1 cây sầu giêng thu được bao nhiêu kg năm 2024

Nhờ biết cách chăm sóc, nên chỉ với 42 cây sầu riêng đặc sản, mỗi năm gia đình ông Trịnh Đình Đông, tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa) thu về khoảng 100 triệu đồng.

Là một nông dân sinh sống ở vùng đô thị, ông Đông luôn suy nghĩ làm sao tận dụng được hiệu quả đất đai để phát triển kinh tế. Ông đến nhiều nơi tìm hiểu và nhận thấy trồng sầu riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Tây Nguyên.

Vườn sầu riêng hạt lép được ông Đông trồng xen trong cà phê

Năm 2001, ông Đông mua khoảng 60 cây sầu riêng hạt về trồng xen trong 1,5 ha cà phê. Sau hơn 1 năm, cây sầu riêng hạt không phát triển được, ông đã nhổ bỏ và chuyển sang trồng loại sầu riêng hạt lép.

Ông xuống tận Bến Tre mua 50 cây giống sầu riêng Ri6 và Dona về trồng xen trong vườn cà phê. Quá trình chăm sóc, có 8 cây bị chết, số cây còn lại đều phát triển tốt cho đến nay.

Trong 5 năm qua, mỗi năm vườn sầu riêng của ông đều cho thu hoạch từ 3-4 tấn quả. Theo ông Đông, sầu riêng Ri6 và Dona cho cơm vàng, hạt lép, năng suất và giá bán khá cao, được thị trường ưa chuộng.

Những năm qua, giá sầu riêng có nhiều biến động, nhưng ông vẫn bán được với giá cao. Vào thời điểm cao nhất, ông bán sỉ sầu riêng cho thương lái với giá 60 triệu đồng/tấn. Trừ chi phí, mỗi vụ sầu riêng, ông lãi tầm 100 triệu đồng.

Vụ mùa này, vườn sầu riêng của ông Đông còn khoảng 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Do tình hình dịch Covid-19, nên giá sầu riêng dự kiến sẽ giảm còn khoảng 40.000 đồng/kg. Với mức giá này, trừ chi phí, ông ước thu về khoảng 80 triệu đồng.

Về cách chăm sóc sầu riêng, theo ông Đông, loại cây này không đòi hỏi phải cầu kỳ mà chỉ cần chăm đúng cách. Ông chủ yếu bón phân chuồng, phân hữu cơ cho vườn sầu riêng. Tùy thời điểm ông phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh cho cây. Chi phí chăm sóc vườn sầu riêng mỗi năm khoảng 15 triệu đồng.

Ông Đông đã trồng thêm 70 cây sầu riêng đặc sản để tăng thêm thu nhập

Cây sầu riêng khi mới trồng dễ bị bệnh hại rễ. Vì thế, sau khi đào hố, người trồng phải xử lý đất sạch, phơi đất khoảng 15 ngày mới bỏ bầu trồng. Trong quá trình chăm sóc cây con, vào mùa khô, sầu riêng phải được che chắn và tưới nước thường xuyên.

Khi cây lớn, cần chú ý tạo tán để sầu riêng đón đủ ánh nắng và phát triển tốt. Sầu riêng ở giai đoạn ra hoa, đậu quả, phát triển múi cần chú trọng chăm sóc đúng kỹ thuật và chú ý phun thuốc phòng sâu bệnh. Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch, sầu riêng hầu như không phải phun thuốc.

Do được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, nên vườn sầu riêng của ông Đông rất sai quả. Trung bình mỗi cây sầu riêng cho từ 60-80 quả, mỗi quả nặng khoảng 3 kg. Chất lượng quả đồng đều, ít bị sâu, dễ tiêu thụ.

Hiện nay, ông Đông đã trồng thêm 70 cây sầu riêng Ri6 và Dona. Ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng sầu riêng cho người dân.

Ông Đông đang hướng tới trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ. Ông chuẩn bị đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước và công chăm sóc.

Những ngày này, ở Tây Nam Bộ bước vào mùa thu hoạch sầu riêng nghịch vụ. Sầu được thu mua tại vườn với mức giá 100.000-130.000 đồng/kg tùy loại. Trong khi đó, tại Tây Nguyên, sầu Ri6 có giá 95.000-110.000 đồng/kg; sầu Thái giá lên tới 105.000-125.000 đồng/kg tùy loại.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, sắp tới giá sầu riêng có thể tăng cao hơn nữa. Bởi, nguồn cung sầu ở các vùng trồng không còn nhiều. Năm ngoái, từng có thời điểm sầu riêng trái vụ tại vườn giá vọt lên 200.000 đồng/kg.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Huỳnh Tấn Lộc - Giám đốc HTX Sầu riêng Riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang) - cho biết, giá sầu riêng đang cao chót vót, nhà vườn có bao nhiêu thương lái mua hết bấy nhiêu.

Theo ông Lộc, Tây Nguyên là vựa sầu riêng lớn nhất ở nước ta. Thời điểm này gần như đã hết mùa, chỉ còn Gia Lai cho thu hoạch trái. Ở khu vực Tây Nam Bộ lại bước vào mùa sầu nghịch vụ, song hàng không dồi dào như vụ thuận. Nguồn cung khan hiếm, thị trường Trung Quốc vẫn “ăn mạnh” đã đẩy giá sầu riêng tăng dựng đứng những ngày gần đây.

Nông dân Tây Nguyên thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái sầu riêng (Ảnh: Nguyễn Huế).

“Ngoài lượng sầu của HTX, tôi vẫn thu mua sầu tại các nhà vườn theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Dịp này, lượng sầu gom mua mỗi ngày dao động từ 1-2 container”, ông nói.

Với ông Lộc, đây là một năm hiếm có khi giá sầu vô cùng đắt đỏ, người trồng sầu trúng đậm. Khoảng 1 năm trở lại đây, giá sầu riêng luôn neo cao do xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc thuận lợi. Năng suất sầu riêng trung bình đạt 20-25 tấn/ha, thậm chí có nhà vườn đạt 30 tấn/ha. Với giá cao như vậy, trừ chi phí sản xuất từ 200-300 triệu đồng/ha, người trồng sầu riêng thu lãi từ 1-1,5 tỷ đồng tùy năng suất và giá bán.

Ông Vũ Đức Côn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, thông tin, năng suất sầu riêng tại tỉnh này đạt 18-20 tấn/ha. Tổng sản lượng sầu riêng niên vụ 2023 đạt trên 214.000 tấn, vượt xa con số dự báo là 195.000 tấn hồi đầu vụ.

Với giá bán dao động ở mức 55.000-75.000 đồng/kg, doanh thu từ sầu riêng đạt con số cao kỷ lục gần 15.000 tỷ đồng. Trừ chi phí, nông dân trồng sầu riêng lãi từ 0,8-1 tỷ đồng/ha.

Ở xã Hòa Nam (Di Linh, Lâm Đồng), chỉ với 4ha sầu riêng, vụ thu hoạch vừa qua anh Nguyễn Văn Thắng thu về hơn 5 tỷ đồng. Đây là con số cao hiếm có kể từ ngày anh bén duyên với loại trái cây này.

Bà Đoàn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Nam, cho biết, năm nay sản lượng sầu riêng toàn xã đạt khoảng 7.000 tấn, mang lại cho người dân trên 500 tỷ đồng. Bình quân, mỗi hộ trồng sầu riêng có thu nhập từ 1,2-1,5 tỷ đồng. Trong xã có khoảng chục hộ dân có nguồn thu từ 4-10 tỷ đồng từ sầu riêng.

Không lo dư cung, chỉ lo chất lượng

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến tháng 10 năm nay, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 1,82 tỷ USD - mức kỷ lục lịch sử. Trong đó, khoảng 95% sầu riêng của nước ta được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Chia sẻ về câu chuyện diện tích sầu riêng tăng nóng thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thừa nhận, diện tích sầu tăng mạnh nhưng chỉ 51% số đó cho thu hoạch.

Ước tính, tổng diện tích sầu riêng của cả nước hiện lên tới 131ha, sản lượng năm nay đạt khoảng 1 triệu tấn.

Sầu riêng Việt không cần lo đầu ra nếu có chất lượng tốt (Ảnh: Mạnh Khương).

Theo ông Tiến, nhu cầu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc với trên 1,4 tỷ dân là rất lớn. Thế nên, diện tích và sản lượng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Chúng ta cần quan tâm tới chất lượng và thị trường.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các địa phương đánh giá thị trường tiến tới ổn định diện tích, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh của sầu riêng, ổn định đầu ra sản phẩm, Thứ trưởng cho hay.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cũng khẳng định, bà con nông dân cần tính tới câu chuyện phát triển bền vững, tăng cường chất lượng sản phẩm và về giống.

Theo các dự báo, đến năm 2025, dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD. Mức độ tăng trưởng của ngành sầu riêng thế giới giai đoạn 2019-2025 được dự báo khoảng 7,2%/năm.

Hiện sầu riêng Việt Nam chỉ chiếm 5% trong tổng lượng sầu thị trường Trung Quốc nhập khẩu. Do đó, không cần lo về thị trường đầu ra trong những năm tới nếu sầu riêng của chúng ta đảm bảo chất lượng.

Ông Nguyên cũng nhận xét, xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn đối thủ Thái Lan nhờ có sầu riêng tươi quanh năm, vận chuyển sang Trung Quốc lại nhanh hơn nên hàng đảm bảo tươi ngon với mức giá rẻ hơn.

“Chúng ta mới xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc được hơn một năm. Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc vẫn lạ lẫm với thương hiệu sầu Việt. Thế nhưng, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta năm nay ước đạt 2,2-2,5 tỷ USD”, ông nói.

Năm tới, sản lượng tăng, mã số vùng trồng được cấp nhiều hơn, nếu quảng bá tốt thương hiệu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu "vua trái cây Việt" có thể đạt hơn 3 tỷ USD, tiến tới bắt kịp Thái Lan.

Mùa bội thu ở 'thủ phủ' sầu riêng Tây NguyênThu hoạch sầu riêng đầu vụ tại Đắk Lắk đang rất năng suất. Giá bán dao động từ 70.000-90.000 đồng/kg. Có lúc thương lái trả từ 95.000-100.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với cùng thời điểm này năm 2022.

1ha sầu riêng thu hoạch được bao nhiêu kg?

Năng suất 1 ha sầu riêng là bao nhiêu Năng suất của 1 ha sầu riêng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại cây, điều kiện trồng, kỹ thuật chăm sóc, và quản lý. Tuy nhiên, năng suất trung bình 1 cây sầu riêng trên một hecta thường khoảng từ 60kg đến 160kg tương đường 5 đến 10 tấn trái sầu riêng 1 ha mỗi năm.

Sầu riêng hạt lép bao nhiêu 1kg?

Phân loại Giá bán(Đơn vị: VNĐ/kg)
Sầu riêng Thái 75.000 - 85.000
Sầu riêng Thái mini 52.000 - 62.000
Sầu riêng thường 40.000 - 45.000
Sầu riêng Cái Mơn 52.000 - 62.000

Giá sầu riêng mới nhất 2022? Mua sầu riêng Online ở đâu?www.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › gia-sau-rieng-hom-nay-12-0...null

1 hecta trồng được bao nhiêu cây sầu riêng?

Nếu bà con chỉ trồng riêng cây sầu riêng trong vườn thì khoảng cách tiêu chuẩn là 8x8m hoặc 8x10m. Tương đương 125 – 150 cây/hecta. Còn nếu vườn trồng xen kẽ ca cao, điều hay cà phê thì khoảng cách là 9x9m hoặc 9x12m, tương đương 70 – 100 cây/hecta. Chú ý đến mật độ trồng sầu riêng.

Trên thế giới có bao nhiêu nước trồng được cây sầu riêng?

Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Thái Lan, Mindanao (Philippines), Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka và một phần của Hawaii.

Chủ đề