá chân, khó thở hoặc nhịp tim không đều, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

  • Mệt mỏi

Mệt mỏi là biểu hiện phổ biến trong quá trình điều trị ung thư và thường là cảm giác kiệt sức không giảm khi nghỉ ngơi. Do đó, trong và sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân cần có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động quan trọng hơn.

  • Hạ kali máu

Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali trong máu thấp. Do đó, bệnh nhân sẽ được kiểm tra định kỳ nồng độ kali trong máu trong suốt thời gian sử dụng thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc bổ sung kali có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng và bệnh nhân chỉ uống khi được kê đơn.

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một bệnh nhiễm độc ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và / hoặc bàn chân và thường xảy ra khi mang tất hoặc đeo găng tay. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi dùng thêm liều lượng thuốc. Ở một số người, các triệu chứng sẽ từ từ biến mất sau khi ngừng thuốc hoặc có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm.

  • Phản ứng truyền dịch

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể xảy ra phản ứng dị ứng với thuốc. Các dấu hiệu có thể bao gồm: Thở gấp hoặc khó thở, đau ngực, phát ban, đỏ bừng hoặc ngứa hoặc giảm huyết áp. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về cảm giác của bạn trong khi truyền dịch thì hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc y tá.

  • Các vấn đề về phổi

Thuốc này có thể gây ra các vấn đề về phổ như viêm phổi. Các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, ho, mệt mỏi và có dịch trong phổi.

Trên đây là công dụng thuốc Ado-trastuzumab emtansine, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thuật ngữ trong bảo hiểm nhân thọ thường khá nhiều và khó nhớ. Điều này gây ra không ít khó khăn cho những người lần đầu tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hãy cùng tìm hiểu những thuật ngữ cơ bản để không phải bỡ ngỡ khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ nhé.

Bạn đã hiểu đúng hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận hợp pháp giữa bên mua bảo hiểm (cá nhân, tổ chức) và công ty bảo hiểm. Theo đó, bên mua bảo hiểm chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định (gọi là phí bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, nhằm nhận lấy những cam kết về khoản chi trả khi có rủi ro xảy ra (như thỏa thuận trong hợp đồng).

Bảo hiểm nhân thọ hoạt động bằng cách lấy số đông bù cho số ít. Khoản tiền mà người tham gia đóng cho công ty bảo hiểm sẽ được đưa vào quỹ chung. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, khoản tiền từ quỹ chung được trích ra, nhằm bù đắp cho tổn thất của số ít.

\>> Xem thêm: Dừng hợp đồng bảo hiểm những năm đầu có được không?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm những gì?

Sở dĩ hợp đồng bảo hiểm quan trọng vì đây là cơ sở căn cứ để công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi cho người tham gia. Vì thế, người tham gia cần đọc kỹ hợp đồng trước khi ký tên, nhằm bảo vệ lợi ích và giảm sai sót không mong muốn.

Thông thường, một bộ hợp đồng bảo hiểm cơ bản bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu bảo hiểm;
  • Giấy xác nhận bảo hiểm;
  • Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm;
  • Quy tắc và Điều khoản của sản phẩm bảo hiểm;
  • Quy tắc và Điều khoản của sản phẩm bổ trợ (nếu có);
  • Bản phụ lục và thỏa thuận khác (bao gồm tất cả đơn từ, bản kê khai, bản trả lời hay bất kỳ chứng nhận y tế nào) của hai bên trong quá trình giao kết hợp đồng.

Bên mua bảo hiểm là cá nhân hay tổ chức?

Theo luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm vừa là tổ chức, vừa là cá nhân có nguyện vọng tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Nếu chủ thể là một tổ chức thì phải được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Trường hợp là cá nhân mua bảo hiểm nhân thọ thì bắt buộc phải đủ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống tại Việt Nam và có năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, cá nhân là người có yêu cầu bảo hiểm, chịu trách nhiệm đóng phí bảo hiểm, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Người được bảo hiểm là ai?

Người được bảo hiểm là cá nhân hiện đang cư trú tại Việt Nam được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm theo Quy tắc, Điều khoản của sản phẩm bảo hiểm. Các giới hạn về tuổi tham gia cũng như tuổi tối đa kết thúc hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm.

Người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ khác với người được bảo hiểm thế nào?

Nhiều người nghĩ “người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ” và “người được bảo hiểm” là một. Nhưng thực tế, cả hai thuật ngữ có bản chất không hề giống nhau.

Người được bảo hiểm là đối tượng mà các điều khoản trong hợp đồng hướng tới, được ghi nhận trong Trang hợp đồng tương ứng với sản phẩm chính. Trong khi đó, người thụ hưởng là cá nhân hoặc tổ chức được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận quyền lợi (theo quy tắc điều khoản sản phẩm quy định). Đồng thời, được ghi tên trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có).

Người thụ hưởng có thể là bất kỳ ai, bao gồm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người không có huyết thống trong gia đình. Nếu người được bảo hiểm chính tử vong thì người thụ hưởng được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Ví dụ: Anh S (40 tuổi, TP HCM) đã ký hợp đồng tham gia bảo hiểm nhân thọ và thực hiện đóng phí định kỳ theo hợp đồng thì anh S là bên mua bảo hiểm. Trong hợp đồng quy định anh S được bảo hiểm cho các rủi ro có thể gặp phải thì anh S cũng được gọi là người được bảo hiểm.

Nếu chẳng may, anh S gặp phải sự kiện bảo hiểm (được quy định trong hợp đồng) và tử vong thì công ty bảo hiểm thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người thân của anh S. Như vậy, người thân của anh S là người thụ hưởng.

Tuổi bảo hiểm là gì?

Tuổi bảo hiểm là tuổi của người được bảo hiểm vào ngày hợp đồng có hiệu lực, tính theo ngày sinh nhật hoặc ngày kỷ niệm hợp đồng vừa qua.

Ví dụ, chị D là người được bảo hiểm. Tính đến ngày hợp đồng có hiệu lực, chị D tròn 25 tuổi, như vậy tuổi bảo hiểm là 25.

Thông thường, bảo hiểm nhân thọ giới hạn độ tuổi tham gia từ 0 - 65 tuổi. Nhiều trường hợp, tuỳ theo quy định của mỗi công ty mà người từ 65 - 80 tuổi có thể mua bảo hiểm.

\>> Xem thêm: Độ tuổi nào tham gia bảo hiểm nhân thọ tốt nhất?

Sự kiện bảo hiểm là gì?

Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm thỏa thuận, hoặc được quy định bởi cơ quan luật pháp. Khi một sự kiện bảo hiểm xảy ra (tử vong, thương tật, tai nạn, nằm viện, khám chữa bệnh…) thì công ty phải chi trả quyền lợi cho người được bảo hiểm/người thụ hưởng.

Tuy vậy, không phải sự kiện nào đều có thể được bảo hiểm. Chỉ những sự kiện không thể lường trước, ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thể và tính mạng của người được bảo hiểm trong thời gian hợp đồng có hiệu lực thì mới được bảo hiểm. Đối với trường hợp mang tính chủ quan, xuất phát từ chủ ý cố tình gây thương tích hoặc tai nạn, nhằm nhận tiền bồi thường thì công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm.

Các loại phí khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua phải đóng cho công ty bảo hiểm theo quy định trong hợp đồng. Có nhiều loại phí khác nhau khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, chủ yếu: phí bảo hiểm cơ bản, phí bảo hiểm đóng định kỳ, phí quản lý hợp đồng.

Phí bảo hiểm cơ bản là gì?

Đây là khoản phí đóng cho sản phẩm bảo hiểm chính, được ghi nhận trong hợp đồng hoặc xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có). Thông thường, phí cơ bản được phân bổ vào tài khoản của người mua bảo hiểm (sau khi đã trừ đi mức phí tham gia).

Phí bảo hiểm định kỳ phải đóng là bao nhiêu?

Tùy theo sản phẩm bảo hiểm bạn lựa chọn, cũng như có hay không mua sản phẩm bổ trợ, mà công ty bảo hiểm quyết định mức phí định kỳ phải đóng. Mặt khác, người tham gia có quyền lựa chọn thời hạn đóng phí, ví dụ đóng hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm.

Thế nào là phí quản lý hợp đồng?

Đây là khoản phí được khấu trừ mỗi tháng để công ty bảo hiểm thực hiện các công việc liên quan như quản lý, duy trì hợp đồng và cung cấp thông tin thay đổi (nếu có) cho người tham gia.

\>> Bài viết liên quan: Mối quan hệ giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm là gì?

Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực và duy trì quyền lợi cho người tham gia. Tùy theo quy định của mỗi công ty cũng như đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm, thời hạn có thể kéo dài từ 15 năm đến 20 năm, ở tuổi tối đa của ngày đáo hạn là 75 tuổi, hoặc là trọn đời.

Trên đây là những giải đáp về thuật ngữ bảo hiểm cơ bản mà bạn có thể tham khảo. Ngày nay, tham gia bảo hiểm nhân thọ đã trở thành xu hướng trong đời sống của người Việt. Vì thế, nắm rõ những khái niệm bảo hiểm là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi, biến những điều tưởng chừng phức tạp trở nên đơn giản, đầy ý nghĩa.

Chủ đề